Bà bầu đứng lâu có sao không? Vì sao không nên đứng lâu?

Phụ nữ mang thai cần phải chú ý nhiều điều từ ăn uống, sinh hoạt, điều hòa cảm xúc, tâm trạng đến tư thế đi đứng. Bởi dù chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong đó, có tư thế đứng lâu làm các mẹ bầu lo lắng, nhất là các mẹ làm công việc bắt buộc phải đứng nhiều. Dù là người bình thường, nếu đứng trong thời gian lâu cũng sẽ gây khó chịu và mệt mỏi, vậy thì liệu rằng bà bầu đứng lâu có sao không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu giải đáp chi tiết vấn đề này nhé.

Bà bầu có đứng lâu được hay không?

Bà bầu có đứng lâu được hay không là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm, nhất là các mẹ làm các công việc bắt buộc phải đứng trong nhiều giờ.

Việc mẹ bầu có thể đứng bao lâu là do tùy thích, miễn là các mẹ cảm thấy thoải mái và không cảm giác đau hay khó chịu ở chân và lưng. Nếu như mẹ bầu nào làm công việc phải đứng nhiều, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thì tốt nhất các mẹ nên di chuyển chân thường xuyên và đi lại, vận động nhẹ nhàng trong khoảng thời gian rảnh.

Bà bầu có đứng lâu được hay không?
Bà bầu có đứng lâu được hay không?

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu được các mẹ không nên đứng quá lâu vì gây nhiều ảnh hưởng đến bé con và sức khỏe của mẹ. Không những với tháng đầu tiên mà trong suốt thai kỳ các mẹ bầu đều phải chú ý tư thế, không nên đứng hay ngồi quá lâu. Theo nhiều nghiên cứu, việc đứng và làm việc nhiều giờ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, các em bé có mẹ đứng nhiều giờ thường có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 1cm so với trung bình. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy kết quả, mẹ bầu đứng và làm việc trên 25 giờ/tuần thì bé sinh ra nhẹ hơn con của các mẹ làm việc ít hơn 25 giờ/tuần khoảng 140g đến 190g.

Vì sao bà bầu không nên đứng lâu?

Khi mang thai, dù cơ thể và sức khỏe của mẹ bầu ổn định, khỏe khoắn nhưng vẫn cần chú ý. Bởi thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm và dễ tổn thương nhất. Mặc dù không bắt buộc mẹ bầu nằm suốt trên giường để dưỡng thai nhưng việc đứng lâu là việc mà mẹ bầu phải phòng tránh. Bởi gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trong thai kỳ:

Gây phù nề, đau nhức xương khớp

Có đến 50-70% phụ nữ khi mang thai trên thế giới gặp phải tình trạng đau lưng dưới. Và một số mẹ bầu còn bị sưng nhức và phù nề ở chân hay mắc chứng rối loạn chức năng cẳng vai. Vì thế, nếu mẹ bầu nào đứng lâu sẽ càng dễ gây bệnh về xương khớp, tình trạng đau lưng dưới nặng hơn, và các cơn đau trở nên dai dẳng.

Mắc vấn đề về huyết áp

Thay đổi huyết áp thất thường là vấn đề nguy hiểm đối với bất kỳ đối tượng nào. Và càng nguy hiểm hơn khi xảy ra với mẹ bầu vì huyết áp có thể đe dọa tính mạng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu như mẹ đứng quá lâu dù làm việc hay tham gia bất kỳ hoạt động nào đi nữa cũng dẫn đến nguy cơ tụt huyết áp.

Ngoài ra, biến động về huyết áp còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, các mẹ nên chú ý, tránh để bản thân đứng quá lâu.

Cản trở sự phát triển của thai nhi, dễ gây sinh non

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu thời gian đứng lâu khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc chuyển dạ sớm hay sinh non. Đồng thời, những mẹ đứng nhiều thì em bé sinh ra thường còi cọc, chậm lớn.

Vì sao bà bầu không nên đứng lâu?
Vì sao bà bầu không nên đứng lâu?

Tăng tình trạng phù nề

Tình trạng phù và sưng chân thường xảy ra đối với các mẹ bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Lúc này, nếu mẹ bầu đứng quá lâu và kéo dài sẽ làm càng nặng hơn tình trạng. Ngoài ra, đứng lâu còn làm lượng nước dư thừa trong cơ thể càng có xu hướng tích tụ ở chi dưới khiến tình trạng phù trở nên nghiêm trọng.

Đau xương mu

Đa số phụ nữ mang thai phải chịu đựng cơn đau vùng chậu, đặc biệt là ở gần vùng xương mu. Nếu như gặp phải tình trạng này mà còn đứng lâu thì càng làm cho tình trạng đau nhức thêm trầm trọng.

Phòng tránh việc đứng quá lâu ở bà bầu

Dù biết đứng lâu là điều không nên trong thời gian mang thai, tuy nhiên, đôi khi do công việc hay thói quen mà mẹ bầu vẫn có những tư thế hay hoạt động không phù hợp với tình trạng. Lúc này, hãy lưu ý hơn và áp dụng những biện pháp để giảm thiểu tác động.

– Nếu công việc đòi hỏi mẹ phải đứng liên tục: Mẹ bầu nên trang bị thêm một chiếc ghế để nghỉ ngơi tại vị trí gần chỗ đứng để có tranh thủ nghỉ ngơi. Nếu có thể, mẹ hãy trao đổi với người quản lý về cách để đổi sang một công việc ít phải đứng hơn trong giai đoạn mang thai.

– Nếu nằm trong nhóm những mẹ bầu có nhiều nguy cơ biến chứng, mẹ không nên tiếp tục công việc phải đứng nhiều khi bước sang tuần thứ 24.

– Đeo đai bụng loại chuyên biệt cho các bà bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3 sẽ giúp nâng đỡ bớt trọng lượng cơ thể và giảm áp lực cho phần lưng và chân.

– Không nên đứng lâu ở một chỗ mà nên tranh thủ đi lại, thay đổi tư thế một chút để đôi chân được thoải mái.

– Sử dụng những loại giày có miếng đệm ở bàn chân

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp theo từng giai đoạn

– Nếu cần phải đứng lâu, hãy tận dụng bất kỳ vị trí nào để có thể làm chỗ dựa cho 1 bên chân.

– Mặc quần tất nếu đứng nhiều giờ

– Chủ động nghỉ phép nếu cảm thấy cơ thể khó chịu

– Trao đổi và tư vấn thêm với bác sĩ về các vấn đề cần thiết, tư thế trong thai kỳ

Phòng tránh việc đứng quá lâu ở bà bầu
Phòng tránh việc đứng quá lâu ở bà bầu

Bà bầu đứng lâu có sao không và các câu hỏi liên quan

Bầu 3 tháng đầu đứng nhiều có sao không?

Mặc dù 3 tháng đầu bụng còn nhỏ mẹ dễ đứng và đi lại nhưng các mẹ không nên đứng quá lâu nhé. Bởi thời gian 3 tháng đầu cơ thể mẹ bầu rất yếu, hơn nữa thai nhi chỉ mới hình thành và chưa bám chắc nên rất dễ động thai, làm tăng nguy cơ sảy thai.

Thời gian 3 tháng đầu, các mẹ cũng mệt mỏi vì tình trạng ốm nghén, do đó nên chăm sóc và cải thiện sức khỏe hơn, bằng cách nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng, tránh đứng quá lâu và làm việc quá nhiều.

Bầu 3 tháng đầu đi lại nhiều có sao không?

Thói quen vận động, đi lại thường xuyên được các chuyên gia khuyến khích các mẹ bầu thực hiện trong thai kỳ để cơ thể khỏe, nâng cao sức đề kháng và dễ sinh hơn. Đồng thời, việc đi lại cũng giúp cơ thể đốt cháy lượng calo, phòng béo phì trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu, có nên đi lại nhiều không còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ. Song, các chuyên gia cho biết 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi mới hình thành, vẫn chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Nếu đi lại quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Nếu mẹ muốn vận động, đi lại thì chỉ nên di chuyển một quãng đường ngắn, khoảng từ 15 – 20 phút và 3 ngày/tuần.
Nếu mẹ muốn vận động, đi lại thì chỉ nên di chuyển một quãng đường ngắn, khoảng từ 15 – 20 phút và 3 ngày/tuần.

Bầu 3 tháng đầu đi lại nhiều có sao không?

Trên đây là một số thông tin về bà bầu đứng lâu có sao không, hy vọng các mẹ bầu nắm được kiến thức hữu ích cũng như có câu trả lời cho thắc mắc của chính mình. Từ đó, các mẹ biết cách chăm sóc bản thân và phòng tránh những điều không nên như đứng quá lâu để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds