#9 Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung sớm, ai cũng nên biết

mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một thuật ngữ chỉ tình trạng bất thường của thai kỳ. Lúc này, túi thai sẽ không phát triển trong dạ con mà “làm tổ” ở một vị trí khác. Nếu không phát hiện sớm có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ. Vậy nguyên nhân khiến thai làm tổ ngoài tử cung là gì? Các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nào mà mẹ cần nắm vững? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu các thông tin này qua bài viết sau.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Tử cung là một trong những cơ quan cấu tạo hệ thống sinh sản ở nữ giới. Bộ phận này nằm trong vùng chậu và có hình dáng gần giống quả lê. Thông thường trong mỗi chu kỳ, khi trứng “chín” sẽ được buồng trứng giải phóng và di chuyển đến ống dẫn trứng (vòi trứng). Tại đây, trứng sẽ gặp tinh trùng và diễn ra hiện tượng thụ tinh. Sau khi thụ tinh, phôi thai được hình thành và di chuyển đến tử cung để làm tổ. Cuối cùng, phôi thai dần phát triển và chào đón em bé chào đời.

Đây là cơ chế thụ thai cơ bản của con người. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có một số trường hợp phôi thai không di chuyển đến tử cung người mẹ, mà làm tổ và phát triển bên ngoài buồng trứng. Hiện tượng này gọi là mang thai ngoài tử cung. Túi thai ngoài tử cung có thể làm tổ ở nhiều bộ phận khác của người mẹ như buồng trứng, ổ bụng, vết sẹo mổ thai cũ… Theo thống kê, trong số đó có tới 95% túi thai làm tổ xung quanh ống dẫn trứng.

Mang thai ngoài tử cung diễn ra khi phôi thai không di chuyển đến tử cung người mẹ, mà làm tổ ở bên ngoài buồng trứng
Mang thai ngoài tử cung diễn ra khi phôi thai không di chuyển đến tử cung người mẹ, mà làm tổ ở bên ngoài buồng trứng

Thai “lạc chỗ” chiếm tỉ lệ khoảng 1 – 2 % thai nghén, được đánh giá khá nguy hiểm nếu không phát hiện sớm. Bởi túi thai không được buồng tử cung bảo vệ, dẫn tới rất nhiều biến chứng và hệ lụy khi thai lớn dần lên. Do đó việc nhận biết các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung từ sớm là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân gây có thai ngoài tử cung

Trong một chu kỳ mang thai bình thường, trứng và tinh trùng gặp nhau “thành công” tại ống dẫn trứng sẽ di chuyển về buồng tử cung để làm tổ và lớn dần lên. Trong trường hợp phôi thai không làm tổ trong tử cung, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong bộ phận sinh sản của mẹ. Trong đó, trường hợp hay gặp thường xuyên nhất là thai làm tổ ngoài cổ tử cung.

Trên thực tế, nguyên nhân khiến thai “lạc chỗ” thường liên quan đến các vấn đề về ống dẫn trứng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mang thai ngoài tử cung cũng tới từ các nguyên nhân như:

– Ống dẫn trứng của người mẹ bị tổn thương, bị tắc nghẽn, viêm, nhiễm trùng hoặc đã từng phẫu thuật trước đó, có xuất hiện sẹo.

– Vòi trứng hẹp bẩm sinh, lệch, tắc gây cản trở hoặc làm chậm quá trình di chuyển của phôi thai đến tử cung.

– Sự phát triển bất thường của trứng đã thụ tinh hoặc mất cân bằng nội tiết trong thời gian này cũng có thể là nguyên nhân khiến thai làm tổ ngoài tử cung.

Ngoài ra, việc mang thai ngoài tử cung cũng có thể xảy ra ở bất cứ chị em nào trong độ tuổi sinh sản Bên cạnh những nguyên nhân do vòi trứng, vấn đề về sinh lý,… các chị em trong trong nhóm đối tượng sau cũng có nguy cơ xuất hiện thai ngoài tử cung hơn những người bình thường:

– Mang thai khi tuổi đã cao, trên 35 tuổi

– Có tiền sử sảy thai, mang thai ngoài tử cung trước đó

– Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích trước khi mang thai.

– Từng phẫu thuật bộ phận sinh sản, phá thai nhiều lần.

– Đã từng mắc các bệnh về phụ khoa, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng…

– Mắc các bệnh về đường tình dục như lậu, chlamydia…

– Đã từng thắt ống dẫn trứng hoặc đặt vòng tránh thai.

– Đã từng dùng thuốc để cải thiện khả năng sinh sản hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu mang thai ngoài tử cung

Thông thường, thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu khi ở tuần 4 – 5 của thai kỳ. Trong nhiều trường hợp, thai phụ cũng xuất hiện một số dấu hiệu như phụ nữ mang thai bình thường, nhưng cũng có một số dấu hiệu mang thai ngoài tử cung báo động cụ thể.

Xét theo trường hợp thai ngoài tử cung chưa bị vỡ

Nếu thai làm tổ ngoài tử cung, chị em sẽ xuất hiện một số dấu hiệu. Tuy nhiên các dấu hiệu này tương đối giống với phụ nữ mang thai bình thường, nhưng khi thử que thử thai thì không xuất hiện 2 vạch. Do đó chị em nên để ý kỹ để tránh nhầm lẫn.

Chảy máu âm đạo: Hầu hết các chị em mang thai bình thường hay mang thai ngoài tử cung đều xuất hiện máu. Tuy nhiên khác với máu do kinh nguyệt và máu báo thai, hiện tượng chảy máu âm đạo do mang thai ngoài tử cung thường kéo dài liên tục qua nhiều ngày, máu có màu đỏ thẫm và không đông.

Thai làm tổ ngoài tử cung chưa bị vỡ cũng xuất hiện một số dấu hiệu mang thai ngoài tử cung giống các thai phụ bình thường
Thai làm tổ ngoài tử cung chưa bị vỡ cũng xuất hiện một số dấu hiệu mang thai ngoài tử cung giống các thai phụ bình thường

Đau bụng: Đây là dấu hiệu điển hình nếu thai “lạc chỗ”. Nhiều thai phụ sẽ bị đau bụng ngay khi thai bắt đầu làm tổ. Kèm theo đó các dấu hiệu khó chịu, táo bón và rối loạn tiêu hóa, đau nhiều ngày không dứt và chảy máu âm đạo thì mẹ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Nồng độ HCG bất thường: Đối với phụ nữ mang thai bình thường, nồng độ HCG sẽ ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nếu mẹ có nồng độ HCG bất thường, lúc cao lúc thấp. Ngoài ra, que thử thai cho kết quả một vạch thì cũng có khả năng mang thai ngoài tử cung khá cao.

Trường hợp thai ngoài tử cung đã bị vỡ

Nếu thai đã bị vỡ, thai phụ sẽ xuất hiện cả những dấu hiệu khi thai chưa bị vỡ kèm theo các triệu chứng như:

– Đổ mồ hôi

– Đau bụng từng cơn, đau dữ dội

– Khó thở, thở gấp

– Chân tay bủn rủn, tụt huyết áp

– Mạch đập nhanh

– Mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là ngất xỉu

Nguyên nhân của những dấu hiệu này là do phôi thai bị vỡ khiến máy chảy ồ ạt bên trong ổ bụng. Lúc này mẹ cần được can thiệp kịp lúc để tránh gây biến chứng.

Thai ngoài tử cung bị vỡ có thể gây đau bụng, bủn rủn tay chân
Thai ngoài tử cung bị vỡ có thể gây đau bụng, bủn rủn tay chân

Huyết tụ thành nang

Thai ngoài tử cung xuất huyết thành nang là lúc vòi trứng bị rạn nứt khiến bọc thai bị sảy, dẫn đến tình trạng rỉ máu. Lượng máu này đó đọng lại trong một khu vực và dần dần tạo thành nang. Khối huyết tụ có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Do đó trường hợp này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người mẹ.

Tuy nguy hiểm nhưng tình trạng này rất khó để tự phát hiện, mà cần thực hiện một số xét nghiệm cũ thể. Đi kèm có là một số dấu hiệu thường gặp như:

– Trễ kinh nguyệt, rong kinh, máu kinh không đều

– Âm đạo bị chảy máu kéo dài nhiều ngày, có màu sẫm hoặc đen

– Đau vùng bụng dưới, đi kèm theo đó là dấu hiệu táo bón, khó khăn trong tiểu tiện

– Da xanh, mệt mỏi, sút cân

– Siêu âm không thấy thai ngoài tử cung, nhưng xuất hiện một số khối huyết ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Không giống như quá trình thụ thai bình thường, thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Vì thế mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy được các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung từ sớm. Lúc này, phôi thai không thể trưởng thành bình thường do không đủ diện tích cho trẻ phát triển, đồng thời cũng không có chỗ trống để nhau thai liên kết với cơ thể mẹ. Một số trường hợp phát hiện trễ, phôi thai phát triển quá mức có thể gây vỡ vòi trứng, gây chảy máu, thậm chí là đe dọa đến tính mạng thai phụ.

Thông thường, thai ngoài tử cung ở vòi trứng có thể phát triển theo 3 hướng như sau:

Vỡ vòi trứng, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng

Để phát triển lớn hơn, phôi thai sẽ ăn mòn vào mạch máu của vòi trứng, khiến đoạn vòi trứng ngày càng căng phồng ra. Đến khi thai lớn quá mức sẽ làm vỡ vòi trứng và các mạch máu xung quanh, gây ra tình trạng chảy máu trong ổ bụng. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, người mẹ cần phẫu thuật ngay để bảo toàn tính mạng.

Thai tự ngừng phát triển

Với các khối thai nhỏ, phần lớn chúng không có khả năng tự phát triển trong ống dẫn trứng. Tuy nhiên, nhu cầu cung cấp dinh dưỡng của thai sẽ ngày càng tăng chứ không giảm, khi sự cung cấp máu đến khối thai giảm dần, phôi thai sẽ tự ngừng phát triển. Với trường hợp này, thai phụ có thể tự theo dõi cho đến khi thai ngoài tử cung bị đảo thải mà không cần can thiệp.

Sảy thai vào trong ở bụng

Vì không được bảo vệ bởi buồng tử cung, phôi thai làm “lạc chỗ” rất dễ bị bong ra, sảy thai và chảy máu. Sảy thai vào trong ở bụng thường xuất hiện với các trường hợp khác nhau như sau:

– Chảy máu nhẹ gây ứ máu trong vòi trứng, phôi thai tự động bị cơ thể đào thải ra ngoài.

– Chảy máu nhiều hơn sẽ gây đọng máu trong vòi trứng và các khoang ổ bụng tạo thành các khối máu tụ.

– Sảy thai khiến máu chảy ồ ạt trong ổ bụng. Thai ngoài tử cung bị vỡ và chảy máu ồ ạt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ, trường hợp này cần phẫu thuật ngay để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Phương pháp chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Nhìn chung, thai ngoài tử cung là bệnh lý sản phụ khoa rất nguy hiểm. Bởi tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, mà còn đe dọa đến tính mạng thai phụ. Vì thế ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường, chị em nên đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ thực hiện một số xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác nhận tình trạng mang thai như:

Thử thai

Sau khi xác nhận những dấu hiệu, nếu chưa thể đến bệnh viện ngay, mẹ bầu nên thử que thử thai tại nhà. Do nồng độ HCG của phụ nữ mang thai ngoài tử cung lên xuống khá bất thường, nên đôi khi thử thai cũng không lên kết quả hai vạch. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ nên nghĩ ngay đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Đây là lúc mẹ cần đến gặp bác sĩ để thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định nồng độ hormone HCG (βhCG) bên trong cơ thể.

Siêu âm

Nếu nghi ngờ thai phụ đang mang thai ngoài tử cung, bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo để xác định túi thai, kích thước và vị trí của thai nhi. Thêm vào đó, siêu âm còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng túi thai, phôi thai đã bị vỡ và mức độ nguy hiểm như thế nào.

Xét nghiệm máu

Ngoài các phương pháp trên, xét nghiệm máu cũng là cách thức giúp bác sĩ xác định thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không. Thông qua những con số và định lượng hàm lượng hormone hCG – hormone trong cơ thể mẹ sau khi thụ tinh thành công. Nồng độ hormone của thai phụ bình thường thường có xu hướng tăng đều, tuy nhiên với trường hợp mang thai ngoài tử cung thì con số tăng giảm không ổn định.

Theo thống kê, nếu buồng tử cung ổn định và không thấy túi thai trong buồng tử cung, nhưng nồng độ hCG tăng rất ít hoặc đã đạt mức >1500UI/ml thì khả năng mang thai ngoài tử cung khá cao. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể chỉ định thêm cho sản phụ thực hiện tiến hành xét nghiệm Progesterone. Nếu nồng độ Progesterone > 25ng/ml thì cũng có khả năng cao là thai làm tổ ngoài tử cung.

Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng cũng là kỹ thuật dò tìm túi thai khá khó, yêu cầu tay nghề bác sĩ cao nên thường chưa được sử dụng khá phổ biến tại nhiều cơ sở y tế. Tuy vậy, nhưng phương pháp này không chỉ chẩn đoán chính xác người mẹ đang có túi thai ngoài tử cung hay không, mà còn có thể xác nhận cụ thể vị trí của phôi thai. Kỹ thuật can thiệp này thường được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ rạch 1 lỗ nhỏ để đưa ống nội soi vào trong ổ bụng của mẹ. Ống nội soi sẽ di chuyển để kiểm tra vị trí của túi thai trong tử cung và ống dẫn trứng.

Phương pháp này được đánh giá mức độ chính xác khác cao. Do đó, nếu phát hiện thai ngoài tử cung, các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ túi thai ngay trong thời điểm đó mà không cần chờ đến lần phẫu thuật sau.

Nếu phát hiện thai ngoài tử cung, mẹ nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ sản khoa kiểm tra
Nếu phát hiện thai ngoài tử cung, mẹ nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ sản khoa kiểm tra

Điều trị mang thai ngoài tử cung bằng cách nào?

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán thai phụ có túi thai ngoài tử cung, việc điều trị còn tùy vào tình trạng phát triển, mức độ nguy hiểm của phôi thai và nhu cầu của người nhà.Thông thường sẽ có những cách điều trị thai ngoài tử cung như:

– Sử dụng thuốc để điều trị

– Phẫu thuật, cắt bỏ túi thai

– Theo dõi sự phát triển và diễn biến tiếp theo

Trong trường hợp phôi thai chưa bị vỡ sẽ xuất hiện các trường hợp điều trị sau:

– Thai đã phát triển to, có nguy cơ vỡ ống dẫn trứng: ưu tiên chọn phương pháp phẫu thuật để cứu người mẹ.

– Phôi thai nhỏ, chưa vỡ nhưng không có dấu hiệu ngừng phát triển: Có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

– Phôi thai có dấu hiệu ngừng phát triển: Theo dõi đến khi phôi thai ngừng phát triển hoàn toàn.

Trong trường hợp phôi thai đã bị vỡ, xuất hiện các biến chứng như rỉ máu, chảy máu trong ổ bụng thì bắt buộc phẫu thuật để bảo đảm tính mạng cho người mẹ.

Tóm lại, trên thực tế việc điều trị tình trạng mang thai ngoài tử cung còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Để có những kết quả phù hợp nhất, tốt nhất mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe và trao đổi với bác sĩ sản khoa để có phác đồ phù hợp nhất.

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Để phòng ngừa tình trạng mang thai ngoài tử cung, các chị em nên lưu ý những điều sau:

– Hạn chế nạo phá thai; sử dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn;

– Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, hạn chế mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là các thời điểm nhạy cảm như sau sinh và cho con bú.

– Nếu mắc các bệnh viêm nhiễm về đường tình dục, nên được thăm khám và điều trị sớm, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.

– Nên đi khám thai sớm nếu bị đau bụng, xuất hiện máu bất thường.

– Nếu đã từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung trước đó, chị em càng nên cẩn thận và thường xuyên thăm khám định kỳ.

– Tầm soát sớm nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Không chủ quan, để lâu ngày khiến phôi thai phát triển gây ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và tính mạng.

Nhìn chung, việc mang thai ngoài tử cung là sự cố không một ai mong muốn. Khi mang thai ngoài tử cung, chị em hãy xác định tư tưởng là cần phải xử lý phôi thai càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Mẹ đừng quá lo lắng, đau lòng hay tự trách mình vì trường hợp này nằm ngoài tầm kiểm soát.

Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, hi vọng bài viết sẽ giúp các chị em có thêm nhiều kiến thức quan trọng trong hành trình mang thai. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds