Bà bầu ăn bí đao được không? Lợi ích của bí đao?

Bí đao là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc với người Việt, thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày với nhiều cách chế biến khác nhau. Ngoài ra, bí đao còn được dùng để nấu trà thanh nhiệt, giải khát mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào phụ nữ mang thai cũng dùng được. Để biết bà bầu ăn bí đao được không, chị em đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.

Bí đao là thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong các món ăn hàng ngày
Bí đao là thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong các món ăn hàng ngày

Giá trị dinh dưỡng của bí đao?

Bí đao hay còn được gọi là bí trắng, bí phấn, thuộc họ bầu bí dạng dây leo, cho quả dài, thường được trồng ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Trong bữa cơm thường ngày, bí đao thường được sử dụng để chế biến các món ăn như canh, kho, luộc… hoặc dùng làm mứt, nấu trà.

Theo Đông y, bí đao là loại thực phẩm có vị ngọt, mang tính hàn và lành tính có công dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, giải khát, lợi tiểu, mát ruột, giảm sưng phù, giải độc và giảm béo cho cơ thể. Do đó, các thầy thuốc Đông y thường dùng bí đao trong quá trình điều trị các bệnh lý như bệnh đái tháo đường, bệnh gan, bệnh hô hấp, bệnh thận, phù khi mang thai… Không những thế, bí đao còn được sử dụng như một phương thuốc giải độc tự nhiên do rượu hay các loại tôm, cá gây ra.

Theo một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), bí đao mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bao gồm nhiều loại vitamin A, B6, C, E và K, axit pantothenic, niacin, folate và thiamin cùng với một số khoáng chất như mangan, kali, canxi, sắt, magie, phốt pho và đồng. Hơn nữa, bí đao còn có chứa hàm lượng dầu thực vật cao, mang lại nhiều lợi ích cho tóc và da. Ngoài phần thịt, các bộ phận khác thuộc cây bí (hạt, lá, vỏ, dây, bông) đều có thể được sử dụng để làm thuốc hay thực phẩm dùng hàng ngày.

Dù có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng bí đao không được khuyến khích dùng để ăn sống hay làm nước ép vì tính xà phòng của bí đao có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, đồng thời không nên ăn quá nhiều bí đao trong 1 tuần mà nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác để cơ thể không bị thừa chất này, thiếu chất kia.

Bí đao được dùng trong điều trị các bệnh về hô hấp, đái tháo đường, bệnh thận…
Bí đao được dùng trong điều trị các bệnh về hô hấp, đái tháo đường, bệnh thận…

Bà bầu ăn bí đao có lợi ích gì?

Sau khi đã tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của bí đao, chúng ta hãy cùng nhau khám phá xem bí đao mang lại những lợi ích gì cho phụ nữ mang thai nhé.

– Bà bầu ăn bí đao giúp giải nhiệt: như đã đề cập, bí đao là một loại thực phẩm có tính hàn, chứa nhiều nước nên có khả năng thanh nhiệt, giải khát cho cơ thể rất tốt, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức, nóng nực. Ngoài ra, phụ nữ mang thai có nhiệt độ cơ thể tăng nên việc ăn bí đao cũng giúp giải nhiệt hiệu quả.

– Bà bầu ăn bí đao giúp giảm phù nề: với đặc tính giảm phù nề, bí đao rất thích hợp dùng cho bà bầu, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ khi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu phù ở chân, tay, giúp lưu thông máu huyết, giảm sưng tấy.

– Bà bầu uống nước bí đao xanh giúp giảm nghén: ngoài làm nước giải khát, thanh nhiệt, bí đao còn có công dụng giảm ốm nghén hiệu quả cho các mẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Bà bầu ăn bí đao tốt cho hệ tiêu hóa: chất xơ là một trong những thành phần dinh dưỡng giá trị của mẹ bầu, rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, đồng thời giảm táo bón hiệu quả.

– Bà bầu ăn bí đao giúp kiểm soát cân nặng, đẹp da: bí đao là thực phẩm nhiều nước, giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu, ít đói bụng nhưng lại không chứa nhiều calo, từ đó các mẹ có thể duy trì cân nặng tốt hơn trong thai kỳ. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong bí đao cũng mang lại nhiều lợi ích cho da.

Ăn bí đao đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Ăn bí đao đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bà bầu ăn bí đao được hay không?

Với giá trị dinh dưỡng cao cùng những lợi ích tuyệt vời mà bí đao mang đến cho con người, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể chế biến bí đao thành các món ăn hay nước uống trong giai đoạn mang thai. Một số món ăn mà mẹ bầu thường chế biến từ bí đao trong thai kỳ là những món canh như bí đao hầm xương, bí đao nấu tôm khô, bí đao nấu nấm… hoặc các món mặn như bí đao kho, bí đao nhồi thịt…

Tuỳ vào vấn đề của mẹ bầu là gì mà có thể ăn bí đao vào các tháng khác nhau trong thai kỳ hoặc cũng có thể dùng xuyên suốt nhưng không ăn quá thường xuyên.

Bà bầu ăn bí đao cần lưu ý những gì?

Bí đao khi được dùng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng sai cách có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, khi ăn bí đao, các mẹ cần chú ý những điều sau đây.

– Bà bầu chỉ nên ăn bí đao sau khi đã được nấu chín kỹ, không ăn bí đao sống hay ép nước uống vì đây là loại thực phẩm có tính xà phòng cao, dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, nhất là khi cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai.

– Không nên ăn quá nhiều bí đao trong ngày hay tuần mà chỉ nên ăn vừa đủ vì bí đao có công dụng lợi tiểu, sẽ khiến các mẹ đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều bí đao cũng khiến cơ thể dễ bị thiếu chất, đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

– Nên hạn chế ăn bí đao đối với những mẹ bầu có tiền sử bệnh phong hàn, lạnh bụng, tay chân vì đặc tính hàn của bí đao có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp các mẹ vẫn muốn ăn bí đao thì nên nấu kèm theo 1 lát gừng vì gừng có tính ấm, giúp cân bằng tính hàn của bí đao.

– Tránh ăn những trái bí đao bị đắng vì có thể gây ngộ độc chất cucurbitacin. Thông thường, các loại cây họ bí đều có chứa hàm lượng ít cucurbitacin, tốt cho cơ thể nhưng do nhiều yếu tố tác động như sâu bệnh, thời tiết, mất cân bằng dinh dưỡng mà chất này được sản xuất mạnh mẽ, cho hàm lượng lớn, biểu hiện bằng việc trái bị đắng. Điều này có thể gây ra ngộ độc cucurbitacin nếu mẹ bầu ăn phải, do đó các mẹ cần bỏ ngay khi phát hiện bí đao bị đắng.

Không ăn bí đao sống hay ép nước uống để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Không ăn bí đao sống hay ép nước uống để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

Bà bầu nên ăn bao nhiêu bí đao thì tốt?

Hầu hết mọi người chỉ biết rằng bí đao là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và cũng rất dễ mua ở chợ, siêu thị nên thường xuyên chế biến bí đao với nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, việc ăn nhiều bí đao có thể khiến cơ thể dễ bị thiếu chất, do đó các mẹ chỉ nên ăn 1 tuần 1 lần. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác để duy trì sức khỏe tốt trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, trong một bữa ăn các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên dùng một khẩu phần vừa đủ. Riêng việc nấu nước bí đao để uống thì các mẹ có thể dùng khoảng 200ml/ lần/ tuần.

Bầu 3 tháng đầu ăn bí xanh được không?

Như chúng tôi có đề cập ở trên, bí đao mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, trong đó có giảm ốm nghén nên rất thích hợp cho các mẹ bị nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Dùng bí đao để nấu nước uống được xem là một cách giảm nghén hiệu quả mà các mẹ có thể thử, tuy nhiên cần uống một lượng vừa đủ, không uống quá nhiều, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đối với những mẹ có cơ địa yếu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu chất thì nên hạn chế dùng bí đao nhất có thể trong ba tháng đầu thai kỳ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Như vậy, trong bài viết này, Mỹ Phẩm Bà Bầu đã giải đáp câu hỏi “bà bầu ăn bí đao được không?” cũng như cung cấp những thông tin bổ ích về bí đao để các mẹ bổ sung thêm kiến thức vào hành trang làm mẹ của mình. Nhìn chung, đây là thực phẩm bổ dưỡng nếu sử dụng đúng cách nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Do đó, các mẹ cần tham khảo thật kỹ bài viết để tránh những ảnh hưởng không đáng có đến sức khỏe.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds