#Bà bầu ăn cà tím được không? Có lợi hay có hại? Lưu ý nên quan tâm?

Bà bầu ăn cà tím được không

Cá tím là một trong những thực phẩm khuyến cáo không nên ăn khi mang thai. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng, trong cà tím vẫn có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều hoặc chế biến sai cách mới có thể gây ngộ độc. Vậy đâu mới là thông tin chính xác và bà bầu ăn cà tím được không? Mời các mẹ cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu xem hết bài viết này để có thêm những thông tin giá trị nhé.

Giá trị dinh dưỡng của cà tím?

Trong các loại rau củ quả luôn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người, cà tím cũng nằm trong số đó. Theo nghiên cứu, cứ 82g cà tím nguyên chất sẽ chứa các hàm lượng dinh dưỡng như:

– Năng lượng;

– Carbs: 5g;

– Chất xơ: 3g;

– Protein: 1g;

– Mangan: 10% RDI;

– Folate: 5% RDI;

– Kali: 5% RDI;

– Vitamin

– K: 4% RDI;

– Vitamin C: 3% RDI.

Ngoài ra, cà tím cũng chứa một lượng nhỏ chất dinh dưỡng khác bao gồm niacin, magiê và đồng. Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào này, cà tím đem lại rất nhiều dinh dưỡng quý giá cho con người.

Trong cà tím chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người
Trong cà tím chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người

Bà bầu có nên ăn cà tím khi mang thai?

Cà tím là loại thực phẩm khá quen thuộc trong gian bếp của mỗi nhà. Chúng được nhiều người chọn lựa để chế biến thức ăn bởi đặc tính linh hoạt, dễ chế biến, đồng thời chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian, bà bầu không nên ăn cà tím vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Theo đó, thông tin ăn cà tím có hại cho trẻ cũng khiến nhiều mẹ hoang mang, và thực hư việc “bà bầu ăn được cà tím không?” đã trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều chị em khi nhìn thấy chúng.

Theo các nghiên cứu, trong cà tím có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Vì vậy mẹ bầu ăn cà tím dĩ nhiên vẫn nhận được những lợi ích mà loại quả này đem lại. Việc ảnh hưởng đến sức khỏe chỉ diễn ra khi mẹ bầu ăn quá nhiều cà tím trong một lúc.

Ăn cà tím khi mang thai có tốt không?

Để trả lời cho vấn đề “bà bầu ăn cà tím được không” thì câu trả lời là CÓ. Không chỉ vậy, trong cà tím có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, cholesterol tốt, chứa ít chất béo bão hòa, giàu folate, kali, vitamin K, photpho, các loại vitamin và vô số các khoáng chất thiết yếu khác. Nhờ đó mà cà tím đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả mẹ bầu cũng vậy. Nếu mẹ bầu ăn với một lượng vừa phải thì cũng có thể nhận được nhiều dinh dưỡng từ cà tím để củng cố sức khỏe, đồng thời cũng góp phần cho sự phát triển của trẻ.

Mẹ bầu ăn lượng cá tím vừa đủ sẽ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Mẹ bầu ăn lượng cá tím vừa đủ sẽ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Mẹ bầu ăn cà tím có lợi ích gì?

Tổng hợp từ nhiều thông tin, các thành phần trong cà tím có thể đem lại những tác dụng tuyệt vời cho mẹ bầu như:

Chống oxy hóa

Cà tím tự hào có nhiều chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin. Ngoài ra, vỏ ngoài của trái cà tím có chứa một hợp chất hữu cơ tự nhiên có tên anthocyanin, hay còn gọi là nasunin. Đây là một chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhóm chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những nguy hiểm bên ngoài, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm như bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, lutein trong cà tím cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt hiệu quả.

Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Cà tím chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6, đồng thời chất chống oxy hóa anthocyanins cũng có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu tại Mỹ, các nhà khoa học đã có kết luận những người ăn nhiều thực phẩm có chứa anthocyanins sẽ có huyết áp thấp hơn và ít bị xơ vữa động mạch hơn những người không ăn.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu vào 2019 cũng cho thấy nếu ăn nhiều thực phẩm có chứa flavonoid, anthocyanins có thể giúp hỗ trợ giảm viêm, giảm nguyên nhân gây ra bệnh tim, cũng như các nguy cơ gây tiền sản giật khi mang thai.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Cà tím được đánh giá là có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu nhờ chứa nhiều chất xơ và polyphenol. Chất xơ có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa và khả năng hấp thu đường trong cơ thể, do đó, lượng đường trong máu ổn định hơn.

Bên cạnh đó, polyphenol và các hợp chất từ thực vật tự nhiên cũng có thể làm giảm sự hấp thu đường và tăng tiết insulin, cả hai đều giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên nhất. Mẹ bầu có dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể ăn cà tím để hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tránh các biến chứng không mong muốn khi mang thai.

Những dưỡng chất tuyệt vời từ cà tím đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
Những dưỡng chất tuyệt vời từ cà tím đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Kiểm soát cân nặng

Chất xơ trong cà tím di chuyển qua đường tiêu hóa một cách chậm rãi hơn các loại thực phẩm khác, tạo ra cảm giác no khiến chúng ta ăn ít hơn. Từ đó cũng giúp kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả.

Hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Trong cà tím có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ bao gồm niacin, các loại vitamin A, B, E,… Bên cạnh đó, những khoáng chất như đồng, sắt, kali và mangan,… cũng giúp tăng cường chỉ số máu huyết, hỗ trợ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Folate có trong cà tím được xem là nhóm thành phần thiết yếu ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ và khả năng nhận thức của trẻ. Vì vậy, mẹ bầu ăn cà tím liều lượng vừa đủ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh dị tật ống thần kinh và một số bệnh lý bẩm sinh liên quan khác.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Nguồn chất xơ dồi dào trong cà tím giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thai kỳ, đồng thời cải thiện quá trình thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy mẹ bầu ăn cà tím cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc hội chứng kích thích ruột khi mang thai.

Giảm cholesterol xấu

Cholesterol xấu trong cà tím thấp đến mức hầu như không thể đo lường. Thành phần cholesterol có lợi này cũng có khả năng giúp giảm mức cholesterol và tăng dần nồng độ cholesterol tốt trong máu. Từ đó giúp cho mẹ bầu có một trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tình trạng tiền sản giật.

Bà bầu ăn cà tím cần lưu ý những gì?

Để ăn cà tím an toàn và hiệu quả trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần nắm một số lưu ý như sau:

– Chỉ chọn mua cà tím tươi, có vỏ óng mượt, khi cầm lên có độ chắc và đảm bảo được nguồn gốc.

– Không sử dụng các loại cà tím để lâu, sử dụng chất bảo quản để giữ độ tươi hoặc đã qua nhúng thuốc.

– Nên chọn những quả cà tím nhỏ, non. Những trái lớn thường già thường dễ có vị đắng, dễ khiến mẹ khó chịu.

– Để an toàn, mẹ bầu nên gọt sạch vỏ, sau đó ngâm nước muối trước khi chế biến.

– Có thể nấu hoặc nướng chín, không ăn các thực phẩm còn sống.

– Mẹ bầu đang bị sỏi thận, có nguy cơ sỏi thận hoặc thiếu máu do thiếu sắt không nên ăn cà tím.

Đem lại nhiều giá trị về sức khỏe, nhưng cà tím cũng có một số lưu ý dành cho bà bầu
Đem lại nhiều giá trị về sức khỏe, nhưng cà tím cũng có một số lưu ý dành cho bà bầu

Tác hại của cà tím đối với phụ nữ mang thai

Tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé, tuy nhiên nếu mẹ ăn quá nhiều cà tím nhiều có thể gây ra một số tình trạng như:

Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm

Cà tím có chứa hàm lượng phytohormone, đây là chất có khả năng kích thích kinh nguyệt và chữa các vấn đề về kinh nghiệt. Bên cạnh đó thành phần toxoplasmosis trong cà tím cũng có khả năng tương tự. Nếu mẹ bầu ăn hàm lượng vừa đủ thì không sao, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây ra nhiều rủi ro khi mang thai, trong đó có thúc đẩy quá trình chuyển dạ sớm và sinh non.

Tính axit cao

Cà tím khá tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên loại quả này cũng có tính axit, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu và khó chịu trong dạ dày – đặc biệt là trong những trường hợp khi cà chưa được nấu chín kỹ.

Tăng nguy cơ sỏi thận

Cà tím có chứa thành phần oxalat, đây là thành phần có thể góp phần gây ra sỏi thận. Nếu ăn thường xuyên và quá nhiều, mẹ bầu cũng có khả năng mắc các bệnh về sỏi thận. Vì vậy với các mẹ bầu đang có nguy cơ bị sỏi thận thì tốt nhất không nên ăn cà tím.

Gây thiếu hụt chất sắt

Tuy nasunin có trong cà tím đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng có khả năng liên kết với sắt và loại bỏ sắt khỏi tế bào. Quá trình này chỉ phù hợp với các mẹ bầu chứa quá nhiều sắt trong cơ thể, còn đối với những mẹ đang bị thiếu máu thì tốt nhất không nên ăn cà tím để tránh những nguy cơ không mong muốn.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về thông tin bà bầu ăn cà tím được không, hy vọng rằng các mẹ sẽ có thể bỏ túi thêm những thông tin hữu ích để làm hành trang trong giai đoạn thiêng liêng này. Chúc các chị em luôn có nhiều sức khỏe, hẹn gặp mẹ vào các bài viết sau.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds