#Bà bầu ăn lá lốt được không và các lưu ý cần nhớ

Mẹ sau sinh có nên ăn lá lốt không

Mang thai khiến Mẹ phải cẩn thận hơn với những thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Vậy bà bầu ăn lá lốt có được không, ăn lá lốt những lợi ích hay lưu ý gì? Mẹ hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu nhé

Giá trị, hàm lượng dinh dưỡng của lá lốt

Cây lá lốt là loài cây thân cỏ thuộc họ Hồ tiêu. chiều cao khoảng 30-40cm, có gân dọc và phủ lông nhẹ. Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC, mọc tự nhiên và khá phổ biến tại các nước ẩm ướt như vùng Đông Nam Á. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá lốt mang lại nhiều công dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Trong lá lốt chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cụ thể trong 100g lá lốt có chứa các thành phần sau:

– Nước 86.5g

– Protein 4.3g

– Chất xơ 2.5g

– Canxi 260mg

– Sắt 4.1mg

– Magie 98mg

– Photpho 980mg

– Kali 598mg

– Natri 15mg

– Vitamin C 34mg

– Beta-carotene 8.1mg

Mẹ bầu có nên ăn lá lốt khi mang thai? Dùng lá lốt khi mang thai có tốt không?

Với bảng thành phần và các công dụng tiêu biểu của lá lốt, Mẹ bầu có thể yên tâm ăn lá lốt và các món được chế biến từ lá lốt. Lá lốt còn ứng dụng trong nhiều bài thuốc, có thể được dùng tươi hoặc sấy khô và thân, hoa hay rễ là bài thuốc hay điều trị các chứng bệnh như gout, gai cột sống, phong thấp, dị ứng thời tiết, rối loạn tiêu hóa, đẩy lùi chứng ra mồ hôi, mụn nhọt, các bệnh về răng miệng hay nhiệt miệng…

Tài liệu y học cổ truyền chỉ ra rằng lá lốt có tính cay ấm, vị nồng, có tác dụng làm ấm bụng, tiêu thực, trừ lạnh, cầm nôn và giảm đau. Thân lá lốt chứa nhiều tinh dầu và beta-caryophylen nên còn có thể kháng viêm và đẩy lùi các loại vi khuẩn như Bacillus pyocyaneus, Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis.

Qua đường ăn uống, lá lốt có thể giúp lợi tiểu và giảm đáng kể lượng acid uric trong máu của thai phụ. Một số thành phần từ lá lốt còn ức chế các tín hiệu truyền phát cơn đau lên não bộ. Lá lốt cũng được dùng để ngâm chân nhằm giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết để các chất chống oxi hóa có thể được hấp thụ.

Lá lốt có nhiều công dụng cho sức khỏe và được sử dụng như một bài thuốc từ xưa đến nay
Lá lốt có nhiều công dụng cho sức khỏe và được sử dụng như một bài thuốc từ xưa đến nay

Mẹ bầu ăn lá lốt có lợi ích gì?

Phòng tránh cảm cúm và các bệnh tai mũi họng khi mang thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch của Mẹ thường suy yếu do các bất thường về hormone, cộng thêm thời tiết thất thường và các chủng virus dễ gây cảm cúm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.

Theo nghiên cứu, lá lốt chứa nhiều chất kháng viêm như flavonoid và alkaloid chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Vitamin C trong lá lốt còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó, ăn các món từ lá lốt có thể giúp Mẹ bầu giảm nguy cơ mắc hoặc giảm triệu chứng nặng của các bệnh cảm cúm do virus, vi khuẩn.

Ngoài ra, nếu bị viêm xoang và chảy nước mũi đặc, Mẹ bầu còn có thể dùng lá lốt vò nát đặt vào lỗ mũi để tình trạng thuyên giảm.

Cải thiện tình trạng đau lưng và đau nhức cơ thể

Khi mang thai, kích thước của bào thai sẽ lớn dần gây chèn ép lên các dây thần kinh, ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp. Vậy nên đặc biệt trong những tháng kế cuối thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng đau nhức toàn cơ thể hoặc tập trung chủ yếu tại các khu vực chịu lực như vùng lưng, bụng dưới, xương hông,. Khi sử dụng lá lốt, chất chống oxy hóa flavonoid và alkaloid có trong lá lốt có khả năng giảm đau, chống viêm, loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể và giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen type 2 giúp cấu tạo nên sụn khớp.

Mang lại làn da sạch mụn, sáng khỏe

Dưới tác động của hormone làm kích thích tuyến dầu và bã nhờn, làn da Mẹ bầu sẽ dễ nổi mụn hơn trong lúc phải đối diện với nhiều vấn đề lão hóa như nếp nhăn, nám sạm, bong tróc và các đốm nâu. Ở giai đoạn thai kỳ thường xuyên mệt mỏi căng thẳng, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cộng hưởng thêm, mụn cũng có thể theo đó mà bùng phát thành đợt và để lại hậu quả nặng nề trên da.

Lá lốt có thành phần flavonoid và alkaloid giúp da ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trong đó có vi khuẩn C.acnes gây mụn. Đồng thời, vitamin C trong lá lốt cũng có tác dụng kháng viêm, làm sáng da và mờ vết thâm. Làn da của Mẹ bầu sẽ được cải thiện hơn nếu bổ sung lá lốt trong chế độ ăn uống hằng ngày, cùng với cách chăm sóc da và trị mụn khoa học. Mẹ nên tập trung vào việc làm sạch da, điều trị đẩy lùi các tác nhân gây mụn và dưỡng ẩm đầy đủ với những dòng mỹ phẩm hữu cơ 100% thiên nhiên, hoàn toàn không có sự can thiệp của con người và các hóa chất nhân tạo có hại.

Mẹ bầu ăn lá lốt cần lưu ý những gì?

Ăn lá lốt như thế nào là đúng cách? Mẹ cần phải chế biến và ăn đúng cách để lá lốt phát huy tốt nhất các tác dụng và ích lợi của mình:

– Ăn lá lốt đã qua chế biến hoặc nấu chín: Mẹ bầu tuyệt đối không ăn lá lốt như một loại rau sống để tránh nhiễm khuẩn và hấp thụ bụi bẩn trên bề mặt lá.

– Nên ăn 1 – 2 lần/tuần: Vì lá lốt có tính nhiệt, nếu ăn thường xuyên sẽ gây tích tụ nhiệt trong cơ thể và mang lại tác dụng ngược bất lợi.

Mẹ bầu có thể dễ dàng tìm được nhiều công thức nấu ăn có sử dụng lá lốt
Mẹ bầu có thể dễ dàng tìm được nhiều công thức nấu ăn có sử dụng lá lốt

Phần lá của lá lốt có thể luộc chấm nước mắm tỏi gừng hoặc trở thành nguyên liệu phụ trợ kết hợp để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, phổ biến như các món cuộn lá lốt (có thể sử dụng nhân đa dạng từ cá, chả, bò bằm, heo bằm…), bò hoặc lươn xào lá lốt, canh cá lóc lá lốt… vừa giúp Mẹ đổi khẩu vị đa dạng, vừa có lợi cho sức khỏe và tăng sức đề kháng.

Dù lá lốt có rất nhiều bài thuốc và mẹo hay, nhưng Mẹ cần nhớ những giải pháp từ lá lốt nói riêng và các loại thảo dược nói chung cũng chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Mẹ không nên phụ thuộc hoàn toàn những phương pháp dân gian mà lơ là việc thăm khám với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm để kiểm soát các giai đoạn của bệnh và điều trị dứt điểm.

Tác hại của lá lốt đối với phụ nữ mang thai

Cũng theo y học cổ truyền, người bị đau dạ dày, táo bón, nóng trong người không nên sử dụng lá lốt. Mẹ bầu cũng cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng lá lốt làm bài thuốc chữa bệnh hay giải cảm. Đặc biệt nếu ăn trên 100 gram lá lốt mỗi ngày sẽ gây ra nhiều triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng…

Mẹ sau sinh có nên ăn lá lốt không? Ăn lá lốt có gây mất sữa hay loãng sữa không?

Ngày nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc lá lốt khiến nguồn sữa mẹ không được dồi dào. Lý giải về vấn đề này, BS. Nguyễn Thanh Hà (Nguyên Bác sĩ công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương) có nhận định rằng từ trước đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng việc ăn lá lốt khiến lượng sữa mẹ suy giảm. Nguyên nhân của việc sữa về chậm hoặc mất sữa còn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, khả năng hấp thụ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi và cơ địa của mỗi Mẹ bầu, do đó không nên vội kết luận về việc ăn lá lốt có gây mất sữa hay không.

Mẹ sau sinh có nên ăn lá lốt không
Mẹ sau sinh có nên ăn lá lốt không

Trên đây là những lời khuyên cũng như đúc kết từ Mỹ Phẩm Bà Bầu về việc sử dụng lá lốt trong thai kỳ và khi cho con bú. Tin chắc rằng qua những lưu ý này, Mẹ sẽ luôn có một chế độ ăn uống khỏe mạnh, kiêng khem trong giới hạn và tận dụng nguồn thảo dược xung quanh để chăm sóc sức khỏe.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds