#Bà bầu ăn mắm có được không? Có gây ảnh hưởng thai nhi không?

Bà bầu ăn mắm

Mắm là một trong những món ăn quen thuộc, có thể xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Vì là một món ăn có mùi nên một số người có thể không ăn được mắm nhưng đối với nhiều người, đây lại là một trong những món ăn yêu thích khó bỏ qua. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, những món ăn có mùi hay được lên men cần được cân nhắc kỹ trước khi ăn. Để biết bà bầu ăn mắm có được không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Mắm là một trong những món ăn đặc trưng của người Việt Nam, nhất là vùng Tây Nam Bộ
Mắm là một trong những món ăn đặc trưng của người Việt Nam, nhất là vùng Tây Nam Bộ

Giá trị dinh dưỡng của mắm?

Hầu hết các loại mắm tại Việt Nam đều sử dụng nguyên liệu chính là cá, tôm, mực và một số thực phẩm khác, trải qua quá trình ướp muối, lên men trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả thu được là các sản phẩm mắm sống với vị mặn ngọt đậm đà, mùi hương khó quên, được dùng chung với cơm hay chế biến thành những món ăn ngon khác từ mắm như lẩu mắm, bún mắm, mắm kho… Chính vì được làm từ cá, tôm… nên mắm cung cấp một lượng lớn đạm cho cơ thể. Ngoài ra, các món mắm này cũng bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết như Vitamin B1, B2, B12, DHA…

Là một trong những món ăn có xuất xứ từ miền Tây sông nước nên trong mâm cơm của người miền Tây thường xuất hiện các món mắm. Ngoài ra, người dân ở những nơi khác cũng có những món ăn đặc trưng từ mắm, góp phần phong phú vào nền ẩm thực Việt. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào cộng với mùi vị đặc trưng của mắm, một khi đã ăn quen thì không sớm thì muộn cũng trở thành một tín đồ “nghiện” mắm.

Bà bầu ăn mắm có được hay không?

Các loại mắm chủ yếu được thành phần từ quá trình lên men của các nguyên liệu chính, cho ra sản phẩm mắm sống với mùi vị nồng nàn, có thể dễ dàng sử dụng cho người bình thường nhưng liệu có bà bầu ăn mắm có được không và có an toàn hay không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn các món ăn có mắm trong thai kỳ, kể cả 3 tháng đầu tiên vì thành phần dinh dưỡng trong mắm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm thiếu máu, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, cụ thể là:

– Bổ sung chất sắt: một số loại mắm có chứa hàm lượng chất sắt cao, là chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ, băng huyết hay sinh non cũng như phòng ngừa dị tật ống thần kinh, thiếu cân ở trẻ.

– Bổ sung chất béo Omega 3: đây cũng là một chất được tìm thấy trong mắm, rất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, giúp bảo vệ tim mạch, giảm mỡ máu và hỗ trợ cho sự phát triển não bộ và thị lực của thai nhi.

– Bổ sung các acid amin quan trọng: thành phần này trong mắm giúp cơ thể tạo ra kháng thể và thay thế các mô bị hư hỏng bằng các mô mới.

– Bổ sung vitamin B12: loại vitamin này góp phần vào quá trình tạo máu trong cơ thể bà bầu, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị tật ống thần kinh, trẻ sinh ra khỏe mạnh.

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng nhỏ và cần ăn đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mắm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ mang thai
Mắm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ mang thai

Bà bầu ăn bún mắm được không?

Bún mắm là một trong những món bún sử dụng mắm là nguyên liệu chính, trải qua quá trình nấu kỹ lưỡng để cho ra nồi nước lèo đậm đà, dậy mùi thơm. Khi được nấu chín, mắm có thể an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng vì món ăn này thường được nêm nếm đậm vị, khá mặn nên mẹ bầu cũng cần cân nhắc khi ăn để tránh nạp nhiều muối và cơ thể. Hoặc có thể nấu tại nhà để điều chỉnh nguyên liệu và gia vị cho hợp lý.

Bà bầu ăn mắm ruốc được không?

Cũng như các loại mắm khác, mắm ruốc được dùng để chế biến món ăn hay ăn kèm các món khác để tăng thêm hương vị như bún riêu, bún bò Huế mắm ruốc, thịt luộc chấm mắm ruốc, thịt xào mắm ruốc… Mẹ bầu có thể ăn mắm ruốc khi món ăn đó đảm bảo tiêu chí “ăn chín, uống sôi”, tức là cần chế biến chín kỹ trước khi dùng.

Bà bầu có được ăn bún mắm nêm được không?

Mắm nêm thường được dùng kèm trong các món ăn như gỏi cuốn, bún mắm nêm… Tuy mắm nêm mang lại nhiều chất dinh dưỡng như sắt, omega-3… nhưng phần lớn là mắm nêm chưa được nấu chín kỹ, dễ khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, thơm là thành phần đặc trưng trong mắm nêm mà đây lại là thực phẩm nên hạn chế trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây ra nguy cơ sảy thai cao. Do đó, các mẹ cần hạn chế ăn mắm nêm, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?

Bún đậu mắm tôm được xem là món ăn quen thuộc của người miền Bắc nhưng vài năm trở lại đây cũng trở thành món ăn yêu thích của người miền Nam với hương vị thơm ngon, rất hợp với các món ăn kèm như đậu, bún, chả cốm… Tuy nhiên, mắm tôm ăn kèm lại không được nấu chín kỹ, dễ chứa nhiều vi khuẩn khiến các mẹ có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá. Trong trường hợp các mẹ vẫn muốn thưởng thức món ăn ngon này thì hãy tự chế biến tại nhà để đảm bảo mắm tôm được nấu chín, loại bỏ vi khuẩn nếu có trong quá trình lên men.

Bà bầu ăn mắm cá linh được không?

Mắm cá linh cũng được chế biến thành nhiều món chính hay món ăn kèm. Tuỳ vào cách chế biến của từng món mà mẹ bầu có nên ăn hay không nhưng nguyên tắc cần nhớ là ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ khi mang thai, tránh ăn sống hay chế biến quá mặn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mẹ bầu có thể ăn mắm với một lượng vừa đủ và chế biến đúng cách
Mẹ bầu có thể ăn mắm với một lượng vừa đủ và chế biến đúng cách

Bà bầu ăn mắm và các nguy cơ có thể xảy ra

Tuy mắm là một món ăn ngon nhưng việc ăn mắm không đúng cách có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

– Nguy cơ dị tật thai nhi: điều này có thể xảy ra khi mẹ bầu ăn các món mắm được chế biến từ các loại cá biển, chứa hàm lượng thuỷ ngân cao. Do đó, trước khi ăn những món mắm từ cá biển, các mẹ cần tìm hiểu kỹ các chất trong mắm.

– Mắc các bệnh lý đường tiêu hoá: mắm được tạo ra từ quá trình phân huỷ nên rất dễ chứa nhiều vi khuẩn nếu không được sơ chế kỹ lưỡng. Khi ăn các món mắm có chứa vi khuẩn gây hại, các mẹ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy…

– Tăng huyết áp và phù nề: cá, tôm, mực khi làm mắm sẽ được ướp rất nhiều muối nên đa phần các món mắm đều khá mặn. Trong nhiều món ăn, mắm có thể được ăn trực tiếp mà không cần chế biến. Nếu ăn mắm mặn quá nhiều, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, đặc biệt không tốt cho những mẹ có tiền sử mắc bệnh lý này, đồng thời làm tăng khả năng phù nề trên cơ thể, nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Ăn mắm không đúng cách có thể gây ra các bệnh tiêu hoá hay huyết áp ở phụ nữ mang thai
Ăn mắm không đúng cách có thể gây ra các bệnh tiêu hoá hay huyết áp ở phụ nữ mang thai

Bầu 3 tháng đầu ăn mắm được không?

Như đã thông tin, với những thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể, mẹ bầu có thể ăn mắm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, đối với những mẹ có cảm giác thèm mắm trong giai đoạn này thì cần hạn chế lượng dùng nhất có thể, chỉ nên ăn một lượng nhỏ và không ăn quá thường xuyên để tránh những tác dụng phụ mà chúng tôi đã nêu trên.

Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ bầu khi ăn mắm trong giai đoạn này, đó chính là nên mua nguồn mắm chất lượng nhằm hạn chế vi khuẩn xuất hiện trong mắm, tự chế biến các món ăn từ mắm tại nhà để đảm bảo yếu tố nấu chín kỹ trước khi ăn và lúc chế biến cần sử dụng nhiệt độ cao. Ngoài ra, các mẹ cũng cần hạn chế ăn các món mắm vỉa hè, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Qua những thông tin bổ ích về mắm mà chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn mắm có được không?” cũng như hiểu thêm về những thành phần dinh dưỡng, lợi ích của mắm và những nguy cơ có thể gặp phải khi ăn mắm không đúng cách. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức mang thai cần thiết, các mẹ đừng quên thường xuyên theo dõi Mỹ Phẩm Bà Bầu nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds