#Bà bầu ăn rau răm được không? Có sảy thai không?

bà bầu ăn rau răm được không

Rau răm là một loại rau ăn kèm khá phổ biến ở Việt Nam. Rau có mùi thơm đặc trưng nên càng tăng vị ngon cho món ăn. Tuy nhiên, có khá nhiều quan niệm cho rằng bà bầu ăn rau răm bị sảy thai. Vậy để biết bà bầu ăn rau răm được không? Có sảy thai không? Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu giải đáp chi tiết trong bài viết này nhé.

Giá trị dinh dưỡng của rau răm?

Rau răm còn được gọi bằng các tên gọi khác như cây thủy liễu, cây phắc phèo, cây thủy lục,.. Đây là loại rau và gia vị khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Rau răm có thể được tìm thấy và thu hái quanh năm từ vùng đồng bằng, trung du đến đồi núi.

Rau răm có vị hơi cay và nồng, mùi hắc, tính ấm, có tinh dầu. Người dân Việt Nam thường sử dụng rau răm chủ yếu trong các món nộm, bánh cuốn hay trứng vịt lộn để góp phần gia tăng hương vị đặc biệt cho món ăn.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau răm:

– Năng lượng: 30Kcal

– Đạm: 4,7g

– Tinh bột: 2,8g

– Tro: 2g

– Canxi: 316mg

– Sắt: 2.2mg

– Nước: 86.3g

– Chất xơ: 3,8g

– Phospho: 55mg

– Vitamin C: 57mg

Giá trị dinh dưỡng của rau răm?
Giá trị dinh dưỡng của rau răm?

Có thể thấy, rau răm không giàu dưỡng chất như một số loại rau khác, tuy nhiên trong rau răm rất giàu flavonoid. Flavonoid là một chất chống oxy hóa rất tốt giúp ngăn ngừa các gốc tự do ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

Bà bầu ăn rau răm có được không?

Trong thời gian mang thai, sức khỏe của mẹ bầu nhạy cảm, đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho thai nhi. Do đó, mà nhiều mẹ có chế độ kiêng khem quá mức. Các mẹ cho rằng nếu như ăn phải các thực phẩm không tốt trong giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ như rau răm, rất nhiều mẹ bầu thèm hay lỡ ăn và rất lo sợ cho sức khỏe của bé con.

Thực chất, ăn rau răm trong khi mang thai sẽ không nguy hiểm và cũng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho thai nhi nếu mẹ bầu biết cách sử dụng, bổ sung liều lượng cho phép, vừa đủ với tần suất ít.

Mẹ bầu có thể ăn rau răm từ 1-2 lần và mỗi lần chỉ được ăn 2-3 cọng ( tối đa 5-7 lá) và ăn kèm với các món ăn chính. Nếu như ăn quá nhiều rau răm sẽ gây nguy hiểm, bởi vì trong rau răm có chứa thành phần gây kích thích thành tử cung, dẫn đến tử cung co bóp nhiều hơn, thậm chí là gây sảy thai.

Bà bầu ăn rau răm có được không?
Bà bầu ăn rau răm có được không?

Đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu khi thai nhi còn yếu, chưa bám chắc thì các mẹ nên cẩn thận khi ăn rau răm. Bởi có thể gây chảy máu kinh nguyệt và tỷ lệ sảy thai cao. Nếu như có nhu cầu, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia dinh dưỡng để có lượng bổ sung phù hợp và an toàn.

Ngoài ra, nếu các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai, dọa sảy thì tốt nhất không nên ăn rau răm cũng như các loại thực phẩm gây co bóp tử cung như quả dứa, rau sam, ngải cứu,…

Bà bầu ăn rau răm có gây sảy thai không?

Theo Đông y, rau răm là “vị thuốc” đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm ấm bụng, kích thích tiêu hoá, sát trùng, trị mụn, ngủ ngon, trị cảm cúm,…

Tuy nhiên, với phụ nữ có thai thì phải cẩn thận với loại rau này bởi có thể gây nguy hiểm. Trong quá trình mang thai 3 tháng đầu, lúc này thai nhi mới được hình thành và chưa phát triển ổn định. Nếu như mẹ bầu bổ sung nhiều rau răm trong giai đoạn này thì thành tử cung sẽ bị kích thích dẫn đến co bóp mạnh, đẩy thai ra ngoài và có khả năng sảy thai.

Sau 3 tháng đầu, các mẹ có thể ăn rau thoải mái hơn nhưng chỉ ăn với lượng vừa đủ và tần suất cho phép như đã đề cập ở phần trên.

Sau khi sinh có được ăn rau răm hay không?

Việc bổ sung rau răm sau khi sinh có thể mang lại những lợi ích nhất định, tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp mẹ sau sinh ăn lượng nhỏ, không lạm dụng và ăn đúng cách, đúng thời điểm.

Bên cạnh một số mẹ sau sinh có thể ăn được rau răm thì vẫn có một số mẹ được khuyến cáo tránh xa rau răm để đảm bảo an toàn:

– Mẹ sau sinh kỳ có kinh nguyệt đã quay trở lại: các mẹ trong trường hợp này nên cẩn trọng vì ăn rau răm trong giai đoạn này rất dễ gây rối loạn kinh nguyệt (rong huyết, rong kinh, chậm kinh, mất kinh,…)

– Phụ nữ sau sinh đang trong giai đoạn sản dịch: mẹ bỉm ăn rau răm trong lúc này có thể khiến sản dịch sau khi kéo dài, khó hết.

– Các chị em có máu nóng, ốm, gầy sau sinh cũng không nên ăn rau răm. Bởi đặc tính ấm của rau răm không tốt cho những người có này, có thể khiến cơ thể nóng bức, bị nóng trong và càng khó chịu hơn.

Sau khi sinh có được ăn rau răm hay không?
Sau khi sinh có được ăn rau răm hay không?

Bên cạnh đó, vẫn còn một số lý do mà phụ nữ sau sinh không nên ăn rau răm:

– Ảnh hưởng sức khỏe sau sinh: răm rau thường ít chế biến mà chỉ ăn sống kèm các món chính. Theo quan niệm dân gian, việc ăn những món sống được cho là đưa hàn khí vào cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ vừa sinh con. Không chỉ vậy, lá lách và dạ dày của mẹ sau sinh đang trong quá trình phục hồi, việc tiêu thụ những thực phẩm sống như rau răm có thể làm chậm quá trình hồi phục và gây đầy hơi.

– Ảnh hưởng tiêu hóa: Đặc tính ấm của rau răm có thể gây táo bón sau sinh và các vấn đề khác về tiêu hóa cho mẹ sau sinh. Bởi chức năng tiêu hóa của phụ nữ sau khi vượt cạn bị suy yếu, không đủ sức vượt qua.

Ngoài ra, một số mẹ sau sinh lo lắng, việc ăn quá nhiều rau răm có thể làm giảm đáng kể lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy mẹ sau sinh ăn rau răm sẽ gây mất sữa.

Do đó, mà các mẹ sau vượt cạn có thể bổ sung, nhưng rau răm chỉ phù hợp với một số phụ nữ sau sinh. Vì vậy, nếu mẹ nào trong những đối tượng được khuyến cáo ở trên thì nên tránh xa và hạn chế loại rau này đến khi sức khỏe được phục hồi hoàn toàn.

Bà bầu 3 tháng cuối ăn rau răm được không?

Như đã chia sẻ ở phần trên, ngoài 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế thì các tháng tiếp theo trong thai kỳ bà bầu có thể bổ sung rau răm. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo lượng cho phép. Nếu như mẹ ăn rau răm nhiều trong 3 tháng cuối, thì tử cung co bóp nhiều có thể dẫn đến sinh non.

Do đó, thời điểm này nếu mẹ bầu thèm, chỉ có thể ăn vài lá kèm các món ăn khác để gia tăng hương vị mà không gây nguy hiểm cho thai nhi. Một số món ăn bổ dưỡng mẹ có thể ăn kèm với rau răm:

– Cháo trai, cháo hến, cháo ngao, cháo gà,…

– Trứng vịt lộn

– Canh ngao, canh thịt bò,…

Dù có thèm đến mấy thì mẹ vẫn chỉ dùng lượng nhỏ, vừa đủ thôi nhé, Vì nếu dùng quá nhiều và dùng liên tục hàng ngày sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi đấy.

Bà bầu 3 tháng cuối ăn rau răm được không?
Bà bầu 3 tháng cuối ăn rau răm được không?

Qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng các mẹ có được câu trả lời cho chính mình về vấn đề bà bầu ăn rau răm được không? Có sảy thai không? Từ đó, mẹ biết cách bổ sung để an toàn trong thai kỳ. Ngoài ra, nếu không thực sự cần thiết và không thèm thì mẹ có thể bỏ qua rau răm trong thực đơn hằng ngày để tránh ảnh hưởng tâm trạng của mẹ bầu thêm lo lắng, băn khoăn. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds