#Bà bầu ăn trứng ngỗng được không? Có tốt nhưng tin đồn không?

Bà bầu ăn trứng ngỗng

Bên cạnh những quan điểm về các loại trái cây mà mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai, một số loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu, điển hình là trứng ngỗng để thai nhi được phát triển và thông minh. Để biết thông tin này có chính xác hay không và bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không, đừng bỏ lỡ những kiến thức hữu ích cho mẹ bầu trong bài viết này nhé.

Trứng ngỗng có thực sự tốt cho bà bầu như lời đồn?
Trứng ngỗng có thực sự tốt cho bà bầu như lời đồn?

Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng ngỗng là một trong những loại trứng mang lại giá trị dinh dưỡng cao, trong đó cứ 100gr trứng ngỗng sẽ có những thành phần như sau:

– Calo 185(kcal),

– Protein 13g,

– Tổng số chất béo 13,27g,

– Chất béo bão hòa 3,6g,

– Chất béo không bão hòa đa 1,67g,

– Chất béo không bão hòa đơn 5,75g,

– Cholesterol 852mg,

– Carbohydrate 1,35g,

– Chất xơ 0g,

– Đường 0,94g,

– Chất đạm 13,87g,

– Vitamin B6 0,24mg,

– Vitamin B12 5.1 µg,

– Vitamin D 1.7 µg,

– Vitamin E 1,29mg,

– Vitamin B1 0,15 mg,

– Vitamin B2 0,3 mg,

– Vitamin PP 0,1 mg,

– Vitamin A 360 µg,

– Phốt pho 210 mg,

– Canxi 60 µg,

– Sắt 3,64mg,

– Magie 16mg,

– Kẽm 1,33mg.

Dựa vào các thành phần trên, các chuyên gia cho biết trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn trứng gà nhưng lại chứa nhiều thành phần lipid và cholesterol. Đây được xem là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch. Nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng, phụ nữ mang thai có thể đối mặt với một số nguy cơ như thừa cân, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn lipid máu… Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng bên cạnh các thành phần không tốt cho sức khỏe thì trứng ngỗng cũng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như Vitamin A, B1, B2, sắt, protein… Do đó, việc ăn trứng ngỗng với hàm lượng vừa đủ có thể giúp mẹ bầu bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong giai đoạn mang thai.

Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về các thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng:

– Calo và chất béo: hàm lượng calo trong trứng ngỗng cao, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng chất béo cũng tương đối cao, trong đó chất béo bão hòa được xem là thành phần không có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.

– Cholesterol: việc hấp thụ một lượng lớn cholesterol vào cơ thể có thể gây ra các bệnh lý tim mạch. Do đó, phụ nữ mang thai và người bình thường cũng nên hạn chế dung nạp chất này vào cơ thể bằng cách không nên ăn trứng ngỗng thường xuyên.

– Vitamin và khoáng chất: theo bảng thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

– Chất đạm: không thể phủ nhận rằng trứng ngỗng cung cấp nhiều chất đạm, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Trứng ngỗng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa thành phần không tốt cho sức khỏe
Trứng ngỗng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa thành phần không tốt cho sức khỏe

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai?

Nhiều người cho rằng, trứng ngỗng là thực phẩm quý, ít khi bày bán trên thị trường như trứng gà, trứng vịt nên nghĩ rằng ăn trứng ngỗng rất bổ dưỡng và rất tốt cho thai nhi, sau này sinh con thông minh… Tuy nhiên, hầu hết người ta thường nuôi ngỗng để lấy thịt, ít khi lấy trứng nên trứng ngỗng ít được bày bán trên thị trường cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế, hàm lượng vitamin trong trứng ngỗng không đầy đủ như trứng gà, trong khi đó lượng lipid và cholesterol cao còn không tốt cho tim mạch. Vì thế, mẹ bầu hoàn toàn cho thể ăn trứng gà thay vì “lùng sục” mua trứng ngỗng khắp nơi.

Về quan niệm ăn trứng ngỗng giúp con thông minh hơn, các chuyên gia cho biết hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này là đúng. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn trí não, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ chứ không phải chỉ phụ thuộc vào trứng ngỗng.

Trên thực tế, nhiều mẹ bầu vì tin rằng con mình có thể thông minh hơn nên đã lạm dụng việc ăn trứng ngỗng thường xuyên, có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch khi tiêu thụ quá nhiều lipid và cholesterol từ trứng ngỗng. Thay vào đó, các mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa đủ kết hợp với việc bổ sung các dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác.

Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuy trứng ngỗng là thực phẩm lành tính nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất từ trứng ngỗng vào khoảng giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, tức là 3 tháng giữa của thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý là không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng cùng một lúc mà chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần/tuần, đồng thời nên nấu chín khi ăn chứ không nên thực hiện theo các phương pháp của dân gian như ăn sống.

Bà bầu không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều và thường xuyên
Bà bầu không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều và thường xuyên

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng có lợi ích gì?

Tuy có chứa lipid và cholesterol nhưng bà bầu ăn trứng ngỗng cũng có thể mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như sau:

Tốt cho trí não của thai nhi

So với một số loại trứng khác như trứng gà, trứng vịt, lòng đỏ của trứng ngỗng có chứa một lượng lớn lecithin – thành phần có lợi cho não bộ và mô thần kinh. Điều này khiến cho nhiều người thường nói rằng ăn trứng ngỗng giúp trẻ thông minh hơn nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, nếu bổ sung một lượng trứng ngỗng vừa đủ có thể giúp ích cho sự phát triển não bộ và mô thần kinh của trẻ.

Ngăn ngừa cảm lạnh

Trứng ngỗng chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu trong các hoạt động hàng ngày để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh thường gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hơn nữa, cơ thể của phụ nữ mang thai cũng khá nhạy cảm do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm… Việc bổ sung một lượng trứng ngỗng vừa đủ vào bữa ăn sẽ giúp các mẹ bổ sung năng lượng để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tăng cường trí nhớ

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng khó chịu khi mang thai do nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí là trí nhớ có thể bị suy giảm hơn so với trước lúc mang bầu. Trong trường hợp này, nhiều người khuyên rằng mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng luộc hoặc hấp chín để cải thiện trí nhớ hiệu quả.

Bổ sung axit amin hoàn chỉnh

Dù các loại thực phẩm khác cũng có khả năng bổ sung một số loại axit amin tốt cho cơ thể nhưng trứng ngỗng là thực phẩm chứa nhiều axit amin hoàn chỉnh, cung cấp nhiều dưỡng chất dễ hấp thu cho cơ thể. Ngoài axit amin, trứng ngỗng cũng chứa các vi chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu như vitamin A, D, E, thiamin, riboflavin, khoáng chất (sắt, phốt pho, canxi…)

Không những mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, trứng ngỗng còn hỗ trợ cho quá trình thụ thai bằng cách bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho tử cung, đặc biệt là axit folic.

Ăn trứng ngỗng mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai
Ăn trứng ngỗng mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai

Bà bầu ăn trứng ngỗng cần lưu ý những gì?

Để bổ sung các dưỡng chất từ trứng ngỗng mà không gây ra các vấn đề nào khác cho mẹ bầu, chị em nên lưu ý những điều sau:

– Không nên ăn quá 1 trứng/lần và không ăn quá 2 lần/tuần vì kích thước của trứng ngỗng có thể bằng 3 quả trứng gà nên việc ăn quá nhiều sẽ gây ra một số vấn đề cho sức khỏe của bà bầu. Nếu là một “tín đồ” ăn trứng, mẹ bầu có thể đổi qua trứng gà, trung bình 1 tuần mẹ bầu có thể ăn từ 4 – 6 quả.

– Không được ăn trứng sống mà nên nấu chín kỹ trước khi dùng và không nên nghe theo các quan niệm dân gian không có căn cứ để tránh hệ lụy cho sức khỏe.

Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu

Tương tự như trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng cũng có thể chiến biến thành nhiều món ăn như chiên, luộc hoặc kết hợp với các thực phẩm khác để làm tăng hương vị. Thế nhưng, với trứng ngỗng, các mẹ thường ăn theo cách luộc nên chúng tôi sẽ gợi ý cách luộc trứng ngỗng đúng chuẩn như sau:

– Bước 1: rửa sạch trứng ngỗng trước khi luộc (nhiều người thường bỏ qua bước này).

– Bước 2: cho trứng vào nồi rồi đổ nước vào sao cho nước xăm xắp mặt trứng và bắt lên bếp.

– Bước 3: thêm 1 chút muối vào nồi để khử trùng trứng cũng như giúp đổ trứng ra dễ dàng hơn rồi đun sôi trứng trong khoảng 13 phút.

– Bước 4: để trứng nguội 1 chút rồi ăn, tránh ăn trứng để qua đêm.

Mong rằng những thông tin về việc mẹ bầu ăn trứng ngỗng có tốt khôngMỹ Phẩm Bà Bầu chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds