#Bà bầu bị mụn nước ở môi là bị gì? Có trị được hay không?

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, mụn nước ở môi còn là nỗi ám ảnh lớn của nhiều bệnh lý nào đó. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị mụn nước ở môi? Và phải làm gì khi bị mụn nước? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu giải đáp những câu hỏi này qua bài viết sau đây.

Bà bầu bị mụn nước ở môi nguyên nhân do đâu?

Những nốt mụn nước khó chịu trên môi của phụ nữ mang thai có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Nhiệt miệng

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai chịu ảnh hưởng rất nhiều do nội tiết biến đổi. Và một trong những biến đổi về thể chất là tăng nhiệt lượng cơ thể, nóng trong người, nhạy cảm khi gặp những bất thường về thay đổi thời tiết. Nhiệt miệng cũng nằm trong những biểu hiện khi mẹ bị nóng trong người.

Nhiệt miệng là tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang thai
Nhiệt miệng là tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang thai

Nhiệt miệng có biểu hiện thường thấy là các vết loét nhỏ trên niêm mạc bên trong và ngoài miệng. Thường gặp nhất là các nốt nhiệt miệng, mụn nước mọc bên trong miệng. Đôi khi chúng cũng có thể xuất hiện trên môi hoặc vành môi, những nốt mụn nước này khi vỡ ra tạo nên những vết loét gây đau rát. Nhiệt miệng dễ bị xảy ra khi mẹ bị nóng trong người, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc thai phụ bị thiếu hụt thể chất, ảnh hưởng của vi khuẩn, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.

Dị ứng son môi

Đối với chị em phụ nữ, sử dụng son môi đã trở thành việc cần thiết trước khi ra ngoài. Tuy nhiên, với các mẹ bầu, nếu không lựa chọn cẩn thận, những thành phần trong son có thể gây dị ứng. Do da môi không có lỗ chân lông, nên không giống với tình trạng dị ứng ở các vùng da khác, biểu hiện dị ứng thường thấy ở da môi là nổi mụn nước. Một số trường hợp nhẹ hơn thì môi sẽ có tình trạng thâm, sưng, viêm, khô, nứt nẻ,…

Tuy dị ứng son môi không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để tình trạng dị ứng quá lâu, mẹ có thể gặp những tình trạng biến chứng nặng hơn như biến dạng, sưng tấy, hoặc bội nhiễm. Thêm vào đó, nếu các mẹ vẫn cố gắng sử dụng những loại son này, các thành phần hóa chất trong son cũng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ qua đường dây rốn.

Mụn rộp môi (Herpes)

Mụn rộp môi hay còn được gọi bệnh Herpes, là tập hợp các mụn nước nhỏ tập hợp thành từng mảng trên hoặc xung quanh môi. Tình trạng này diễn ra khi người mẹ bị nhiễm virus herpes simplex (HSV).

Cũng như các tình trạng mụn nước do viêm da môi, mụn nước do Herpes cũng gây ngứa và nóng rát khi bị vỡ ra. Với những mẹ có sức đề kháng yếu, bệnh có thể điều trị nhưng sẽ tái đi tái lại nhiều lần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mụn nước ở môi cũng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan khác như:

– Vùng môi tiếp xúc trực tiếp với tia UV

– Da môi bị bỏng do nhiệt.

– Xuất hiện tổn thương vùng môi hoặc nướu.

– Sử dụng các liệu trình xâm lấn như: xăm môi, xóa sẹo, lạm dụng laser.

– Suy giảm miễn dịch

– Stress, mệt mỏi kéo dài.

– Dị ứng với thực phẩm.

Nhìn chung, cho dù mụn nước xuất hiện với bất kỳ lý do nào, mẹ bầu cũng không được chủ quan. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nhận biết cơ bản, chị em nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân và có biện pháp xử lý, kiểm soát kịp thời.

Mụn nước do virus Herpes gây ra có thể xuất hiện trên môi
Mụn nước do virus Herpes gây ra có thể xuất hiện trên môi

Bà bầu bị mụn nước ở môi dấu hiệu nhận biết?

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng mọc mụn nước trên môi còn tùy thuộc nhiều vào nguyên nhân mà mẹ gặp phải. Trong trường hợp mẹ bầu bị mụn nước do các vấn đề cơ bản như: dị ứng, nhiệt miệng, thời tiết,… thì da môi có thể chỉ xuất hiện một số tình trạng cơ bản như: nóng, ngứa ran trên môi, các hạt mụn nước mọc li ti. Khi tiếp xúc quá nhiều hoặc bị tác động, chúng có thể vỡ ra, gây ngứa và đau rát. Nếu không vệ sinh và chăm sóc cẩn thận có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm.

Trong trường hợp mẹ bầu bị mụn nước cho nhiễm virus Herpes thì hầu như không có triệu chứng ngay lập tức. Đặc biệt, loại virus này có thể truyền cho người khác, mặc dù chưa có dấu hiệu bị phồng rộp da. Dưới đây là những giai đoạn thường gặp ở người bị nhiễm Herpes:

– Ngứa da và châm chích: Cảm giác ngứa ran sẽ xuất hiện trên môi và quanh miệng trong 1-2 ngày trước khi nổi mụn nước.

– Giai đoạn nổi mụn nước: Các vết phồng rộp có xu hướng mọc dọc theo mép môi, ngoài ra một số nốt mụn cũng có thể mọc trên mũi và gò má.

– Xuất hiện dịch chảy ra và kết vảy: Khi các vết phồng rộp vỡ ra, sẽ để lại vết thương hở, tiếp đó là xuất hiện rỉ dịch và đóng vảy.

Trên thực tế, mỗi người sẽ có những biểu hiện mụn rộp môi có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, có bị nhiễm trùng hay là lần tái phát thứ mấy. Nếu mẹ bị Herpes lần đầu có thể đi kèm theo các triệu chứng như sốt, lạnh run, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết. Đặc biệt, bệnh này có thể lây nhiễm qua trẻ em 5 tuổi. Một số bé nhiễm bệnh sẽ bị lây sang những nơi khác trên cơ thể như ngón tay, xung quanh mắt.

Bà bầu bị mụn nước ở môi có sao hay không?

Với các dạng nổi mụn nước thông thường do những yếu tố khách quan như: môi trường, nóng trong người, dị ứng,… thì không quá nguy hiểm. Mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng những loại thuốc bôi phù hợp, kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh để đẩy lùi bệnh.

Tình trạng mọc mụn nước ở môi do yếu tố khách quan thì không quá nguy hiểm
Tình trạng mọc mụn nước ở môi do yếu tố khách quan thì không quá nguy hiểm

Tuy nhiên, với các mẹ bị mọc mụn nước do nhiễm virus Herpes thì là một chuyện hoàn toàn khác. Khi thai phụ bị nhiễm virus Herpes, con sẽ gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt với những mẹ bị nhiễm virus Herpes lần đầu. Không chỉ vậy, theo thống kê thì những mẹ bị nhiễm virus herpes khi mang thai trong lần đầu, con cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus lên đến 30% – 60%. Vì trong giai đoạn đầu đời, con chưa có đủ đề kháng để tự mình chống lại loại virus này.

Trong trường hợp mẹ tái nhiễm virus HSV, nguy cơ lây bệnh sang con chỉ còn 3%, thậm chí nếu mẹ nhiễm virus nhưng không có sang thương bóng nước thì khả năng lây qua con còn dưới 1%. Tuy nhiên, những tổn thương mà thai nhi có thể mắc phải khi mẹ bị nhiễm virus Herpes sẽ liên quan đến hai bộ phận quan trọng là não hoặc mắt.

Herpes không lây nhiễm qua dòng sữa, nên mẹ vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, trẻ có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc vào vết loét, vết rộp phồng, dịch rỉ ra có trên bầu vú của người mẹ. Cách khắc phục cho tình trạng này là nhờ người thân bơm, vắt sữa ra để trẻ bú. Người mẹ bị nhiễm bệnh không nên tự cho bé bú, cũng như không được chạm vào vết loét cho đến khi thương lành hẳn. Trong thời gian đó, người mẹ cần điều trị bằng những thuốc kháng virus để giảm thiểu nguy cơ lây lan cho trẻ và những người xung quanh.

Để an toàn cho cả mẹ và trẻ, tốt nhất ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa sản để được thăm khám và tư vấn. Từ đó tìm ra những biện pháp chủ động phòng tránh lây nhiễm sang con.

Bà bầu bị mụn nước ở môi có trị được không?

Với những mẹ bị mụn nước ở môi thông thường, tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị bằng một số loại sản phẩm bôi ngoài da. Kết hợp cùng chế độ sinh hoạt lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dần cải thiện tình trạng.

Với những mẹ bị nổi mụn nước do nhiễm virus Herpes. Các mẹ cần lưu ý, nếu mẹ bị mụn rộp sinh dục trước khi mang thai thì nguy cơ lây nhiễm cho bé sẽ khá thấp. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu bị nhiễm Herpes ở giai đoạn cuối thai kỳ thì trẻ có nguy cơ lây nhiễm rất cao (từ 30-60%). Lúc này, hệ thống miễn dịch của mẹ và trẻ đều không đủ khỏe để có khả năng chống lại virus.

Các loại mụn nước khác có thể không gây hại đến sức khỏe, tuy nhiên mụn rộp nước (Herpes) thì khác. Do đó, mẹ không nên chủ quan khi xuất hiện tình trạng bất thường này. Herpes có thể gây ra một số ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ, cụ thể:

Đối với mẹ

Virus Herpes sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có các triệu chứng cơ bản đến nguy hiểm hơn như: ngứa ngáy tại cơ quan sinh dục, đau đầu, rối loạn tiểu tiện, sốt, viêm màng não, ung thư cổ tử cung, sẩy thai hoặc sinh non.

Đối với bé

Thai nhi sẽ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi mẹ bị nhiễm virus Herpes trong thời gian mang thai. Do thời điểm này, hầu như tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ đều đang phát triển. Những ảnh hưởng nhỏ cũng đủ gây cản trở cho sự thay đổi tế bào. Đặc biệt, virus Herpes có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm phổi, điếc, viêm màng não, động kinh, mù lòa hoặc thậm chí là tử vong.

Người mẹ đang mang thai cần cẩn thận để không mắc phải mụn rộp sinh dục, tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng việc virus lây nhiễm từ mẹ sang con. Nếu mẹ được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh rộp mụn nước, đồng thời các bác sĩ thấy những dấu hiệu ổ dịch sắp xuất hiện trong thời điểm sinh nở, sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu nghi ngờ bị nhiễm virus Herpes trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thì nên báo lại với bác sĩ từ sớm để được thăm khám và kiểm tra cẩn thận.

Cách trị mụn nước ở môi cho bà bầu hiệu quả?

Để điều trị cho bà bầu bị mụn nước ở môi hiệu quả, chị em có thể tham khảo một số phương pháp an toàn sau:

Kem, thuốc bôi ngoài da

Cơ địa của phụ nữ mang thai khá đặc thù. Do đó, mẹ nên cẩn thận với các loại thuốc uống và bôi ngoài da. Với những mẹ bị nhiệt miệng nhẹ đến trung bình có thể sử dụng một số loại kem, thuốc bôi ngoài da có tác dụng nhẹ nhàng như:

– Thuốc nhiệt miệng Smart Fresh: Smart Fresh là dòng sản phẩm hỗ trợ và điều trị nhiệt miệng, phồng rộp da được sản xuất bằng công nghệ khá đặc biệt. Sản phẩm được bào chế dưới xịt mang đến sự tiện lợi và nhanh chóng, đồng thời các thành phần cũng tương đối lành tính, có thể sử dụng cho cả mẹ bầu và trẻ em từ 3 tháng tuổi.

– Miếng dán nhiệt miệng Taisho: Miếng dán Taisho Nhật có thành phần an toàn và bào chế lành tính với làn da nhạy cảm của mẹ và trẻ.

– Thuốc bôi Lactuca: Đây là một dạng thuốc bôi thảo dược có chứa các thành phần thảo dược như: Dịch chiết rau ngót, diếp cá, hoa cúc, bồ công anh, tinh dầu húng chanh cùng một số phụ liệu đi kèm khác. Sản phẩm có thể sử dụng cho mẹ khi đang mang thai và cho con bú, với công dụng giảm nhiệt miệng, lở miệng, viêm nhiễm.

Với các mẹ bị nổi mụn nước do virus Herpes, mẹ có thể sử dụng thuốc kháng virus herpes để ức chế cho bệnh không bùng phát. Tuy nhiên mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để phòng ngừa các rủi ro về sức khỏe, cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Nếu mọc mụn nước do bị nhiệt miệng, mẹ bầu có thể dùng một số sản phẩm bôi ngoài da lành tính
Nếu mọc mụn nước do bị nhiệt miệng, mẹ bầu có thể dùng một số sản phẩm bôi ngoài da lành tính

Ngoài ra, với các mẹ bị nổi mụn nước do dị ứng, mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến bản thân bị nổi mụn nước. Theo đó, có thể nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ tìm ra những sản phẩm phù hợp, đồng thời điều trị triệt để tình trạng này.

Tự nhiên

So với các loại kem, thuốc bôi ngoài da; cách điều trị tình trạng bà bầu bị mụn nước ở môi bằng thiên nhiên có tính an toàn cao, nên được nhiều người khuyến khích hơn. Với những tình trạng mụn nước mọc do nhiệt, dị ứng nhẹ, mẹ có thể tự cải thiện tình trạng bằng các nguyên liệu như:

– Mật ong: Với lượng vitamin E dồi dào và khả năng cấp ẩm, hồi phục tuyệt vời; Mẹ có thể cải thiện tình trạng nhiệt miệng, dị ứng bằng cách súc miệng bằng nước ấm. Sau đó bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt, mụn nước. Duy trì 1 ngày 2-3 lần để vết thương nhanh chóng phục hồi.

– Dầu dừa: Lấy một chút dầu dừa thoa lên vết nhiệt, mụn nước hoặc trộn chung với một chút mật ong theo tỷ lệ 2:1 rồi bôi lên khu vực tổn thương. Tuy trì 1 ngày 2-3 lần để vết mụn nước, nhiệt miệng nhanh phục hồi.

– Khế chua: Trong khế chua có chứa các thành phần đặc trưng như Acid Oxalic, Vitamin B1, B2, C, P,… Đây là những chất có tính giải nhiệt rất tốt. Để thực hiện, mẹ chỉ cần cắt khế chua thành từng lát mỏng, đun sôi với nước lọc rồi dùng hỗn hợp nước này chấm lên vết mụn nước.

– Nha đam: Để làm dịu da và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng hơn, mẹ có thể sử dụng nhựa hoặc gel nha đam, bôi trực tiếp lên nốt mụn nước hoặc khu vực bị ngứa rát. Thành phần trong nha đam có thể giúp làm dịu da tức thì, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi tự nhiên cho da.

– Sữa chua: Sữa chua có khả năng tạo một ra một lớp bảo vệ tạm thời, giúp ngăn ngừa sự kích ứng và làm dịu da rất hiệu quả.

Những nguyên liệu tự nhiên được đánh giá khá an toàn, tuy nhiên chỉ phù hợp với những mẹ bầu bị nhiệt, dị ứng nhẹ. Trong trường hợp mẹ bầu có vết lở loét nặng, đã nhiễm trùng thì nên đến bác sĩ để được thăm khám và kê toa những loại thuốc bôi phù hợp. Đặc biệt, những mẹ đang nghi ngờ bản thân bị nổi mụn nước do virus Herpes, nên đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để có những chẩn đoán chính xác.

Trị mụn nước ở môi cho bà bầu cần lưu ý gì?

Để điều trị tình trạng bà bầu bị mụn nước ở môi hiệu quả, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau để giúp da nhanh chóng phục hồi:

– Súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày để kháng viêm, khử khuẩn.

– Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, chiên rán, nhiều gia vị.

– Không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

– Tập thể dục đều đặn để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng.

– Luôn giữ tay sạch sẽ, không chọc/sờ hoặc lấy vật nhọn đâm vào mụn nước.

– Cần chắc chắn “đối tác” không bị mắc bệnh Herpes hoặc đã từng mắc bệnh Herpes trước đó. Nếu mẹ bị mụn nước do virus Herpes rất dễ bị lây lan, nên chủ động hạn chế tiếp xúc với người khác, dùng chung dụng cụ cá nhân hoặc chạm tay vào mụn nước – đặc biệt khi chúng bị vỡ.

– Tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhìn chung, mụn nước ở môi cũng là tình trạng khá phổ biến ở mẹ bầu. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này phần lớn là do nhiệt miệng. Vì vậy, khi phát hiện mình bị mọc mụn nước ở môi, mẹ đừng quá hoang mang. Hãy bình tĩnh và kiểm tra thật kỹ chế độ dinh dưỡng, lối sống và tiền sử bệnh của người chồng. Nếu nguyên nhân đến từ nhiệt miệng, dị ứng, mẹ nên theo dõi và tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Trong trường hợp mọc mụn do virus Herpes, mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ sản khoa thăm khám, đánh giá và có hướng xử lý cụ thể,

Trên đây là những chia sẻ về thông tin bà bầu bị mụn nước ở môi cơ bản mà mẹ cần biết. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds