Phụ nữ mang thai thường đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Trong đó, sự thay đổi rõ nhất chính là làn da. Ngoài các vấn đề nám sạm, mụn trứng cá thì chàm thai kỳ cũng là một bệnh lý phổ biến ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu bị nổi chàm ở da khó điều trị hơn so với những trường hợp thông thường. Bởi lúc này một số phương pháp có thể không phù hợp, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị để có biện pháp khắc phục an toàn.
Bà bầu bị nổi chàm ở da nguyên nhân do đâu?
Chàm thai kỳ xuất hiện trong quá trình mang thai và đa số các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây chàm tương đối phức tạp, khó nói chính xác nhưng có liên quan mật thiết với yếu tố cơ địa và một số yếu tố tác động bên ngoài. Đối với phụ nữ mang thai, da nổi chàm thường do một số yếu tố động lực dưới đây:
Rối loạn nội tiết tố
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố, khiến lượng hormone estrogen và progesterone có xu hướng tăng mạnh. Chính sự tăng hormone đột ngột trong cơ thể khiến cho các cơ quan và làn da gặp phải những vấn đề tiêu cực. Trong đó, có sự bùng phát bệnh chàm trên da.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố đột ngột làm tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch đối với các tác nhân kích thích, cũng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da.
Chức năng miễn dịch suy giảm
Hệ miễn dịch được xem là “hàng rào” bảo vệ cơ thể, một khi hệ miễn dịch suy yếu cơ thể rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại. Đối với mẹ bầu – nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng miễn dịch có xu hướng giảm hơn so với người bình thường. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi để bệnh chàm và các bệnh lý ngoài da bùng phát.
Tâm lý căng thẳng
Tuy đón nhận tin vui nhưng hầu hết các mẹ bầu lần đầu mang thai đều lo lắng, căng thẳng. Trạng thái không thoải mái kết hợp với những thay đổi bên trong cơ thể cũng chính là tác nhân làm bà bầu bị nổi chàm trên da.
Di truyền từ gia đình
Theo một số nghiên cứu, các bệnh da liễu mãn tính nói chung và bệnh chàm nói riêng đều có khả năng di truyền cao. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh chàm, viêm da bã tiết,,… thì nguy cơ mắc bệnh chàm cao trong thời gian mang thai cao hơn so với những người bình thường.
Tiếp xúc với dị nguyên
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi đột ngột và hệ miễn dịch trở nên khá nhạy cảm. Thời điểm này, nếu mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên (phấn hoa, nấm mốc, lông động vật,… ), có thể làm hệ miễn dịch tăng tính đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên, phóng thích histamin vào da và gây bùng phát bệnh chàm.
- Tham khảo thêm: Cách trị sạm da cho bà bầu an toàn hiệu quả nên tham khảo
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị nổi chàm ở da?
Bệnh chàm da (eczema) là tình trạng da liễu mãn tính có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào – kể cả phụ nữ mang thai. Chàm là một dạng viêm da khô, bong tróc, da sần sùi và bị đỏ rát. Nếu vô tình để vết chàm tiếp xúc với môi trường chứa các chất hóa học như Cl, NaCl,… sẽ gia tăng cảm giác đau rát hoặc khiến cho tình trạng viêm da trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn.
Bị chàm khi mang thai, làn da của mẹ bầu xuất hiện một số triệu chứng:
– Các vùng da trên cơ thể bị nổi mẩn đỏ kèm với triệu chứng ngứa ngáy khắp người. Mẩn đỏ nổi thành từng đám da và sưng tấy hơn các vùng da xung quanh.
– Tổn thương da mạn tính: Da khô, bong tróc từng mảng, đau rát khó chịu
– Xuất hiện mụn mủ đầu trắng và nổi cộm
– Các nốt mụn đầu đỏ lan khắp cả người
Tổn thương da do nổi chàm ở mẹ bầu thường kéo dài hơn so với người bình thường. Do các mẹ bầu thường có sức đề kháng giảm, sức khỏe yếu và nồng độ hormone không ổn định. Chính vì thế, mẹ bầu nên nhận biết dấu hiệu sớm và kịp thời thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không được tự xử lý những vết thương do chàm tại nhà.
Bà bầu bị nổi chàm ở da có nguy hiểm không, có ảnh hưởng thai nhi không?
Bệnh chàm là một dạng tổn thương da mạn tính, xuất hiện trong thời gian mẹ bầu mang thai chủ yếu do sự thay đổi về hormone. Bệnh thường xuất hiện ở mẹ lần đầu mang thai hoặc các mẹ có tiền sử bệnh chàm trước khi mang thai.
Các triệu chứng của bệnh chàm chỉ là những tổn thương ngoài da (da thô ráp, ngứa ngáy, đau rát,…) mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, phụ nữ mắc bệnh chàm khi mang thai sẽ không nguy hiểm, không xảy ra các biến chứng như sinh non, dị tật bẩm sinh hay sảy thai.
Tuy nhiên, bệnh chàm khó điều trị, đặc tính dai dẳng gây ngứa ngáy và khó chịu cho mẹ bầu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Điều này làm cho mẹ bầu bị ảnh hưởng về giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, khó chịu. Chính những triệu chứng không lành mạnh này gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mặc dù bệnh chàm thai kỳ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng có thể di truyền cho bé. Theo nghiên cứu, tỷ lệ di truyền lên đến 60%. Cho nên, bé có nguy cơ bị chàm cao và sẽ biểu hiện đặc điểm bệnh ở những tháng tuổi lớn hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu bị chàm trong thời gian mang thai cũng có nguy cơ di truyền cho bé các bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng,…
- Tham khảo thêm: Cách trị nám da cho bà bầu an toàn hiệu quả cho cả mẹ và bé
Cách điều trị chàm ở da cho bà bầu hiệu quả nhất
Mặc dù bệnh chàm thai kỳ không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Nhưng tình trạng dai dẳng, ngứa ngáy, đau rát làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu muốn nhanh chóng tìm một số biện pháp để kiểm soát triệu chứng trong thời gian này. Tuy nhiên, trong giai đoạn này áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị hay dùng thuốc đều có rủi ro cao hơn so với người bình thường. Các loại thuốc tự uống hay tự thoa đều không được khuyến khích trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.
Nguyên tắc điều trị bệnh chàm:
– Dùng thuốc/kem chống khô da, làm dịu da
– Chống nhiễm trùng.
– Chống viêm.
– Tư vấn cho người bệnh biết cách điều trị và phòng bệnh
Bác sĩ thường kê đơn thuốc tùy theo tình trạng cơ địa của mỗi mẹ. Thông thường, chàm có thể được điều trị bằng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ. Còn đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc steroid bôi da tại chỗ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng loại thuốc có thành phần này.
Theo các chuyên gia da liễu, mẹ bầu cần tránh sử dụng các phương pháp điều trị có chứa methotrexate (Trexail, Rasuvo) hay liệu pháp kết hợp thuốc psoralen với tia UV-A trong giai đoạn mang thai vì có khả năng gây hại cho thai nhi. Một số tài liệu cho thấy việc phơi nắng để tia UV tiếp xúc sẽ làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chọn khung giờ thích hợp để tránh da bị tổn thương. Đồng thời, cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về phương pháp này để đảm bảo phù hợp và an toàn.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể giảm bớt các triệu chứng ngứa, khó chịu, đau rát từ những biện pháp đơn giản tại nhà hay dùng nguyên liệu tự nhiên.
Chăm sóc và cải thiện chàm tại nhà
– Tắm rửa và vệ sinh da sạch sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn. Do phụ nữ mang thai có nội tiết tố thay đổi nên thường tiết nhiều mồ hôi, gây nóng và khó chịu nếu không vệ sinh sạch dễ hầm bí và tăng nổi chàm. Mẹ bầu nên tắm 2 lần/ ngày bằng nước ấm thay vì nước nóng và mặc quần áo rộng rãi để giảm ma sát lên da, đặc biệt những vùng da đang tổn thương.
Sữa Tắm Hữu Cơ Làm Sạch Trẻ Hóa Làn Da Mukti Botanique Wash
Sữa tắm Mukti Botanique Wash là sản phẩm sữa tắm toàn thân có nguồn gốc từ tự nhiên được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh. Sản phẩm giúp làm sạch và trẻ hóa làn da, với khả năng lấy đi bụi bẩn, mồ hôi trên da, kháng khuẩn và loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Thành phần đảm bảo lành tính và an toàn với chiết xuất từ thực vật bản địa như Cỏ Bốn Lá Đỏ, Lá Ô Liu, hoa Cúc La Mã, Nha Đam. Do đó, sản phẩm còn chống oxy hóa mạnh mẽ do chứa nhiều vitamin C, làm dịu da, giảm các kích ứng trên da đem đến cảm giác thoải mái.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, nhất là những vùng da bị chàm và bị rạn do mang thai. Việc dùng kem dưỡng ẩm làm tăng độ ẩm, sản sinh collagen, làm dịu và mềm vùng da đang bị tổn thương. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ/ chuyên gia Da liễu về loại kem phù hợp và an toàn.
- Xem ngay chi tiết sản phẩm tại đây:
Kem Dưỡng Ẩm Chuyên Sâu, Phục Hồi Màng Ẩm Mukti Marigold Hydrating Creme
Kem Dưỡng Ẩm Chuyên Sâu, Phục Hồi Màng Ẩm Mukti Marigold Hydrating Creme là sản phẩm dưỡng mà các mẹ bầu nên tham khảo và chọn lựa cho mình. Sản phẩm thích hợp cho mọi loại da, đặc biệt các có làn da khô dễ bong tróc, nứt nẻ, chàm da. Đồng thời, Marigold Hydrating Creme được sự ủng hộ của các mẹ bầu đã dùng trước đó và lời khuyên dùng từ các chuyên gia Da liễu.
Sản phẩm giàu dưỡng chất giúp cấp và dưỡng ẩm sâu thích hợp cho mọi tình trạng da khô, da cần cấp ẩm tức thì. Đồng thời, sản phẩm còn kích thích phục hồi màng hydrolipid bảo vệ da, thích hợp cho những làn da khô và hư tổn cần củng cố lại kết cấu làn da. Thành phần an toàn, chứa nhiều hoạt chất sinh học hiệu quả cao, được chiết xuất từ Mận Kakadu, Hoa Thanh Cúc và Chi Liễu để cải thiện hiệu quả độ đàn hồi và săn chắc cho da cùng bảo vệ da dài lâu, làm dịu và giảm kích ứng cho da.
- Xem ngay chi tiết sản phẩm tại đây:
Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion
Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion là sữa dưỡng thể hữu cơ giúp cấp và dưỡng ẩm cho mẹ bầu. Sản phẩm được các chuyên gia Da liễu khuyên dùng cho cả mẹ bầu và mẹ sau sinh vì thành phần lành tính và an toàn.
Mukti Botanique Lotion giàu dinh dưỡng cho da với sự hòa quyện của các tinh dầu và bơ thực vật bản địa, kết hợp cùng chiết xuất dịu mát từ nha đam, Mận Kakadu bản địa Úc, hạt Gỗ Đàn Hương và hoa Chuột Túi. Từ đó, đem đến hiệu quả dưỡng ẩm sâu giúp da mịn màng, căng mướt, tươi trẻ, rạng rỡ mà không gây nhờn rít. Hơn nữa, sản phẩm có mùi hương cam chanh tự nhiên giúp mẹ bầu thư giãn, thoải mái khi sử dụng.
– Để giảm tình trạng ngứa và sưng ở vùng da chàm, mẹ bầu có thể dùng khăn mát chườm lên vùng da nổi chàm trong vòng 10-15 phút. Trường hợp bị chàm lan rộng toàn cơ thể, mẹ bầu có thể ngâm mình trong nước mát để giảm tình trạng.
- Xem ngay chi tiết sản phẩm tại đây:
Cải thiện chàm từ thảo dược thiên nhiên
Một số thảo dược từ thiên nhiên có thể giúp mẹ bầu giảm được tình trạng sưng, ngứa, đau rát:
Lá trầu không
Các hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng nấm, ức chế sự phát triển của virus. Hơn nữa, thảo dược này còn có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và giảm kích ứng cho vùng da bị tổn thương.
Dùng lá trầu không ngâm và tắm là mẹo dân gian chữa chàm da an toàn cho mẹ bầu. Thế nhưng, với những vết thương loét, hở không nên dùng vì tinh dầu trong lá trầu không có thể gây đau rát.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị một nắm lá trầu không, ngâm muối và rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
– Vò xát nhẹ ra tinh dầu
– Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá trầu đã vò vào
– Tiếp tục đun trên bếp khoảng 5 phút nữa và cho nửa muỗng muối vào khuấy đều
– Để nguội rồi đổ ra chậu và pha thêm nước lạnh ở độ ấm vừa phải
– Rồi dùng nước lá trầu không tắm
Nha đam
Trong gel nha đam chứa các thành phần có lợi cho da như polyphenol, các vitamin, acid amin, nước,… Các chất này đều có tác dụng xoa dịu vùng da tổn thương, tăng thêm độ ẩm, giảm tình trạng thô ráp, nứt nẻ.
Ngoài ra, gel nha đam còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương do chàm.
Cách thực hiện:
– Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương
– Dùng một ít gel nha đam bôi lên da
– Đợi lớp gel khô rồi thoa tiếp 3-4 lần nữa trên vùng da bị tổn thương
– Rồi rửa lại với nước sạch
Búp chè non
Trong búp chè non có thành phần tanin cao có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm sưng cho vết thương. Ngoài ra, trong búp chè non còn bổ sung nhiều khoáng chất, acid amin, các chất chống oxy hóa cao giúp phục hồi tế bào hư tổn, ngăn ngừa tổn thương lan rộng và tiêu viêm.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị vài búp chè non đem đi rửa sạch và để ráo
– Làm sạch vùng da bị tổn thương
– Giã búp chè non rồi đắp lên vùng da tổn thương
– Rồi rửa lại bằng nước sạch hoặc có thể để qua đêm
Trị chàm ở da cho bà bầu cần lưu ý những gì?
Chàm có thể tái phát và bùng phát dữ dội nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì thế để kiểm soát tình trạng mẹ bầu nên lưu ý:
– Tránh dùng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa mạnh. Nên sử dụng loại không chứa SLS/SLES, không chứa hương liệu nhân tạo.
– Bôi kem/dầu cấp ẩm ngay sau khi tắm và đảm bảo da luôn ẩm 24/24.
– Tránh tắm nước nóng vì nhiệt độ cao (>36 độ C) sẽ phá vỡ lớp màng lipid trên bề mặt da khiến da suy yếu. Từ đó, tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập vào da.
– Lựa chọn trang phục phù hợp, chất liệu mát mẻ như cotton, rộng thoáng trong thời gian mang thai, không sử dụng chất liệu len, dạ, lông.
– Trước khi sử dụng mỹ phẩm hay thuốc bôi chàm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh mua các loại đông y dân gian quảng cáo “trị chàm dứt điểm” không rõ thành phần trên mạng.
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho mẹ và thai nhi. Kết hợp bổ sung nhiều loại rau củ quả và ngũ cốc để cung cấp các vitamin, khoáng chất cũng như các dưỡng chất cần thiết cho làn da nói riêng và sức khỏe nói chung.
– Bổ sung nhiều nước, nếu các mẹ sống trong môi trường khô nên dùng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm cho làn da, tránh da khô, nứt nẻ.
– Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây kích ứng: hóa chất, phấn hoa, lông động vật, bụi,…
– Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng. Mẹ bầu không nên làm việc quá nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ, nên dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.
– Kết hợp với vận động để cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức khỏe làn da.
– Giữ vệ sinh trong nhà, giặt phơi ga, mùng mền và khăn thường xuyên. Mở cửa thông thoáng tránh không khí tù đọng.
– Không được chà xát, gãi mạnh ở những vùng da chàm.
Bà bầu bị nổi chàm ở da không nên ăn gì?
Để xác định được loại thực phẩm nào gây ra phản ứng chàm, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn kiêng bằng cách sau:
– Loại bỏ các thực phẩm phổ biến gây ra chàm
– Từ từ thêm từng loại thực phẩm vào chế độ ăn uống và theo dõi triệu chứng chàm trong vài tuần. Điều này nhằm xác định cơ thể có nhạy cảm với bất kỳ thực phẩm nào không.
– Để an toàn cho cơ thể, ngăn bệnh chàm bùng phát mẹ bầu nên loại bỏ các thực phẩm dưới đây khỏi thực đơn:
– Thực phẩm gây dị ứng: Nếu phụ nữ mang thai có tiền sử dị ứng, tuyệt đối không thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống vì có thể sẽ tạo điều kiện cho bệnh chàm bùng phát.
– Đồ hải sản: Thường trong hải sản có chứa hoạt chất arachidon làm tình trạng viêm và sưng trên da nghiêm trọng hơn.
– Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
– Mật ong nguyên chất: Hoạt chất sodium lauryl sulphate trong mật ong có thể gây kích thích dị ứng.
Ngoài ra, một số thực phẩm này cũng có thể làm tăng bệnh chàm ở mẹ bầu nên tránh: Gluten hoặc lúa mì, sản phẩm bơ sữa, thực phẩm có nhiều niken như trà đen, thịt hộp, socola, quả hạch, hạt giống, động vật có vỏ, đậu các loại như đậu lăng, đậu Hà Lan,…
- Tham khảo thêm: Cách trị mụn cho bà bầu an toàn hiệu quả không nên bỏ qua
Bà bầu bị nổi chàm ở da và các câu hỏi liên quan
Bà bầu bị nổi chàm có trị dứt điểm được không?
Đa số các trường hợp chàm thai kỳ sẽ tự biến mất khi mẹ bầu sinh con. Vì thời điểm này, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ dần ổn định. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn sẽ tiếp diễn sau sinh. Hoặc mẹ bầu vẫn có thể tăng tái phát chàm trong những lần mang thai tiếp theo. Do đó, để ngăn ngừa và kiểm soát chàm bùng phát mẹ bầu nên điều trị tại các bệnh viện/ cơ sở/ phòng khám uy tín với bác sĩ có chuyên môn.
Làm sao để ngăn ngừa chàm tái phát ở bà bầu
Thực tế, bệnh chàm có thể tái phát trong nhiều lần mang thai. Do đó sau khi kết thúc quá trình điều trị, mẹ bầu nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát:
– Luôn chăm sóc và vệ sinh da sạch sẽ để hạn chế tình trạng da suy yếu, tạo điều kiện cho các bệnh về da phát triển.
– Chỉ nên tắm trong khoảng 15 phút và hạn chế tắm bằng nước nóng.
– Lựa chọn trang phục theo thời tiết, tránh mặc đồ quá dày ở thời tiết nóng. Đặc biệt là những ngày hè, nên chọn chất liệu vải mỏng, mềm và thoáng mát.
– Không nên tự điều trị chàm da tại nhà bằng bất kỳ thuốc hay phương pháp điều trị nào. Mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu trình và sản phẩm phù hợp.
– Giữ ấm cơ thể và dùng máy tạo ẩm khi thời tiết khô, lạnh.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với luyện tập thể thao để tăng cường miễn dịch, đảm bảo sức khỏe thai nhi.
– Tránh tiếp xúc với các dị nguyên
– Tránh tâm trạng lo lắng, căng thẳng, lo âu trong giai đoạn mang thai.
Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về bệnh chàm da để có thêm kinh nghiệm chữa chàm khi mang thai. Để được giải đáp thêm thông tin về bệnh chàm hay các bệnh về da mẹ bầu đừng ngần ngại liên hệ hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được giải đáp chi tiết nhé! Chúc mẹ bầu luôn giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái trên con đường chào đón bé yêu.
Giới thiệu bác sĩ Huyền
Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.
Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!
Đặt lịch bác sĩ