#Bà bầu ăn sữa chua được không? Ăn nhiều có tốt?

Bà bầu ăn sữa chua được không

Sữa chua là được xem là món ăn nhẹ khá phổ biến tại nhiều nước. Với hương thơm đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe, sữa chua còn là một món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn chiều của trẻ em. Nếu trẻ em có thể sử dụng loại thực phẩm này, vậy bà bầu ăn sữa chua được không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua

Sữa chua có nguồn gốc từ sữa bò hoặc các loại sữa theo công thức cho lên men với một số chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Để sữa chua lên men thành công, quá trình này sẽ chủ yếu xảy ra do đường Lactose chuyển thành đường glucose, sau đó chuyển hóa thành acid pyruvic và cuối cùng là axit lactic. Theo các nghiên cứu, trong sữa chua có chứa các thành phần điển hình như:

Protein

Sữa chua được làm từ các loại sữa nguyên chất có thể chứa khoảng 8,5 g protein trong mỗi 245g sữa chua. Protein trong sữa chua thường được chia thành 2 loại là whey và casein. Cụ thể:

– Whey (váng sữa): Whey là nhóm protein chiếm 20% hàm lượng protein trong sữa chua. Thành phần này từ lâu đã khá phổ biến đối với các vận động viên và người tập thể hình.Không những vậy, chùng còn biết đến với khả năng giúp điều hòa huyết áp, giảm cân.

– Casein: Casein là thành phần protein chủ yếu của sữa (thường chiếm hơn 80% hàm lượng protein trong sữa). Trong đó phần lớn casein là dạng alpha-casein, không tan và ở dạng keo bền. Casein protein được biết nhiều đến khả năng giúp làm tăng sự hấp thụ các khoáng chất như canxi và phốt pho, đồng thời cũng có chức năng ổn định huyết áp.

Trong sữa chua có chứa khoảng 8,5 g protein mỗi 245g
Trong sữa chua có chứa khoảng 8,5 g protein mỗi 245g

Nhìn chung, Cả 2 loại này đều là hai nhóm protein chất lượng cao, giàu dưởng chất axit amin thiết yếu và mang nhiều chức năng có lợi cho cơ thể con người.

Chất béo

Theo thống kê, trong sữa chua có tới 400 loại chất béo khác nhau. Số lượng chất béo phụ thuộc vào loại sữa làm ra nó. Sữa chua có thể sản xuất từ tất cả các loại sữa như sữa nguyên kem, sữa ít béo hoặc không béo. Có đến 70% chất béo trong sữa chua là chất béo bão hòa nhưng chúng cũng chứa một ít lượng chất béo không bão hòa đơn.

Đường (Carbohydrat)

Trong sữa chua nguyên nhất chủ yếu tồn tại đường dưới dạng lactose và galactose. Hàm lượng các chất như sau:

– Hàm lượng lactose trong sữa chua thấp hơn sữa, quá trình lên men vi khuẩn của sữa chua sẽ làm cho lactose trong sữa bị phá vỡ và chuyển hóa thành galactose và glucose.

– Hầu hết glucose trong sữa chua sẽ được chuyển hóa thành axit lactic, đây cũng là nguồn gốc vị chua của loại thực phẩm này.

– Trên thực tế, cũng có một số loại sữa chua chứa sucrose (đường trắng) và đường hương liệu. Lượng đường trong sữa chua thường không cố định, tỉ lệ có thể giao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc cao hơn. Chất lượng sữa chua còn tùy thuộc vào loại sữa làm ra nó.

Các nhóm vitamin và khoáng chất

Tùy vào loại sữa chua sẽ có hàm lượng vitamin và khoáng chất khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn trong sữa chua đều có chứa: vitamin B12, canxi, photpho, Riboflavin,… Các nhóm chất này đều rất tốt cho cơ thể con người.

Probiotic

Nhắc đến thành phần sữa chua thì không thể nào bỏ qua thành phần Probiotic. Probiotic được xem là thành phần “thương hiệu” khi nhắc đến thực phẩm này. Đây là một loại vi khuẩn sống có tác động tích cực đến sức khỏe, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Các probiotic trong sữa chua chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria.

Bà bầu ăn sữa chua có tốt không?

Nhìn chung, sữa chua là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ các loại sữa và sữa bò. Các loại thực phẩm từ sữa luôn đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và trẻ. Vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng loại thực phẩm này mà không cần lo lắng việc ảnh hưởng cho sức khỏe.

Bà bầu ăn sữa chua được không
Bà bầu ăn sữa chua được không

Tuy nhiên, các chị em lưu ý là chỉ nên chọn những sữa chua ít đường và được làm 100% từ những loại sữa đã được xử lý (tiệt trùng). Tuyệt đối không dùng những loại sữa chua có nguyên liệu từ sữa thô, chưa qua xử lý. Bởi những loại sữa chưa được tiệt trùng hoặc thanh trùng sẽ có nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn như Listeria, bệnh thương hàn, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh sốt Q và bệnh brucella. Việc tiêu thụ các loại sữa không đảm bảo có thể khiến mẹ gặp các tình trạng:

– Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

– Xuất hiện các triệu chứng sốt, chân tay tê bì, mệt mỏi.

– Ngoài ra, nếu mẹ bị nhiễm các loại khuẩn trên trong thời gian mang thai sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và trẻ.

Bà bầu nên ăn sữa chua vào lúc nào?

Trên thực tế, sữa chua là thực phẩm được khuyên dùng cho bà bầu. Mẹ có thể ăn một lượng khoảng 200g mỗi ngày và sử dụng bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, để sữa chua phát huy tối đa công dụng, mẹ nên tham khảo 3 mốc thời gian sau:

Ăn sáng

Sữa chua là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn gia đình. Với mẹ bầu, bữa sáng là bữa ăn khá quan trọng. Để có một bữa ăn ngon miệng, đồng thời giúp sữa chua phát huy tối đa công dụng, chị em nên dùng sữa chua trộn với các loại hạt để ăn vào buổi sáng. Ngoài ra, mẹ có thể cho thêm một số loại trái cây yêu thích để bữa ăn thú vị hơn.

Ăn xế chiều

Ngoài 3 bữa ăn chính, xế chiều là bữa ăn cũng rất quan trọng cho sức khỏe của bà bầu. Đặc biệt, trong sữa chua có chứa 2 thành phần lợi khuẩn là lactobacillus acidophilus và bifidobacterium, chúng có chức năng cải thiện và tăng cường hệ tiêu hóa. Vào thời điểm này, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng bằng chọn cách ăn sữa chua với một số loại hoa quả có lợi cho đường ruột như: bơ, dâu, chuối, nho hoặc kết hợp cùng đá bào để tạo thành loại sữa chua dầm trái cây.

Trước khi đi ngủ

Cơ thể bà bầu rất dễ xảy ra hiện tượng đói đột ngột giữa đêm. Việc tiêu thụ protein casein trước khi đi ngủ sẽ giúp các chị em giảm cảm giác đói cồn cào lúc nửa đêm, đồng thời cũng không khiến đường ruột khó chịu vào sáng hôm sau. Ngoài ra, sữa chua cung cấp hàm lượng lớn canxi, canxi cũng được biết đến là thành phần giúp mẹ cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua vào buổi tối là sau khi ăn tối 30 phút đến 2 tiếng.

Sữa chua là thực phẩm được khuyên dùng cho bà bầu
Sữa chua là thực phẩm được khuyên dùng cho bà bầu

Các thời điểm bà bầu không nên ăn sữa chua

Nhìn chung, mẹ bầu có thể ăn sữa chua vào tất cả các thời điểm trong ngày. Tuy nhiên nếu bụng mẹ yếu, dạ dày thường xuyên bị đau hoặc trào ngược thì không nên ăn khi đang đói, bởi sữa chua có thể khiến cho acid trong dạ dày tăng cao. Tuy các dưỡng chất từ acid lactic cũng mang nhiều lợi ích cho đường ruột, tuy nhiên với các mẹ bị đau dạ dày, hàm lượng acid này sẽ phá hủy các acid tự nhiên trong dạ dày. Hơn nữa, protein trong sữa cũng có thể khiến mẹ có cảm giác no và mất cảm giác ngon miệng khi dùng bữa.

Lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe của mẹ bầu

Sở dĩ mẹ bầu có thể ăn sữa chua mà không cần lo lắng tác hại, là do thực phẩm này đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và trẻ. Điển hình phải kể đến những lợi ích như:

Cải thiện hệ tiêu hóa

Tỷ lệ lợi khuẩn đường ruột dồi dào trong sữa chua chính là nguồn năng lượng tuyệt vời cho đường ruột của mẹ. Mẹ bầu duy trì thói quen ăn sữa chua hàng ngày không chỉ giúp hệ tiêu hóa cải thiện hơn, mà cũng tăng cường quá trình hấp thụ thức ăn, giúp mẹ ăn ngon miệng; đồng thời giảm tình trạng táo bón hiệu quả.

Điều hòa nhiệt độ cơ thể

Thân nhiệt của thai phụ thường có xu hướng cao hơn người bình thường, tình trạng này khiến các mẹ có cảm giác nóng trong người, dễ đổ mồ hôi, tăng axit dạ dày và dễ ợ chua. Lúc này, sữa chua cũng là một thực phẩm giúp làm mát cơ thể các mẹ từ bên trong.

Bổ sung canxi

Cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều canxi để giúp trẻ phát triển. Trong trường hợp người mẹ bị thiếu canxi, quy trình này sẽ tự động lấy canxi từ xương để tăng cường vào phần thiếu này. Lượng canxi có trong sữa chua tương đối cao nên chị em có thể lựa chọn bổ sung hàng ngày để giúp hệ xương chắc khỏe hơn, nhờ đó mà thai nhi cũng tránh được nguy cơ còi xương. Ngoài ra, việc ăn sữa chua thường xuyên còn giúp thai phụ giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, đau lưng, đau nhức xương khớp trong suốt thai kỳ.

Cải thiện da khô và làm đều màu da

Phần lớn do ảnh hưởng từ nội tiết, nên da của bà bầu thường có xu hướng sạm hơn trong giai đoạn mang thai. Việc mất cân bằng hormone còn có thể khiến làn da bị khô, dễ mọc mụn hơn bình thường. Việc dung nạp sữa chua sẽ giúp mẹ cung cấp hàng lượng vitamin E cho cơ thể, cải thiện làn da từ bên trong.

Cải thiện hệ miễn dịch

Lợi khuẩn trong sữa chua luôn được so sánh như một chiếc “khiên” bảo vệ sức khỏe, chúng có khả năng đánh bại và thông báo đến hệ miễn dịch các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng chống lại các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Kiểm soát cân nặng hợp lý cho bà bầu

Tăng cân quá nhiều khi mang thai là “nỗi ám ảnh” mà hầu hết mẹ nào cũng sợ, bởi việc tăng cân quá nhanh không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phát triển của con. May mắn là nếu chị em duy trì thói quen ăn sữa chua mỗi ngày giúp kiểm soát cân nặng rất tốt, nguyên nhân là trong sữa chua có chứa các thành phần giúp điều hòa hormone kích thích cơn “đói” (ghrelin- hormone). Đồng thời, lượng protein cao trong sữa chua sẽ làm giảm sự thèm ăn ở mẹ bầu.

Bà bầu ăn sữa chua như thế nào là đúng cách?

Có lẽ những chia sẻ trên đã phần nào giúp các chị em trả lời được cho câu hỏi bà bầu ăn sữa chua được không. Trên thực tế, sữa chua là thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho bà bầu. Hương vị của chúng cũng thơm ngon và khá dễ sử dụng, nên không chỉ bà bầu mà nhiều chị em cũng rất thích.

Chị em nên kết hợp sữa chua với một số nguyên liệu như: ngũ cốc, sinh tố, trái cây,... để thưởng thức
Chị em nên kết hợp sữa chua với một số nguyên liệu như: ngũ cốc, sinh tố, trái cây,… để thưởng thức

Trên thực tế, không có cách ăn sữa chua nào gọi là “đúng cách”. Các mẹ hoàn toàn có thể duy trì thói quen ăn sữa hàng ngày mỗi ngày trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, lưu ý là nên chọn các loại sữa chua ít đường là được sản xuất từ các loại sữa đã được tiệt trùng hoặc thanh trùng. Ngoài ra, chị em nên kết hợp sữa chua với một số nguyên liệu như: ngũ cốc, sinh tố, trái cây,… để thưởng thức.

Gợi ý món ăn từ sữa chua cho bà bầu

Để giúp mẹ bầu duy trì thói quen ăn sữa chua, đồng thời để các món ăn thêm phần lạ miệng, chị em có thể tham khảo một số món ăn từ sữa chua như:

Sinh tố sữa chua

Nghe có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng món sữa chua xay này là công thức đang được nhiều chị em truyền tai nhau, và áp dụng trong các bữa ăn để bảo vệ sức khỏe và giữ gìn vóc dáng. Để hoàn thành món sinh tố sữa chua, mẹ hãy làm theo công thức sau:

– Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường (để ngăn đông trong vòng 2-3 tiếng)

– Chuẩn bị các loại nguyên liệu phụ: bột cacao không đường, dâu tây, ray xanh, bơ lạt,… (thành phần này không hạn chế, hãy chuẩn bị dựa theo nhu cầu cá nhân của mẹ)

– Cho sữa chua và một ít mật ong vào máy xay để điều chỉnh vị ngọt. Bỏ thêm các nguyên liệu yêu thích vào xay chung cùng sữa chua

– Cho hỗn hợp ra ly và thưởng thức.

Sữa chua dầm

Sữa chua dầm là món ăn khá phổ biến, nhưng vô cùng nổi tiếng tại các hàng quán. Mẹ có thể hoàn thành món ăn này với nguyên liệu và cách thực hiện đơn giản như:

– Chuẩn bị 1 hộp sữa chua không đường, các loại trái cây yêu thích như: cam, xoài, bơ, dâu, chuối, táo…

– Cắt trái cây thành từng miếng vừa ăn.

– Cho tất cả trái cây và sữa chua vào tô, trộn đều và thưởng thức.

Ngũ cốc sữa chua

Đây là món ăn nổi lên tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều chị em sử dụng công thức của món ngũ cốc sữa chua này để làm bữa sáng hàng ngày. Với công thức vô cùng đơn giản là: sữa chua trộn với ngũ cốc, chị em sẽ có một bữa ăn chất lượng giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng protein dồi dào góp phần ổn định huyết áp.

Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn sữa chua

Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên sữa chua chỉ tốt khi mẹ ăn đúng cách. Do đó, để sữa chua phát huy tối đa công dụng, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn trong khoảng 30 phút – 2 giờ.

– Không ăn các loại sữa chua quá hạn sử dụng, cận date hoặc bảo quản trong môi trường không phù hợp, các loại sữa chua này có khả năng đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn khác bên trong.

– Không ăn sữa chua khi đói, điều này khiến bụng mẹ cồn cào, khó chịu hơn.

– Nên chọn các loại sữa chua không đường hoặc ít đường để bảo vệ sức khỏe.

– Chỉ nên ăn sữa chua trong 2 giờ sau khi đã mở nắp.

– Không nên làm ấm lại vì có thể làm thay đổi giá trị dinh dưỡng trong sữa chua.

– Không ăn quá nhiều trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, mẹ chỉ nên ăn 1-2 hộp mỗi ngày thôi nhé.

– Tránh ăn các loại sữa chua được làm từ sữa thô chưa qua xử lý, chưa được thanh trùng hoặc tiệt trùng.

Trên đây là những chia sẻ về thông tin bà bầu ăn sữa chua được không. Hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng trong thai kỳ. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds