#Bà bầu uống nước dừa được không? Uống thế nào là đúng cách?

bà bầu khi uống nước dừa

Được mệnh danh là “thức uống của Mẹ Thiên nhiên”, nước dừa đã và luôn là cái tên được lòng hầu hết các chị em. Tuy được chứng minh có nhiều tác dụng có lợi với phụ nữ có thai, tuy nhiên nhiều chị em vẫn chưa biết cách uống nước dừa để có lợi cho trẻ. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin bà bầu uống nước dừa đúng cách qua bài viết sau.

Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa

Nước dừa là loại trái có vị ngọt thanh mát tự nhiên. Nước dừa được hình thành dưới dạng carbohydrate dễ tiêu hóa từ đường và chất điện giải. Theo nghiên cứu từ USDA cung cấp, trong 240gr 100% nước dừa có chứa khoảng: 44 calo, 0g chất béo, 64mg Natri, 10.4g Carbohydrate, 0g chất xơ, 9.6g đường, 0.5g chất đạm.

Nước dừa là loại trái có vị ngọt thanh mát tự nhiên
Nước dừa là loại trái có vị ngọt thanh mát tự nhiên

Bên cạnh đó, trong 100% nước dừa chứa khoảng 9 gam đường tự nhiên và 24mg vitamin C. Với khối lượng này, nước dừa chiếm khoảng 32% trong chế độ ăn cho phụ nữ và 27% cho nam giới. Vì vậy có thể nói nước dừa là loại thức uống cung cấp vitamin C tuyệt vời.

Bên trong quả dừa cũng có chứa các thành phần khác như thiamin, vitamin B (nằm trong tầm 8% mức khuyến nghị), kali (tầm 404 mg hoặc 16% cho phụ nữ và 12% cho nam giới), mangan (tầm 0,5mg hoặc 28% cho phụ nữ và 22% cho nam giới). Nước dừa cũng cung cấp một lượng nhỏ các nhóm khoáng chất như magie, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và đồng.

Khi nào bà bầu nên uống nước dừa?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các chị em phụ nữ thường gặp phải tình trạng ốm nghén, nôn mửa, khó chịu. Do đó trong thời gian này, các mẹ nên tránh các thực phẩm có thể làm tăng các tình trạng này. Nước dừa cũng là loại trái nằm trong danh sách cần lưu ý, vì trong nước dừa có chứa lượng chất béo cao có thể khiến dấu hiệu ốm nghén ngày càng nặng hơn.

Chị em bầu bì bị hạ huyết áp không nên uống nước dừa
Chị em bầu bì bị hạ huyết áp không nên uống nước dừa

Ngoài ra, nước dừa được cho là loại trái mang tính âm, khi uống sẽ gây ra tình trạng mềm cơ, hạ huyết áp. Do đó chị em bầu bì bị hạ huyết áp thấp không nên uống nước dừa. Các mẹ có sức khỏe bình thường có thể uống, tuy nhiên chỉ nên uống trong lượng vừa đủ, không lạm dụng.

Bước qua thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất, trẻ sẽ dần ổn định hơn. Bắt đầu vào giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ thì mẹ nên uống nước dừa để bổ sung dưỡng chất và duy trì nước ối cho thai nhi. Trong thời gian này, mẹ có thể uống nước dừa đều đặn, mỗi ngày chị em nên dùng một ly nước dừa tươi và giảm dần vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Không nên uống nước trong trường hợp nào khi mang thai?

Tuy duy trì thói quen uống nước dừa rất tốt cho sự phát triển của trẻ, nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên uống loại nước này. Chỉ khi Bà bầu uống nước dừa đúng cách mới nhận được những lợi ích đáng kể từ chúng. Ngoài ra, mẹ không nên uống nước dừa nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

– Cơ thể người mẹ khó chịu, mệt mỏi, thường xuyên nôn ọe

– Thai phụ có tiền sử hạ huyết áp, suy nhược cơ thể

– Chị em có chẩn đoán bị đa nước ối cũng không nên uống nước dừa ở những tháng cuối thai kỳ, 3 tháng giữa có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung

– Mẹ bầu hay có thói quen tiểu đêm, tiểu rắt không nên uống nhiều nước dừa, đặc biệt là vào buổi tối

Duy trì thói quen uống nước dừa rất tốt cho sự phát triển của trẻ
Duy trì thói quen uống nước dừa rất tốt cho sự phát triển của trẻ

Lợi ích của nước dừa với bà bầu

Trong nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người, do đó nếu mẹ duy trì thói quen uống loại trái này cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích đáng kể. Đơn cử là các tác dụng chính như:

Tăng cường miễn dịch

Các dưỡng chất dồi dào trong nước dừa sẽ là thành phần hoàn hảo giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu. Đồng thời, axit lauric trong nước dừa cũng có tác dụng tốt cho việc kháng khuẩn, chống lại virus gây nhiễm trùng.

Bổ sung chất điện giải

Nước dừa chứa rất nhiều các chất điện giải có giá trị như kali, natri và magie… Đây là những chất điện giải giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng cho cơ thể, đồng thời điều chỉnh độ pH và duy trì sự hoạt động của các cơ.

Làm dịu các cơn trào ngược dạ dày, giảm táo bón hiệu quả

Các chất dinh dưỡng trong nước dừa có thể giúp mẹ bầu giải quyết 2 triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai ợ nóng và táo bón. Nước dừa không chỉ giúp cơ thể mẹ trao đổi chất, trung hòa axit và giảm trào ngược dạ dày, ợ nóng. Thêm vào đó, thường xuyên bổ sung nước dừa cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ cải thiện và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Bổ sung nước ối hiệu quả

Nước ối có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của thai nhi, vì vậy tình trạng thiếu hoặc khô ối vô cùng nguy hiểm với cả mẹ và trẻ. Song song đó, phương pháp tăng nước ối cho thai phụ bằng cách duy trì việc uống nước dừa đã được người xưa áp dụng khá phổ biến. Bởi cách đơn giản nhất để bổ sung lượng nước ối cho thai phụ là uống nhiều nước. Với khả năng cung cấp nước, chất điện giải và khoáng chất cho cơ thể, nước dừa chính là loại trái được lựa chọn cho việc này.

Bà bầu uống nhiều nước dừa rất có lợi cho tim mạch

Nước dừa có công dụng điều chỉnh huyết áp, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, cải thiện lưu thông máu, tốt cho tim mạch vì có chứa kali, magie, axit lauric, vitamin, protein…

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Những nghiên cứu tương tự khác trên động vật cũng cho thấy kết quả giảm nồng độ hemoglobin A1c. Nồng độ hemoglobin A1c thấp cũng đồng nghĩa với kết quả kiểm soát đường huyết khá tốt.

Trên thực tế, thành phần dinh dưỡng từ nước dừa rất phù hợp với chế độ dinh dưỡng của người bị tiểu đường. Trong 240ml nước dừa có chứa đến 3gr chất xơ với hàm lượng carb chỉ khoảng 6 gram. Ngoài ra, lượng magie cũng có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm của insulin.

Với phụ nữ mang thai, tiểu đường trong thai kỳ là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên do khá phổ biến nên nhiều chị em cũng rất chủ quan, do đứa trẻ được sinh ra từ thai phụ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh hơn bình thường. Ngoài ra, người mẹ bị tiểu đường cũng để lại nhiều hệ lụy khác trong quá trình sinh nở như: tăng nguy cơ sinh mổ, lây nhiễm bệnh lý qua cho trẻ… Vì vậy, mẹ bầu nên uống nước dừa từ tháng thứ 4 trở đi để ngăn ngừa tình trạng tiểu đường trong thai kỳ.

Bổ sung năng lượng

Do chứa nhiều chất điện giải và nguồn dinh dưỡng dồi dào, nước dừa sẽ là loại thức uống bổ dưỡng. Đồng thời giúp mẹ bổ sung năng lượng, giảm triệu chứng mệt mỏi, khó chịu và kiệt sức ở mẹ bầu.

Lợi tiểu

Ngoài việc cung cấp thêm nước và chất điện giải cho cho cơ thể, các khoáng chất cần thiết như magie, kali,… có trong nước dừa giúp mẹ bầu lợi tiểu. Từ đó loại bỏ độc tố và làm sạch đường tiết niệu. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu ở thai phụ.

Duy trì làn da khỏe mạnh trong thai kỳ

Nước dừa có chứa các thành phần chống oxy hóa tự nhiên cho làn da như cytokinin, vitamin C, Acid lauric,… Các thành phần này đều có tác dụng chống lại sự lão hóa của da, giúp da mềm mại và ngăn ngừa mụn trứng cá tốt hơn. Ngoài ra, các mẹ bầu duy trì thói quen uống nước dừa còn hạn chế được tình trạng rạn da, nứt da khi mang thai.

Trong nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người
Trong nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người

Một số lưu ý với bà bầu khi uống nước dừa

Tuy nước dừa là loại thức uống giàu dinh dưỡng và được đánh giá khá an toàn cho bà bầu, nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ, chị em cũng cần nắm những lưu ý sau:

– Nên bắt đầu uống nước dừa từ tháng thứ 4. Uống nước dừa trong tam cá nguyệt đầu tiên chỉ khiến các triệu chứng thai nghén trầm trọng hơn.

– Bắt đầu vào tháng thứ 4, mẹ bầu có thể uống mỗi ngày 1 trái dừa. Tuy nhiên nên giảm dần tần suất khi bước vào cuối thai kỳ (2-3 lần/tuần)

– Mẹ có thể uống nước dừa hàng ngày, tuy nhiên chỉ nên uống lượng vừa đủ, không nên uống thay nước lọc hoặc các loại nước hoa quả khác.

– Nên uống dừa tươi, thay vì nước dừa đóng chai. Ngoài ra, mẹ chỉ nên uống những quả dừa được đảm bảo vệ sinh an toàn, không dùng những trái dừa ngâm trắng.

– Chỉ nên uống nước dừa vào khoảng thời gian buổi sáng hoặc trưa; Tránh uống vào buổi tối sẽ khiến cơ thể lợi tiểu, gây tiểu đêm mất giấc ngủ.

– Không uống nước dừa quá sát bữa ăn. Nên uống trước hay sau bữa ăn khoảng 30 phút.

– Nước dừa rất giàu khoáng chất như kali, magie. Việc uống quá nhiều nước dừa có thể dẫn đến tình trạng dư kali trong máu. Tăng kali máu có thể dẫn đến tình trạng thay đổi nhịp tim, gây tử vong…

– Không uống nước dừa khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Trên đây là những chia sẻ về thông tin bà bầu uống nước dừa có được không. Hy vọng qua bài viết này, chị em sẽ có những phương pháp bổ sung loại thức uống bổ dưỡng này, để nhận được những lợi ích tuyệt vời từ chúng. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds