#Bà bầu có nên uống trà xanh hay không?

bầu uống trà xanh được không

Trà xanh là loại thức uống phổ biến tại nhiều vùng miền Việt Nam. Với một số người, việc uống trà đã trở thành một thói quen không thể thiếu mỗi ngày. Do vậy mà các chị em bầu bì trót yêu hương vị này cũng rất thắc mắc rằng có bầu uống trà xanh được không? Hãy tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau nhé.

Bà bầu uống trà xanh (chè xanh) được hay không?

Trà xanh là thức uống phổ biến ở nhiều nơi tại Việt Nam, do đó chắc hẳn nhiều chị em cũng sẽ khó bỏ được khi bước vào thời kỳ mang thai. Vì vậy mà câu hỏi có bầu uống trà xanh được không cũng là băn khoăn của nhiều người. May mắn câu trả lời là có, tuy nhiên chị em chỉ nên uống lượng vừa đủ, không được quá lạm dụng.

Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống trà xanh, tuy nhiên chỉ nên uống lượng vừa đủ
Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống trà xanh, tuy nhiên chỉ nên uống lượng vừa đủ

Trên thực tế, không giống như chúng ta tưởng tượng, hàm lượng caffeine trong trà không quá lớn như cà phê, thậm chí chúng không quá đáng kể khi uống ít. Trung bình, trong mỗi tách trà xanh sẽ có khoảng 40 – 50 milligram caffeine.

Tuy vậy nhưng tốt nhất mẹ bầu cũng nên tránh uống trong tam cá nguyệt thứ 1. Do đây là giai đoạn đầu quyết định sự phát triển sau này của thai nhi, mà trà xanh lại có tác dụng làm giảm nồng độ axit folic (hay còn gọi là folate). Thai phụ bị thiếu hụt nhóm chất này có thể tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Nếu muốn uống trà, mẹ có thể dùng 1-2 tách mỗi ngày, không uống quá nhiều hoặc sử dụng để thay thế cho nước.

Một số công dụng của trà xanh đối với bà bầu?

Trước đây, không ít lập luận cho rằng thói quen uống trà, kể cả trà xanh hay lá chè khi đang mang thai đều có thể gây ảnh hưởng đến trẻ. Thậm chí là gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh ngay khi còn trong bụng mẹ. Điều này chưa thực sự đúng.

Trà xanh có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người
Trà xanh có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người

Trên thực tế, trong trà có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho cơ thể con người, trong đó có polyphenol, dầu thơm, chất khoáng, protein, vitamin và vô số chất dinh dưỡng khác. Do đó, mẹ bầu vẫn có thể uống trà trong liều lượng vừa phải. Nếu biết cách sử dụng trà mỗi ngày, mẹ còn nhận được một số lợi ích từ lợi thức uống này như:

Điều hòa huyết áp

Theo một số công trình nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2004, những người có thói quen uống trà xanh hoặc trà ô long có thể giúp giảm gần 50% nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, cao huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật. Tình trạng này được các bác sĩ khuyến cáo do rất có thể sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và trẻ.

Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trà xanh có thể cải thiện một số nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ, trong đó có việc cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol LDL. Trà xanh cũng có chức năng làm tăng khả năng chống oxy hóa của máu, giúp bảo vệ các phần tử LDL. Từ đó giúp cơ thể người mẹ giảm thiểu được nhiều bệnh tật liên quan đến tim mạch.

Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ

Một số nghiên cứu cho thấy thói quen uống trà xanh cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả. Nguyên nhân là do trà xanh có khả năng cải thiện độ nhạy insulin, từ đó giúp cơ thể tăng cường khả năng lượng đường.

Do sự thay đổi thói quen sinh hoạt và thể chất, phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị tiểu đường. Theo đó, người mẹ bị tiểu đường sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Giúp ổn định tâm trạng

Các chất chống oxy hóa trong trà xanh rất có lợi cho việc tăng vận tốc trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp cơ thể mẹ chống lại sự thay đổi tâm trạng trong thai kỳ. Theo một số nghiên cứu lâm sàng, trà xanh có chức năng tăng cường các tế bào T chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống miễn dịch. Do đó,mẹ bầu uống trà xanh cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích cho cả thể chất và tinh thần.

Giảm thiểu các triệu chứng về tiêu hóa

Khi em bé bắt đầu lớn dần, các mẹ rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, nhiều chị em xuất hiện triệu chứng ợ nóng, táo bón, khó chịu. Ngoài việc bảo vệ sức khỏe, trà xanh cũng là loại thức uống có khả năng hỗ trợ làm giảm các vấn đề khó chịu này.

Cải thiện tình trạng răng miệng

Do tình trạng hormone dao động và thường xuyên bị ợ nóng, tình trạng răng miệng của mẹ bầu thường rất dễ gặp các vấn đề về nướu hoặc sâu răng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc mẹ bầu có thói quen ăn uống sẽ giúp cải thiện tình trạng xương khớp và răng miệng.

Hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ

Như đã chia sẻ phía trên, trong trà xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, khi mẹ bầu giữ thói quen uống trà xanh cũng góp phần cung cấp hàm lượng dinh dưỡng giúp trẻ lớn lên.

Mẹ bầu sẽ nhận được một số lợi ích nhất định khi uống trà đúng cách
Mẹ bầu sẽ nhận được một số lợi ích nhất định khi uống trà đúng cách

Bà bầu uống trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ nào?

Nhìn chung, trong trà xanh có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Đặc biệt phải kể đến catechin (EGCG), đây là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì vẫn có thể gặp vài rủi ro.

Theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai chỉ nên uống 1-2 tách trà mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều, thải phụ sẽ gặp tình trạng khó hấp thu acid folic (folate) gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Folate là thành phần vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi, khi cơ thể người mẹ bị thiếu hụt thành phần folate có thể dẫn đến tình trạng khiếm khuyết bẩm sinh của tủy sống như tật nứt đốt sống ở trẻ. Axit folic rất cần thiết trong 12 tuần đầu thai kỳ, do đó mẹ không nên uống trà xanh trong khoảng thời gian này.

Bên cạnh đó, thói quen lạm dụng trà xanh còn làm cản trở sự hấp thụ sắt của các tế bào máu. Sắt là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra huyết sắc tố. Nếu bị thiếu hụt, thai phụ sẽ bị thiếu máu, tình trạng này cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ trong thai kỳ.

Bà bầu uống chè xanh cần lưu ý những gì?

Để tận dụng những lợi ích từ trà xanh, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

– Không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1-2 tách trà.

– Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ chỉ nên uống một ít hoặc cố gắng kiêng đến tam cá nguyệt thứ hai để tránh gây ảnh hưởng.

– Uống trà xanh ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt. Vì vậy, chị em không nên uống trà ngay sau khi ăn hoặc cùng lúc với việc sử dụng viên sắt, nên cách nhau ra ít nhất 1 tiếng.

– Nếu thích uống ngọt, chị em có thể cho thêm mật ong hoặc sữa vào trà.

– Không uống trà khi đói.

– Uống trà ở nhiệt độ vừa phải, không uống trà để quá lâu.

– Kiểm tra và chọn lọc kỹ loại trà, không chọn những loại trà có kết hợp với các thành phần không phù hợp với phụ nữ mang thai như: cam thảo, khổ qua,…

Để an toàn, mẹ nên chọn lọc kỹ các loại trà xanh không lẫn tạp chất để sử dụng
Để an toàn, mẹ nên chọn lọc kỹ các loại trà xanh không lẫn tạp chất để sử dụng

Có bầu uống trà xanh được không và các câu hỏi liên quan

Uống bao nhiêu trà xanh khi mang thai là an toàn?

Mỗi ngày mẹ bầu có thể sử dụng 1-2 tách trà. Tuy nhiên chỉ nên bắt đầu uống trà vào tam cá nguyệt thứ hai và ba, không uống trà xanh vào những tháng tam cá nguyệt thứ nhất để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ngoài trà xanh có bầu nên uống loại trà nào tốt hơn?

Ngoài trà xanh, mẹ có thể chọn thêm các loại trà thơm ngon như: Trà phúc bồn tử, trà gừng, trà tía tô, trà hoa cúc, trà bạc hà…

Trên đây là những chia sẻ về thông tin có bầu uống trà xanh được không, hy vọng chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức cho chặng đường quan trọng sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và xinh đẹp!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]