#Bà bầu đứng nhiều có sao không

Khi mang thai, các hoạt động như đứng, ngồi và nằm đều là những hoạt động mà mẹ cần hết sức cẩn thận. Bởi chỉ cần một sơ sẩy nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ bắt buộc phải đứng nhiều giờ liền do yêu cầu công việc. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ bầu hiểu thêm về thông tin bà bầu đứng nhiều có sao không và những cách để giúp mẹ vượt qua những ảnh hưởng không tốt này.

Bà bầu đứng nhiều có tốt không?

Theo các nhà khoa học của Hà Lan, những mẹ bầu thường xuyên đứng trong thời gian dài có thể tác động đến sự tăng trưởng của thai nhi, khiến trẻ phát triển chậm hơn bình thường. Bằng chứng là một số nghiên cứu tại Hà Lan đã theo dõi quá trình mang thai trên 4.680 thai phụ vẫn đi làm cho đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Và con số ghi nhận lại là có đến 38.5% thai phụ đòi hỏi công việc phải đứng nhiều giờ liền như: thợ làm tóc, nhân viên bán hàng, giáo viên,…

Mẹ bầu thường xuyên đứng nhiều sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và kích thước của trẻ
Mẹ bầu thường xuyên đứng nhiều sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và kích thước của trẻ

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cũng theo dõi quá trình phát triển của thai nhi bằng siêu âm, kết hợp cùng sự đánh giá khi thai nhi ra đời. Kết quả cho thấy, mặc dù sức khỏe không có quá nhiều ảnh hưởng, nhưng những trẻ sinh ra bởi mẹ thường xuyên đứng khi mang thai, sẽ có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 1cm so với trẻ bình thường. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, đứa trẻ sinh ra bởi người mẹ mẹ làm việc hơn 25 giờ/tuần thường có cân nặng nhẹ hơn 148-198g.

Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, việc người mẹ đứng lâu và làm công việc nặng nhọc cũng khiến lưu lượng máu giảm. Đồng thời, dưỡng chất cung cấp và lượng oxy cần thiết cho trẻ cũng sụt giảm so với các trẻ khác.

Từ nghiên cứu trên, chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng thai phụ đi đứng trong ngày cũng sẽ khiến trẻ chậm phát triển. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ sản khoa trên thế giới cho rằng, mẹ bầu cần phân bổ hợp lý thời gian ngồi và đứng. Bởi vì, nếu đứng nhiều gây ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho thai nhi, thì ngồi nhiều cũng làm mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh máu khó đông sau này.

Bà bầu đứng lâu có ảnh hưởng như thế nào

Ngoài việc gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu, mẹ bầu đứng quá nhiều còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và trẻ. Cụ thể:

Đối với mẹ bầu

Nếu trước đó, dù mẹ bầu có sức khỏe tốt hay không, thì mang thai cũng là thời điểm mà cơ thể mẹ dễ tổn thương nhất. Do đó, chị em bầu bì đứng quá nhiều cũng sẽ gây ra một số tác hại cho cơ thể. Trong đó phải kể đến một số ảnh hưởng như:

Đau nhức xương khớp, phù nề

Theo thống kê, có đến 50% đến 70% thai phụ xuất hiện tình trạng cơn đau lưng dưới. Một số mẹ bầu còn xuất hiện triệu chứng phù nề, sưng chân hay chứng rối loạn chức năng cẳng vai (gọi tắt là SPD). Tuy những tình trạng này không gây ra do mẹ đứng quá nhiều nhưng đứng quá lâu sẽ khiến những tình trạng này nặng hơn. Đồng thời, thai phụ cũng dễ gây các bệnh về xương khớp, gây ra những cơn đau dai dẳng ngay cả sau khi sinh con.

Đau xương mu

Đau xương mu cũng là một trong những tình trạng mà mẹ bầu có thể gặp phải khi đứng quá lâu. Khi mẹ đứng quá lâu, vùng xương này phải chịu áp lực cho cả phần trên và thai nhi, do đó có thể gây ra tình trạng đau, khó chịu cho mẹ. Ngoài ra, nếu mẹ bầu đã bị tình trạng này trước đó, thì việc đứng nhiều có thể tác động nặng hơn.

Tụt huyết áp

Như đã chia sẻ ở trên, mẹ bầu đứng nhiều có thể gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu. Điều này cũng gây ra nguy cơ tụt huyết áp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ.

Khiến thai phụ mệt mỏi

Đề kháng của người phụ nữ khi mang thai rất yếu. Nếu mẹ bầu phải đứng trong một thời gian quá lâu và liên tục có thể khiến chị em mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chị em đứng nhiều khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sau này
Chị em đứng nhiều khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sau này

Đối với thai nhi

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến huyết áp, tình trạng giảm lưu lượng máu cũng đe dọa đến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất từ cơ thể mẹ đến thai nhi. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể, theo các nghiên cứu cho biết, mẹ bầu đứng hơn 25 tiếng mỗi tuần sẽ sinh ra em bé nhẹ cân hơn 148-198g so với các bé bình thường.

Ngoài ra, chị em đứng nhiều khi mang thai cũng sẽ gây ra các tình trạng tiêu cực như: tụt huyết áp, mệt mỏi,… Nếu không may, mẹ bầu cũng có thể gặp phải những trường hợp té ngã, mất thăng bằng. Đây là tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ.

Mẹ bầu nên đứng vào thời gian nào khi mang thai là tốt

Trên thực tế, không hề có khái niệm “thời điểm đứng” chính xác nhất dành cho mẹ bầu. Bởi một số chị em đi làm khi mang thai, công việc bắt buộc phải đứng thường xuyên thì các mẹ vẫn phải tuân thủ quy định. Tuy nhiên, với các mẹ bầu làm nội trợ hoặc công việc không hề bắt buộc nhiều, có thể đứng, vận động nhẹ hoặc đi lại một chút sau khi ăn hoặc trước khi nghỉ ngơi.

Với những mẹ bắt buộc cần đứng nhiều giờ khi mang thai, chị em có thể áp dụng tư thế đứng sau để giảm áp lực cho chân, đồng thời giúp cơ thể thoải mái hơn:

– Đứng hai chân song song, vai thả lỏng, độ mở của hai chân nhỏ hơn vai. Trọng tâm dồn vào cả hai chân. Giữ đầu gối thẳng, không cứng hay gồng.

– Nếu thời gian đứng quá lâu, hãy đứng chân trước chân sau và đổi chân thường xuyên để giảm áp lực cho từng chân.

– Ưu tiên tư thế mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất.

– Các mẹ bầu đang trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3, nên sử dụng đai bụng loại chuyên biệt để nâng đỡ bớt trọng lượng cơ thể và áp lực lên phần lưng.

– Không đứng lâu một chỗ, hãy đi lại thường xuyên để đôi chân được thoải mái.

– Trang bị thêm một chiếc ghế gần với nơi làm việc.

Tuy vậy, nhưng khi bụng mẹ dần lớn thêm, việc đứng quá lâu cũng không hề tốt cho sức khỏe sau này. Vì vậy nếu có thể, tốt nhất mẹ hãy trao đổi với cấp trên để đổi sang một công việc ít phải đứng hơn nhé.

Có một số công việc bắt buộc mẹ phải đứng nhiều khi làm việc
Có một số công việc bắt buộc mẹ phải đứng nhiều khi làm việc

Những lưu ý với mẹ bầu hay đứng nhiều

Ngoài cách đứng nêu trên, để cơ thể thoải mái sau một thời gian dài làm việc, mẹ bầu hãy lưu lại một số điều sau:

– Khi cảm thấy mệt mỏi, đừng ngần ngại việc nghỉ ngơi. Bởi cơ thể mẹ bị mệt cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con.

– Chọn một đôi giày bệt thật phù hợp, có thể thêm đế lót để mẹ đi đứng thoải mái hơn.

– Có thể mang thêm các loại vớ nén giúp thúc đẩy lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng phù, nề, sưng đau.

– Ngay khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, hãy cân nhắc đeo đai hỗ trợ thai sản để giúp giảm đau lưng.

– Thay vì đứng một chỗ, mẹ hãy thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng để giúp đôi chân thoải mái, đồng thời lưu thông máu, giảm táo bón và hỗ trợ cho quá trình sinh nở.

– Uống đủ nước. Bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ lành mạnh để giúp đề kháng khỏe hơn.

– Sau một ngày dài làm việc, mẹ có thể ngủ nghiêng về bên trái giúp tăng lưu thông máu, giảm sưng chân.

– Nếu công việc bắt buộc phải đứng nhiều, nhưng mẹ bầu lại nằm trong nhóm có nguy cơ biến chứng, thì chị em không nên tiếp tục công việc qua tuần thứ 24.

Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ đừng ngần ngại việc nghỉ ngơi
Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ đừng ngần ngại việc nghỉ ngơi

Những câu hỏi thường gặp

Bà bầu đứng nhiều có gây sảy thai không?

Trên thực tế, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra việc mẹ bầu đứng nhiều có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, việc đứng nhiều có thể gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu, tụt huyết áp và khiến thai phụ mệt mỏi. Những vấn đề này có thể kéo theo rất nhiều tình trạng khác của cơ thể. Trong đó, nếu mẹ bầu đứng quá lâu nhưng xuất hiện những vấn đề về cơ thể do tụt huyết áp như: choáng váng, mất thăng bằng, ngất xỉu,… cũng có thể khiến mẹ té ngã. Không may là điều này cũng liên quan đến tình trạng sảy thai, động thai.

Đứng quá lâu có gây sinh sớm không?

Theo nghiên cứu, mẹ bầu đứng quá lâu có thể khiến trẻ nhẹ cân và có kích thước nhỏ hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng chuyển dạ, sinh non do đứng nhiều thì chưa được chứng minh. Tình trạng chuyển dạ, sinh con đến từ rất nhiều lý do khác nhau như tuổi tác, gặp chấn động, mẹ bầu hút thuốc, uống rượu khi mang thai, mẹ có đa thai hoặc nhiễm trùng. Nếu mẹ quá lo lắng với công việc bắt buộc phải đứng nhiều như hiện tại, chị em nên cân nhắc việc tạm thời xin phép đổi sang một vị trí khác để bảo vệ cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về thông tin bà bầu đứng nhiều có sao không, hy vọng những kiến thức bổ ích từ bài viết sẽ giúp mẹ “bỏ túi” thêm nhiều kinh nghiệm khi mang bầu. Mỹ Phẩm Bà Bầu luôn chúc các mẹ khỏe mạnh và bình an trong suốt giai đoạn quan trọng này

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]