#Bà Bầu Khát Nước: Có Phải Do Thiếu Chất??

mẹ bầu hay khát nước

Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ cần rất nhiều dưỡng chất để giúp trẻ phát triển. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ làm mẹ dễ bị nóng, đổ mồ hôi và dẫn đến mất nước nhiều hơn, vì vậy mẹ bầu sẽ khát nước hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu hay khát nước, uống nước liên tục nhưng vẫn cảm thấy khát thì cũng có thể là các dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Bà bầu khát nước thường xuyên là do đâu?

Do ảnh hưởng từ việc biến đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu, bà bầu hay khát nước là tình trạng thường thấy của các mẹ. Bất kể thời điểm nào trong ngày, người mẹ đều có thể đột nhiên cảm thấy khát nước và liên tục uống rất nhiều nước. Thông thường, người bình thường có thể sẽ cần từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và duy trì các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai sẽ cần nhiều hơn thế.

Nếu cơ thể người bình thường cần bổ sung 1.5-2l nước mỗi ngày thì mẹ bầu cần nhiều hơn thế
Nếu cơ thể người bình thường cần bổ sung 1.5-2l nước mỗi ngày thì mẹ bầu cần nhiều hơn thế

Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu uống quá nhiều nước hoặc khát nước liên tục cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý. Trong đó, phải điểm qua một số nguyên nhân khiến mẹ bầu có tình trạng khát nước như:

Bị huyết áp thấp

Khi thai thai chạm ngõ đến tuần thứ 24, huyết áp của mẹ sẽ bị giảm xuống. Điều này khiến cơ thể mẹ xuất hiện nhiều tình trạng của hạ huyết áp như: khô họng, khát nước. Đi kèm theo đó là nhiều triệu chứng khác như: đi không vững, buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt và hơi thở bất thường.

Lưu lượng máu tăng cao

Nội tiết tố biến đổi kéo theo rất nhiều tình trạng về sức khỏe. Trong đó, nồng độ nội tiết tăng cao cũng gây áp lực lên máu, khiến lưu lượng máu tăng cao để tăng thể tích máu giúp cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho bé tốt hơn, đảm bảo sự phát triển tế bào. Khi thể tích máu tăng lên, cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn bình thường để quá trình trao đổi diễn ra bình thường, do đó mẹ có có cảm giác khát nước hơn bình thường.

Khát nước do thực phẩm hoặc đồ uống

Nếu mẹ bầu ăn các thức ăn quá mặn hoặc chứa nhiều gia vị cũng có thể gây ra tình trạng khát nước, đi tiểu nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên uống các loại nước ngọt, nước có gas hoặc cồn cũng sẽ có cảm giác khát nước hơn bình thường. Tuy không gây ảnh hưởng tức thì, nhưng các thực phẩm này không tốt cho sức khỏe khi ăn hoặc uống liên tục trong một thời gian dài. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc việc hạn chế ăn uống hoặc thay đổi khẩu phần ăn để bảo vệ sức khỏe nhé.

Không uống đủ nước

Như những chia sẻ phía trên, cơ thể mẹ cũng cần nhiều dinh dưỡng và chất lỏng hơn về cung cấp dưỡng chất cho trẻ. Do đó, nếu chỉ giữ mức chất lỏng như lúc chưa mang thai thì không đủ để giúp trẻ phát triển. Ngoài ra, giai đoạn bé phát triển trong tử cung, túi ối cũng lớn dần và cần nhiều chất lỏng hơn để loại bỏ các bài tiết các chất thải của trẻ ra ngoài. Vì vậy một số mẹ sẽ có triệu chứng khát nước đi kèm với đổ nhiều mồ hôi.

Bào thai gây áp lực lên bàng quang

Khi thai nhi phát triển hơn, tử cung sẽ mở rộng và bắt đầu chèn lên một phần của bàng quang khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu. Đi tiểu thường xuyên chính là dấu hiệu nhắc nhở mẹ uống nước.

Mẹ bầu bị tiểu đường

Bầu hay khát nước cũng thường xuất hiện ở các mẹ bị tiểu đường. Hiện tượng khát liên tục của mẹ bầu bị tiểu đường sẽ diễn ra trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối. Đây là dấu hiệu cấp báo khi lượng đường trong máu tăng cao gây áp lực lên thận. Khi đó sẽ kích hoạt thận hoạt động nhiều hơn để hạn chế việc tích tụ lượng đường trong cơ thể, điều này gây ra sự mất nước và gửi tín hiệu khát nước liên tục đến cơ thể mẹ.
Nếu mẹ xuất hiện tình trạng khát nước đi kèm với những biểu hiện bất thường khác như: Mờ mắt, mệt mỏi, thường xuyên đói, vết thương chậm lành,… thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Thiếu máu

Thiếu máu là trường hợp cơ thể mẹ không có đủ một số chất hoặc các tế bào máu khỏe mạnh. Tình trạng này đa số có thể gặp bẩm sinh, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh là do lối sống,ăn uống và sinh hoạt.

Nhìn chung, thiếu máu không gây khát nước nhiều, nhưng khi cơ thể mẹ không đủ máu để đưa các dưỡng chất đến bào thai thì có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cũng cần chú ý đến nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu hay khát nước này.

Mẹ bầu uống quá nhiều nước hoặc khát nước liên tục cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý
Mẹ bầu uống quá nhiều nước hoặc khát nước liên tục cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý

Dấu hiệu nhận biết bà bầu thiếu nước

Việc mẹ bầu hay khát nước rất thường xuyên xuất hiện trong quá trình mang thai. Trên thực tế, đây là tình trạng khá bình thường khi mang thai. Tuy nhiên đôi khi cũng xuất hiện một vài trường hợp là báo động của nguy hiểm đang cận kề. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu này vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang bị thiếu nước:

Đi tiểu ít hơn

Với cơ thể của một người trưởng thành, hết hết có thể tạo ra ít nhất 500ml nước tiểu trong 24 giờ. Với chỉ tiêu này, mỗi ngày lượng nước tiểu không quá 3.000ml hoặc không thấp hơn 400ml là bình thường. Với phụ nữ mang thai, do ảnh hưởng thì nhiều yếu tố khác nhau nên chỉ số sẽ cao hơn bình thường.

Trong trường hợp mẹ bầu đi tiểu quá ít thì đây có thể là tình trạng báo hiệu cơ thể không đủ chất lỏng để thải ra ngoài. Ngoài ra, nếu nước tiểu của mẹ có màu vàng đậm và không có giảm giác buồn tiểu 3-7 giờ thì cũng là những dấu hiệu bất thường.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi cơ thể bị thiếu nước, quá trình thải độc cơ thể cũng sẽ bị gián đoạn, độc tố trong nước tiểu cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng niêm mạc tiết niệu, dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Đi kèm theo biểu hiện khát nước, dấu hiệu đặc trưng thường gặp của bệnh lý này là đau buốt khi đi tiểu, són tiểu, tiểu rắt,….

Táo bón

Với sự phát triển của thai nhi, một phần ruột của mẹ sẽ bị gây áp lực, do đó hầu hết các mẹ đều rất khó khăn trong việc đi vệ sinh khi mang thai. Ngoài ra, nước cũng đóng vai trò rất lớn trong việc trao đổi chất cho cơ thể, nếu không được cung cấp đủ nước cơ thể mẹ sẽ rất dễ bị táo bón.

Khô miệng, hôi miệng

Cơ thể thiếu nước sẽ kéo theo tình trạng giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và xuất hiện mùi hôi. Ngoài ra, thiếu nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của não, gây ra các triệu chứng đau đầu, nặng đầu,… đặc biệt là khi di chuyển cơ thể.

Da bị khô, sần sùi

Nước giữ rất nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể, trong đó có tác dụng cải thiện độ đàn hồi và trao đổi chất giữa các tế bào. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu nước, mất nước cũng kéo theo nhiều tình trạng trên da như: khô, sần sùi, dễ bị mọc mụn trứng cá,…

Đói liên tục và thèm đồ ngọt, nhiều dầu mỡ

Cơ thể người mẹ khi mang thai cần rất nhiều dưỡng chất, do đó việc đói khi mang thai là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên đói cũng có thể là biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu nước. Bởi khi bị thiếu nước, năng lượng dự trữ trong cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng, gây ra các tín hiệu ra bên ngoài là cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng như đồ ngọt, chiên rán,…

Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai

Nước giữ rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, trong đó có các hoạt động liên quan đến não. Nếu não không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu. Bên cạnh đó, khi thiếu nước thì chức năng của hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hơn dẫn đến các tình trạng như chóng mặt, hoa mắt và ù tai.

Thiếu nước cũng khiến các chức hoạt động kém hơn dẫn đến các tình trạng như chóng mặt, hoa mắt và ù tai
Thiếu nước cũng khiến các chức hoạt động kém hơn dẫn đến các tình trạng như chóng mặt, hoa mắt và ù tai

Ít nước mắt, khô mắt

Ít nước mắt, khô mắt cũng là một trong những triệu chứng thường thấy ở một cơ thể bị thiếu nước. Khi cơ thể mẹ bầu không đủ nước, các chất lỏng ở ống dẫn nước mắt sẽ không thể hoạt động bình thường khiến mắt mẹ bị khô và ít nước.

Tụt huyết áp, tăng nhịp tim

Không chỉ gây ảnh hưởng cho não, nước cũng là “linh hồn” giúp tim được hoạt động khỏe mạnh. Bởi nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông và tuần hoàn máu trong cơ thể, gây ra tình trạng tụt huyết áp, tăng nhịp tim.

Đau, nhức mỏi cơ, chuột rút

Cơ thể bị thiếu nước cũng gây ảnh hưởng đến quá trình cân bằng điện giải trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ các chất cần thiết như như natri, kali,… Việc thay đổi này có thể gây ra mỏi cơ, chuột rút khi mang thai.

Ngoài ra, mẹ bầu bị mất nước khi mang thai còn có thể gây ra những cơn co thắt tử cung gọi là Braxton – Hick, thường kéo dài trong khoảng 1-2 phút. Việc này rất thường xuyên xảy ra trong những tháng giữa và cuối khi mang thai. Đây cũng là những dấu hiệu báo động cho cơ thể người mẹ không đủ nước.

Nhìn chung, nếu cơ thể mẹ bị mất nước nhẹ thì hoàn toàn có thể khôi phục và kiểm soát bằng cách bổ sung nước. Tuy nhiên đối với các trường hợp mất nước nặng, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được các nhân viên y tế kiểm tra và hỗ trợ.

Đặc biệt, mẹ bầu xuất hiện các tình trạng mất nước nguy hiểm như: Rất khát nước, thường xuyên khát trong ngày, đặc biệt khát hơn vào buổi tối; Khô miệng, khô da và tạo thành các lớp màng nhầy trên da; Da khô đến mức bị teo lại, mất độ đàn hồi vốn có; Mắt sâu, trũng hơn; Tiểu rất ít, nước tiểu có màu lạ; Tim đập nhanh, thở gấp, tụt hoặc tăng huyết áp; Lú lẫn, hôn mê, mất khả năng nhận thức sự việc,… thì nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, tránh tự theo dõi và điều trị tại nhà.

Bà bầu khát nước thường xuyên có nguy hiểm gì không?

Theo góc nhìn khoa học, cảm giác khát nước là dấu hiệu báo động cơ thể của chúng ta đang không cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Với mẹ bầu, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên cơ thể các mẹ sẽ cần bổ sung nhiều chất lỏng hơn bình thường. Hơn nữa, nhiệt lượng cơ thể của phụ nữ mang thai thường cao hơn người bình thường nên rất dễ bị nóng và đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước. Chính vì vậy, bà bầu thường có cảm giác khát nước.

Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén trong thời gian mang thai cũng là khiến nhiều mẹ thích uống nước hơn bình thường. Thay vì thèm các món ăn thông thường, mẹ chọn những món ăn đồ chua, đồ mặn, đồ ngọt, mẹ bầu bị nghén “lạ” hơn cũng có thể ăn các món không bao giờ thích như đá lạnh, nước lạnh, cổ vịt, phao câu,… Các món ăn này thường chứa nhiều gia vị nên cũng kích thích mẹ bầu uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn.

Nếu mẹ bầu hay khát nước bắt nguồn từ những nguyên nhân mang thai thì là tình trạng bình thường
Nếu mẹ bầu hay khát nước bắt nguồn từ những nguyên nhân mang thai thì là tình trạng bình thường

Do vậy, nếu mẹ bầu hay khát nước bắt nguồn từ những nguyên nhân mang thai thì là tình trạng bình thường, phần lớn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu khát nước do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như: tiểu đường, hạ huyết áp, thiếu máu,… thì có thể đe dọa đến sức khỏe.

Tóm lại, dù vì bất kỳ nguyên nhân gì thì việc cơ thể bị thiếu nước một thời gian dài cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu xuất hiện những dấu hiệu của tình trạng thiếu nước thì nên đến bệnh viện kiểm tra để được tầm soát và can thiệp kịp thời.

Một số cách để đối phó với khát cực độ khi mang thai

Cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều nước, do vậy cách tốt nhất để khiến mẹ bầu hay khát nước là bổ sung đủ nước cho cơ thể. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu chất lỏng trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu nên uống 2-2,5 lít/ ngày. Với các mẹ bầu duy trì việc tập thể dục, thì nên uống thêm 1 ly để bù lại lượng nước đã mất. Ngoài ra, những ngày nóng nực và đổ nhiều mồ hôi cũng nên bổ sung thêm nước.

Ngoài nước lọc, mẹ bầu cũng có thể uống kết hợp với các loại nước ép trái cây, sinh tố, nước mía, nước dừa… nhưng chỉ nên uống lượng vừa đủ vì các loại nước này không có chức năng thay thế nước lọc. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế các loại đồ uống chứa chất làm ngọt như nước ngọt, nước có gas; thức uống chứa caffein như trà, cà phê; thức uống có chứa cồn như rượu bia;… bởi chúng có thể khiến cơ thể nhanh mất nước và có cảm giác khát hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo một số cách dự phòng mất nước của các chuyên gia như:

– Uống đủ nước mỗi ngày, không uống quá ít nước hoặc quá nhiều. Nên uống từng ngụm nhỏ, chia nước để uống vào mỗi lần trong ngày, không uống 1 lần quá nhiều.

– Có thể bổ sung nước bằng các thực phẩm khác như: canh, súp, nước ép,… trong tổng lượng nước cần bổ sung hàng ngày.

– Nếu mẹ bị khó tiêu, cố gắng uống nước trước hoặc sau bữa ăn, tránh vừa ăn vừa uống.

– Nếu mẹ bầu bị ốm nghén, có thể uống nhiều nước một lần để giảm bớt cảm giác khó chịu.

– Nên uống nước có cùng nhiệt độ trong phòng hoặc nước ấm.

– Giữ thói quen uống một cốc nước ngay khi vừa thức dậy. Khi ngủ, cơ thể con người sẽ vẫn hoạt động để duy trì các chức năng. Do đó, vừa thức dậy là thời điểm vàng để giúp cơ thể thải các chất độc ra bên ngoài.

Trên đây là tất cả những chia sẻ về chủ đề mẹ bầu hay khát nước, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích thêm để giúp các mẹ luôn khỏe mạnh trong thai kỳ. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc da trong thời điểm này, mẹ hãy liên hệ hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé.

 

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]