#Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 9 tháng thai kỳ

Chắc hẳn ai cũng biết rằng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thai kỳ là quan trọng hơn bao giờ hết. Vì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đúng đắn là cách tốt nhất để em bé có một khởi đầu hoàn hảo. Hơn nữa, nắm được các thực phẩm nên và không nên trong thai kỳ cũng góp phần hỗ trợ cho quá trình mang thai diễn ra an toàn và dễ chịu hơn. Vậy khi mang thai, bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì, chế độ dinh dưỡng khoa học ra sao, hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu cần chế độ dinh dưỡng thế nào?

Khi bước vào thai kỳ, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ bầu đều cao hơn so với mức bình thường để phát triển một số cơ quan của cơ thể nhằm thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh.

Do đó, để có chế độ dinh dưỡng khoa học, các mẹ cần chú ý những nguyên tắc cơ bản sau:

Cân đối nhóm chất dinh dưỡng

Trong thực đơn dinh dưỡng, các mẹ phải cân đối và bổ sung đầy đủ các chất sau:

– Chất bột đường (carbohydrate)

– Chất đạm (protein)

– Chất béo (lipid)

– Chất xơ

– Các loại vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, việc xây dựng thực đơn phải khoa học, vừa cân đối được dinh dưỡng mà không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi nếu thừa hay thiếu có thể gây suy dinh dưỡng cho thai nhi hay tăng cân quá mức ở mẹ bầu.

Các mẹ có thể theo dõi mức cân nặng qua chỉ số BMI như sau:

– BMI<18,5: thiếu cân. Trường hợp này mẹ bầu nên tăng 12-18kg trong thai kỳ

– BMI=18,5-24,9: cân nặng bình thường. Trường hợp này mẹ nên tăng 11-15kg trong thai kỳ

– BMI>25 & <30: thừa cân. Trường hợp này mẹ bầu nên tăng 7-11kg trong thai kỳ

– BMI>30: béo phì. Trường hợp này mẹ nên tăng 5-9kg trong thai kỳ

Việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng:

– Cân nặng ở 3 tháng đầu nên tăng 0,5-2kg

– Sau 3 tháng đầu, mỗi tháng nên tăng 1-2kg cho đến lúc sinh.

Bà bầu cần chế độ dinh dưỡng thế nào?
Bà bầu cần chế độ dinh dưỡng thế nào?

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ 1)

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, hầu như phần lớn các mẹ bầu đều bị ốm nghén, buồn nôn rất khó chịu, nhất là khi nhìn và ngửi thấy mùi thức ăn. Tuy nhiên, thời điểm này phôi mới được hình thành nên chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Do đó, dù không ăn được nhiều, mẹ bầu vẫn cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất bằng cách ăn uống đa dạng thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây,…

Ngay từ những ngày đầu, mẹ bầu phải bổ sung các thực phẩm giàu acid folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung canxi và sắt để tránh hiện tượng thiếu máu và loãng xương về sau.

Không chỉ 3 tháng đầu thai kỳ, mà trong suốt 9 tháng mẹ bầu cần kiêng sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất kích thích, hóa chất, và các loại virus gây bệnh để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nếu có bệnh, mẹ bầu phải đi khám và chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa ( tam cá nguyệt thứ 2)

Sang tam cá nguyệt thứ 2, tình trạng ốm nghén không còn hành hạ, mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và ăn uống ngon miệng hơn. Chế độ dinh dưỡng này bắt đầu tập trung đến sự phát triển đến thai nhi. Bởi thời điểm này thai nhi có hệ xương phát triển mạnh, não bộ và các cơ quan cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó, ngoài acid folic, sắt, canxi, mẹ bầu còn phải bổ sung kẽm, liều lượng 20mg/ngày. Vì nếu, thiếu kẽm thai nhi sẽ bị nhẹ cân, chiều cao thấp, dị tật,…

Mặc dù thời điểm này ăn uống ngon hơn nhưng các mẹ vẫn phải kiểm soát, không phải ăn gấp đôi, gấp ba. Nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu không chỉ tăng cân quá mức mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ. Theo khuyến cáo, trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên tương đương khoảng 300 – 400 kcal/ngày (bằng 2 chén cơm trắng hoặc 2 ly sữa).

Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối (Tam cá nguyệt thứ 3)

Giai đoạn thứ 3 của thai kỳ là thời điểm đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Do đó, để thai nhi phát triển tốt và khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý tăng khẩu phần khoảng 400-450 kcal/ ngày.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C để lượng canxi và sắt hấp thu tốt hơn, đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non.

Vào 3 tháng cuối, do hormone thay đổi và thai nhi phát triển lớn nên tạo áp lực lên vùng chậu và bàng quang. Điều này khiến cho mẹ bầu gặp táo bón và đầy bụng thường xuyên. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ, tránh các thực phẩm khó tiêu hóa.

Bà bầu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé

Việc bổ sung các thực phẩm tốt, được các chuyên gia khuyến cáo trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày giúp mẹ và bé tăng cường chất dinh dưỡng và sức đề kháng tốt hơn.

Thịt nạc

Thịt là nguồn thực phẩm giàu protein, chất sắt và vitamin B. Đây đều là những chất cần thiết trong dinh dưỡng cho bà bầu.

Cơ thể phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng protein nhiều hơn bình thường, khoảng 25gram/ngày để giúp thai nhi phát triển và cơ thể của mẹ được khỏe.

Đồng thời, thịt cung cấp sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu thai kỳ. Bởi khi mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày).

Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B6 và vitamin B12 dồi dào. Vitamin B6 cần thiết cho sự hình thành mô và phát triển trí não của em bé, đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của bầu. Còn vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.

Quả táo

Táo là quả tốt cho phụ nữ mang thai. Bởi trong táo có chứa những thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là các vi chất, vitamin và acid hoa quả. Ngoài ra, táo còn giàu kali cùng các chất oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và lão hóa hiệu quả ở phụ nữ.

Bà bầu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé? Mẹ nên ăn táo
Bà bầu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé? Mẹ nên ăn táo

Táo cũng giàu canxi cần thiết để tạo thành xương và răng cho thai nhi và giúp bà bầu phòng ngừa hiện tượng mềm xương và bí tiểu. Ngoài ra, hương thơm của quả táo có tác dụng an thần cho mẹ bầu.

Sữa

Sữa là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, lipid, đường, vitamin và các khoáng chất.

Do đó, khi mang thai sữa là nguồn thực phẩm cần thiết cho mẹ bầu. Theo các chuyên gia, ngoài các bữa ăn chính hằng ngày, mẹ bầu nên uống 1-2 ly sữa mỗi ngày.

Trứng

Trứng là nguồn thực phẩm cung cấp protein dồi dào cho phụ nữ mang thai. Đồng thời, trứng cũng giàu sắt, folate và choline rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.

Khoai lang

Khoai lang là củ có đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất xơ, vitamin B6, kali (lượng kali còn cao hơn cả chuối), vitamin C, sắt, đồng, beta-carotene.

Bổ sung khoai lang giúp hỗ trợ quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé. Đồng thời, ngăn ngừa thiếu hụt sắt trong thời gian mang thai. Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học chứng minh, bà bầu ăn khoai lang giảm được triệu chứng táo bón.

Cá hồi

Cá hồi là loại cá giàu chất béo omega 3 và protein rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Acid béo omega 3 gồm DHA và EPA đem đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, là hỗ trợ sự phát triển não bộ ở thai nhi, giúp bé thông minh và phát triển các kỹ năng về vận động và thần kinh tốt hơn. Ngoài ra, omega 3 còn tốt cho sự phát triển mắt của bé và tăng cường sức đề kháng, miễn dịch bảo vệ mẹ và bé được khỏe mạnh.

Bà bầu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé? Mẹ nên ăn cá hồi
Bà bầu nên ăn gì tốt cho mẹ và bé? Mẹ nên ăn cá hồi

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên ăn đủ 350gam cá hồi/tuần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Rau lá xanh

Rau lá xanh không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu nên bổ sung rau bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn,…

Bởi những loại rau này cung cấp lượng lớn chất xơ, canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate cho mẹ và bé.

Các loại hạt

Các loại hạt dinh dưỡng như hạt bí, hạt chia, hạt óc chó, hạt mắc ca,…. đều cung cấp lượng lớn acid béo omega 3, vitamin, protein, phospho, glucid,… cùng nhiều khoáng chất tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi.

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt ( lúa mì, lúa mạch, yến mạch,…) giàu axit folic, chất sắt, magie và có nhiều chất xơ. Đồng thời, các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn các vitamin nhóm B với các loại vitamin B1, B2, axit folic (B9) và niacin (B3). Đây đều là những thành phần cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, lượng chất xơ trong ngũ cốc còn giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng: như dâu tây, kiwi, việt quất, mâm xôi, lựu, nho,… rất tốt cho phụ nữ mang thai bổ sung. Bởi thành phần các quả giàu vitamin C, kali, folate, và chất xơ,… giúp tăng cường sức đề kháng, ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh thai nhi,…

Sữa chua ít béo

Sữa chua ít béo giàu canxi và protein, đặc biệt là giàu lợi khuẩn cùng vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa,… cho mẹ và bé.

Bà bầu không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Bên cạnh các thực phẩm tốt nên ăn khi mang thai thì mẹ bầu cũng phải cân nhắc và không nên bổ sung các thực phẩm không tốt để tránh ảnh hưởng đến thai nhi nhé.

Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu không nên ăn:

Đồ ngọt

Khi mang thai, chức năng thải đường của thận sẽ bị giảm ở những mức độ khác nhau. Nếu như lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải nên sẽ không có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ hấp thụ lượng đường lớn sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ mắc bệnh vì giảm khả năng kháng bệnh.

Đồ ăn quá mặn

Nếu như các mẹ ăn thực phẩm, đồ ăn quá mặn, lượng muối ăn càng nhiều thì tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong những yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén, bao gồm: phù, tăng huyết áp và albumin niệu,…

Vì vậy, để tốt cho sức khỏe của mẹ, an toàn cho bé con, các chuyên gia khuyên lượng muối mà mẹ bầu ăn mỗi ngày chỉ nên rơi vào khoảng 6g.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhiều dầu mỡ không chỉ khó tiêu, đầy bụng ảnh hưởng tiêu hóa và bất lợi cho làn da mẹ bầu mà còn gia tăng nguy cơ mắc ung thư sinh dục cho con cái sau này.

Bổ sung quá nhiều thức ăn giàu dầu mỡ sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Thực phẩm nhiều chất chua

Phụ nữ mang thai thường nghén, chán ăn, buồn nôn do đó thích ăn những thứ có vị chua. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều chất chua, cơ thể mẹ hấp thu chất chua (acid) và các chất này dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai. Từ đó, gây ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường của tế bào thai nhi. Đồng thời, dẫn đến đột biến gen, thai dễ dị dàng.

Thịt tái hay chưa nấu chín

Ký sinh trùng toxoplasmosis có thể có khả năng ký sinh trong thịt tái hay chưa nấu chín. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu,…

Các mẹ nên chú ý dù thịt hay bất kỳ thực phẩm nào cũng phải được chế biến và nấu chín kỹ vì nếu không sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu vua, marlin, cam thô, cá mập, cá kiếm, hoặc cá ngói,… Bởi thủy ngân dùng trong thời gian dài khi mang thai có thể gây ra các tổn thương cho não và thai chậm phát triển.

Caffeine

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy caffeine nếu như tiêu thụ ở mức độ cho phép thì không ảnh hưởng nhưng mối quan hệ giữa lượng caffeine và sảy thai là rất cao. Do đó, các chuyên gia khuyên các mẹ tránh xa caffeine trong 3 tháng đầu và dùng có chừng mực, không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thai kỳ.

Bà bầu không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng đến thai nhi?

Rượu

Rượu không tốt cho sức khỏe do đó, mẹ bầu cần phải tránh xa để tốt cho mẹ và thai nhi.

Sữa, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai suy yếu do đó khi uống sữa hay dùng các sản phẩm từ sữa, các mẹ nên chắc chắn các sản phẩm đã được tiệt trùng. Bởi nếu chưa tiệt trùng thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao.

Các thực phẩm tăng nguy cơ sảy thai

Đu đủ, dứa, rau răm, mướp đắng, rau sam, rau ngót, củ dền, đào, nhãn, … đều là những thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế trong 3 tháng đầu và ăn với lượng cho phép cho những tháng còn lại trong thai kỳ. Bởi các loại thực phẩm này có chứa những chất làm kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm xanh nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bầu bởi vì nó rất độc. Bởi chúng có chứa chất solanin, gây ảnh hưởng và cản trở trở quá trình phát triển của thai nhi. Đồng thời, gia tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.

Trên đây là những chia sẻ về một số thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn trong thời gian mang thai. Hy vọng các mẹ nắm được để lựa chọn và lên kế hoạch dinh dưỡng đầy đủ, cân đối với nguồn thực phẩm thật tốt cho mẹ và bé nhé. Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo sẽ giúp bé tăng trưởng, phát triển và có đủ sức khỏe để chào đời tốt nhất.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds