#Bà bầu ngửi mùi thuốc tẩy có sao không?

Bà bầu ngửi mùi thuốc tẩy có sao không?

Vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa hằng ngày dù ít hay nhiều cũng phải sử dụng thuốc tẩy. Điều này không thể loại trừ mẹ bầu vì không phải mẹ nào cũng có người giúp việc hay người phụ giúp làm việc nhà trong giai đoạn mang thai. Do đó, việc tiếp xúc với nhiều chất tẩy rửa khiến chị em lo lắng cho sự an toàn của thai nhi. Vậy, bà bầu ngửi mùi thuốc tẩy có sao không? Bài viết này Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, các mẹ theo dõi nhé.

Bà bầu ngửi mùi thuốc tẩy có sao không?

Tùy vào nhu cầu vệ sinh trong gia đình như giặt giũ, rửa chén, tẩy trắng, đánh bóng bề mặt, diệt khuẩn,… sẽ có rất nhiều chất tẩy rửa gia dụng khác nhau. Các sản phẩm này được sản xuất dưới nhiều dạng: dạng bột, dạng lỏng hay dạng chai xịt.

Khi xem bảng thành phần của các sản phẩm này chắc hẳn các chị em sẽ choáng ngợp trước vô vàn các hợp chất hóa học có trong sản phẩm tẩy rửa. Cụ thể thường thấy nhiều là: natri hypoclorit, oxit decamine, natri hydroxit, sulfonate, dipropylene glycol butoxy ether…

Chính vì thế, có không ít bà bầu rất lo lắng về vấn đề bà bầu ngửi mùi thuốc tẩy có sao không? Mùi thuốc tẩy thường rất nồng và gây khó chịu cho bà bầu tuy nhiên, bà bầu cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Bởi theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (APA), hầu hết các sản phẩm tẩy rửa gia dụng đều an toàn với mẹ bầu, bao gồm cả thuốc tẩy.

Bà bầu ngửi mùi thuốc tẩy có sao không?
Bà bầu ngửi mùi thuốc tẩy có sao không?

Về cơ bản, mức độ hóa chất xâm nhập vào máu chính là “thước đo” nhưng rủi ro có thể xảy ra với cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Trong đó, con đường để hóa chất đi vào cơ thể thường được tiêm trực tiếp vào mạch máu, nuốt phải, hít thở hay hấp thụ qua da.

Tuy nhiên, có một sự thật là hít thở sẽ không cho phép cơ thể hấp thụ nhiều hóa chất vào máu. Hơn nữa, nếu hóa chất đi vào máu của mẹ bầu thông qua việc hít thở thì cũng không thể tiếp cận thai nhi hay đi vào sữa mẹ. Nói cách khác để các mẹ bầu yên tâm là ngoại trừ việc uống hay nuốt phải dung dịch tẩy rửa, thuốc tẩy ra thì nguy cơ các chất hóa học từ các sản phẩm tẩy rửa tiếp xúc thực tế với thai nhi khá là thấp.

Trong một số trường hợp, mẹ bầu ngửi phải mùi thuốc tẩy cảm thấy khó chịu, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn hay khó thở. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ đã tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất cao hơn mức cho phép. May mắn thay tình trạng này thường không nghiêm trọng đến mức gây hại cho bé con.

Thế nhưng, việc mẹ bầu chóng mặt, khó thở sẽ có thể hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý an toàn khi sử dụng những sản phẩm tẩy rửa hằng ngày. Mẹ bầu có thể đeo khẩu trang, găng tay,… khi tiếp xúc hóa chất dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

Tuy nhiên, mẹ bầu hạn chế tiếp xúc với những sản phẩm tẩy rửa và mùi của chúng vì cơ thể mẹ và thai nhi đều nhạy cảm. Nếu như không cẩn thận khó lường được hậu quả đáng tiếc.

Một số loại hóa chất bà bầu cần tránh

Mẹ bầu cũng cần phải trau dồi kiến thức và nắm được một số hóa chất luôn xoay quanh trong cuộc sống hằng ngày có thể gây hại cho bé con và mẹ. Khi tìm hiểu, các mẹ biết cách chọn lựa sản phẩm và tránh xa các hóa chất gây hại.

Amoniac

Hóa chất này thường có nhiều trong thuốc nhuộm tóc, nước rửa bồn cầu, nước lau sàn. Nếu thai phụ hít nhiều chất này sẽ gây co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Axit Sunfuric

Thành phần này có nhiều trong các sản phẩm tẩy rửa bồn cầu, nước rửa chén, xà phòng, bột giặt. Chất này có khả năng thẩm thấu qua da và xâm nhập vào cơ thể. Khi đạt đến nồng độ nhất định, axit sunfuric có khả năng tiêu diệt trứng đã được thụ tinh, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Phthalates

Nhóm hoá chất này có thể được tìm thấy trong các sản phẩm sơn móng tay, xịt tóc, sữa dưỡng, nước hoa hay các sản phẩm tẩy rửa gia dụng: xịt phòng, xà bông rửa chén, bột giặt, giấy vệ sinh và nước xả vải,…. Đây là hoá chất tạo mùi, giúp tăng tính linh hoạt và mềm mại của chất dẻo.

Nếu sử dụng lâu ngày và thường xuyên chúng có thể góp phần gây ra rối loạn nội tiết tố. Tăng nguy cơ ung thư vú, dị tật thai nhi,… Đồng thời, còn tác động xấu đến gan, thận,…

Một số loại hóa chất bà bầu cần tránh
Một số loại hóa chất bà bầu cần tránh

Triclosan

Triclosan là thành phần phổ biển có trong kem đánh răng, xà phòng kháng khuẩn, chất khử mùi, nước rửa tay,… Nếu sử dụng nhiều có nguy cơ gây rối loạn tuyến giáp và cơ quan sinh sản, thậm chí làm dị ứng da.

Ngoài ra, chất này còn có thể làm thu hẹp các mạch máu nối với dạ con, khiến não của thai nhi bị tổn thương do không được cung cấp đủ máu và oxy.

Butoxyethanol

Đây là chất có thể dễ dàng tìm thấy trên nhãn của các sản phẩm: chất tẩy rửa bếp, chất làm sạch cửa sổ, kính,…

Hóa chất này được biết là nguyên nhân gây ra viêm họng, phù nề phổi, tổn hại gan, sỏi và đưa cơ thể vào trạng thái mê man.

Natri hydroxit

Natri hydroxit có tính ăn mòn, có thể gây ra những vết bỏng nghiêm trọng nếu chẳng may tiếp xúc với nó. Thậm chí, hít phải một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ra kích ứng họng trong vài ngày. Do đó, mà bà bầu nên hạn chế và tránh xa loại hóa chất này

Clo

Clo chủ yếu được tìm thấy trong chất tẩy rửa toilet, chất tẩy trắng quần áo, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy rửa, thậm chí là nước máy.

Chất này có thể hấp thụ qua da, cũng có thể hít phải các khí này khi đang lau chùi. Clo là một chất kích thích nghiêm trọng khi hít phải nhưng hơn hết, nó là nguyên nhân chính gây rối loạn chức năng tuyến giáp.

Với mẹ bầu, chất Clo cực kỳ độc hại vì gây nguy hiểm cho thai nhi. Nó có thể khiến thai nhi gầy yếu, dị tật và thậm chí là sảy thai.

Sodium lauryl sulfate (SLS) / Sodium laureth sulfate (SLES)

Sodium lauryl sulfate (SLS) / Sodium laureth sulfate (SLES) đây là chất tạo bọt thường có trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, mascara, mỹ phẩm trị mụn và đặc biệt trên các sản phẩm vệ sinh, tẩy rửa cá nhân.

Hóa chất này không chỉ gây khô da, kích ứng da, phổi, mắt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Một số loại hóa chất bà bầu cần tránh
Một số loại hóa chất bà bầu cần tránh

Natri Hypochlorite

Hóa chất này được tìm thấy nhiều trong sản phẩm tẩy rửa bồn cầu. Chất này có thể gây kích ứng hoặc tổn thương nặng cho da và mắt. Đồng thời, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Formaldehyde

Formaldehyde là thành phần được tìm thấy nhiều trong chất tẩy rửa, nước vệ sinh bồn cầu hay các sản phẩm mỹ phẩm, sơn móng tay. Đây là chất nguy hiểm đối với mẹ và bé, có thể gây dị ứng da, dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài còn có thể dẫn đến đột biến gen.

Nitrobenzene

Đây là hóa chất có trong các chất đánh bóng giày/ đồ nội thất. Hóa chất này có thể gây rủi ro nên mẹ bầu cần tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt.

Bên cạnh đó, nếu như mẹ bầu muốn tham khảo và tìm hiểu nhiều hơn về hóa chất gây hại cho bà bầu có trong mỹ phẩm, có thể tham khảo: 25 thành phần trong mỹ phẩm có hại cho bà bầu cần tránh

Bà bầu tiếp xúc thuốc tẩy cần lưu ý những gì?

Việc dọn dẹp nhà cửa và tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa là điều không thể tránh khỏi đối với một số mẹ bầu. Do đó, để an toàn các mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Khi làm vệ sinh nhà ở, quầy bếp, nhà vệ sinh,… cần đảm bảo rằng những khu vực này có hệ thống thông gió tốt. Mẹ cũng có thể mở cửa sổ hay bật quạt để không khí lưu thông và dễ thở hơn, hạn chế hít mùi thuốc tẩy quá nhiều

– Khi tiếp xúc với hóa chất, các mẹ nên mặc quần áo kín đáo, đeo găng tay, khẩu trang,… để bảo vệ làn da của tay, không bị rộp và lột da sau khi sinh.

– Sau khi vệ sinh và dọn dẹp xong, các mẹ nên làm sạch quần áo, găng tay, khẩu trang để loại bỏ tạp chất hay mùi còn sót.

– Trước khi dùng các sản phẩm tẩy rửa, mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thông tin cảnh báo nguy hiểm để dùng sản phẩm đúng cách, an toàn.

– Không nên thường xuyên dùng các sản phẩm tẩy rửa dạng xịt. Bởi vì bình xịt có thể phát tán hóa chất dưới dạng sương mù khiến các mẹ dễ hít phải hơn.

– Mẹ có thể ưu tiên dùng các sản phẩm tẩy rửa có hàm lượng hóa chất thấp hoặc dùng các dung dịch tẩy rửa có thành phần an toàn như baking soda, giấm trắng,…

– Không nên trộn thuốc tẩy với amoniac hoặc bất kỳ chất tẩy rửa nào khác vì hỗn hợp này có thể gây nguy hiểm khi hít phải.

– Mẹ bầu không nên giặt khô. Dung môi được sử dụng khi giặt khô là perchloroethylene (còn gọi là PERC). Một số nghiên cứu cho thấy PERC có mối liên hệ với việc tăng nguy cơ sảy thai. Thế nên, mẹ bầu chỉ nên giặt quần áo với nước.

Bà bầu tiếp xúc thuốc tẩy cần lưu ý những gì?
Bà bầu tiếp xúc thuốc tẩy cần lưu ý những gì?

Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng các mẹ có thể giải đáp được bà bầu ngửi thuốc tẩy có sao không. Từ đó, giúp mẹ biết cách chăm sóc nhà cửa mà không làm hại đến sức khỏe của mình và thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Cho Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]