#Bà bầu uống cỏ ngọt được không

bà bầu uống cỏ ngọt được không

Cỏ ngọt là một loại cây thiên nhiên đem lại rất nhiều tác dụng cho con người. Trong một số trường hợp chúng còn được dùng để thay thế đường để dung nạp vào cơ thể. Vậy bà bầu uống cỏ ngọt được không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu qua bài viết sau.

Cây cỏ ngọt là cây gì?

Cây cỏ hay còn gọi là cúc ngọt, có tên khoa học là Stevia rebaudiana. Đây là một loại cây bụi rậm thuộc họ Asteraceae có nguồn gốc từ Bắc và Nam Mỹ. Ngày nay loài cây này đã được trồng phổ biến trên nhiều đất nước, trong đó có Việt Nam.

Cỏ ngọt là một loại cỏ sống lâu năm có kích thước khá nhỏ, độ cao trung bình của chúng chỉ từ 30 – 60cm, cây cao nhất cũng chỉ tầm 100cm. Lá cây dài, hình bầu dục, có hình mũi giác mọc đối xứng với nhau và răng cưa ở nửa phần lá trên. Quả có nhiều lông. Cụm hoa hình đầu, chiều dài từ 10-12cm, có mùi thơm nhẹ, màu trắng ngà và có 5 cánh nhỏ. Mùa hoa của cỏ ngọt là từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Cụm hoa hình đầu, chiều dài từ 10-12cm, có mùi thơm nhẹ, màu trắng ngà và có 5 cánh nhỏ
Cụm hoa hình đầu, chiều dài từ 10-12cm, có mùi thơm nhẹ, màu trắng ngà và có 5 cánh nhỏ

Đúng như tên gọi, điểm nổi bật nhất của cỏ ngọt là vị ngọt tự nhiên mà không có một loài thực vật trong tự nhiên nào sánh được. Toàn thân loài cỏ này đều có vị ngọt, vị ngọt nhiều nhất thường dồn ở lá. Khi lá già chết khô nhưng cuống của chúng vẫn không rụng, phần này vẫn còn vị ngọt. Nguyên nhân là do lá cây tập trung khá nhiều glycoside – một loại chất tạo ngọt tự nhiên, chất này được các nhà nghiên cứu đánh giá có độ ngọt cao gấp 300 lần so với đường mía. Với đặc tính này, nhiều nước trên thế giới đã khai thác để sử dụng chúng làm nguyên liệu tạo vị ngọt trong nhiều loại thực phẩm.

Cây cỏ ngọt có công dụng như thế nào?

Cỏ ngọt mang lại rất nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe của con người. Phần lớn chúng được ứng dụng trong các sản phẩm của bệnh nhân tiểu đường. Tuy có vị ngọt gấp 300 lần so với đường mía, nhưng không những không làm tăng đường huyết, mà những thành phần trong cỏ ngọt sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa insulin của tuyến tụy. Đồng thời kích thích tăng nhạy cảm của insulin đối với cơ thể và làm chậm quá trình sản xuất glucose trong gan.

Chính vì vậy, cỏ ngọt được xem là thành phần thay thế đường dành cho bệnh nhân tiểu đường, với tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, ổn định lượng đường và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do tiểu đường gây ra.

Cây cỏ ngọt có độ ngọt cao gấp 300 lần so với đường mía
Cây cỏ ngọt có độ ngọt cao gấp 300 lần so với đường mía

Ngoài ra, cỏ ngọt còn được biết đến với nhiều công dụng khác như:

– Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Hoạt chất trong cây cỏ ngọt có chức năng giúp giảm các cơn đau và một số bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn dạ dày.

– Hỗ trợ chăm sóc răng miệng: Trong cỏ ngọt cũng chứa nhiều hoạt chất có tính chất kháng khuẩn mạnh. Nếu duy trì việc sử dụng cỏ ngọt làm nước súc miệng sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng, ngăn ngừa viêm lợi và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

– Làm đẹp và chăm sóc da: Cỏ ngọt được xem là một nguyên liệu làm đẹp tự nhiên khá tốt da có khả năng giảm tiết bã nhờn, giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn trứng cá và giúp làn da trở nên trắng sáng hơn.

– Chăm sóc tóc: Với khả năng kháng khuẩn mạnh, cây cỏ ngọt cũng có tác dụng giải quyết các vấn đề về gàu và da đầu, do đó chúng cũng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc.

– Giải nhiệt, lợi tiểu: Cỏ ngọt vốn dĩ đã là loại cây giúp cơ thể giải nhiệt, khi kết hợp với các nguyên liệu có tính giải nhiệt khác như: atiso, nhân trần,… sẽ giúp hiệu quả giải nhiệt rõ rệt hơn. Ngoài ra những loại thức uống này cũng có thể giúp lợi tiểu và vô cùng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

– Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý chuyển hóa như: tiểu đường, béo phì, cao huyết áp: Không chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa insulin, thành phần trong cây cỏ ngọt còn giúp làm chậm quá trình sản xuất glucose trong gan. Do đó, cũng giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số bệnh lý về chuyển hóa như tiểu đường. béo phì, cao huyết áp.

– Thanh nhiệt cơ thể, giải độc, mát gan: Cỏ ngọt là loại cây quen thuộc trong các bài thuốc giúp làm mát gan, giải độc và thanh nhiệt cơ thể. Loại cây này cũng là loại nguyên liệu thông dụng tại Nhật, được sử dụng làm trà thay cho nước lọc để bảo vệ sức khỏe.

– Giúp kháng khuẩn: Hoạt tính kháng khuẩn trong cỏ ngọt có thể tận dụng để kháng khuẩn, loại bỏ virus, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.

– Hỗ trợ hệ tim mạch: Cỏ ngọt cũng có tác dụng làm giãn mạch máu và loại bỏ natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Qua đó, giúp hệ tim mạch làm việc hiệu quả hơn và điều hòa huyết áp cho các đối tượng có vấn đề về đường huyết.

Cỏ ngọt đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người
Cỏ ngọt đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người

Bà bầu có uống có ngọt được hay không?

Hiện chưa có nghiên cứu nào cấm việc mẹ bầu không được uống cỏ ngọt. Mặc khác, trong cỏ ngọt chứa khá nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe, vì vậy chị em bầu bì vẫn có thể sử dụng liều lượng vừa đủ để nhận những lợi ích từ loại cỏ này.

Tuy nhiên, trên thực tế thì cỏ ngọt vẫn được xem là một vị thuốc nam có dược tính, với chức năng chính là hỗ trợ điều trị bệnh. Do đó, nếu mẹ bầu có sử dụng loại thực vật này thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, khi kết hợp cỏ ngọt với các thành phần khác cũng cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng những nguyên liệu chưa chắc chắn về mức độ an toàn để tránh gây hại cho trẻ.

Cách sử dụng cây cỏ ngọt đem lại hiệu quả?

Cách sử dụng cây cỏ ngọt còn tùy vào đối tượng và mục đích sử dụng. Với cơ địa chỉ em đang mang thai, tốt nhất không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra các tác dụng “ngược” gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Các mẹ có thể tham khảo cách sử dụng cây cỏ ngọt sau:

– Cách 1: Nấu với nước sôi – Dùng 5g cỏ ngọt khô đun sôi với 400ml nước trong 5-7 phút rồi để nguội, uống 2 lần mỗi ngày.

– Cách 2: Hãm với nước sôi – Đây là cách dùng cỏ ngọt thay thế cho trà. Dùng ấm trà hoặc phích để nguội hãm cỏ ngọt với nước sôi, tương tự như pha trà trong khoảng 5 – 7 phút. Sử dụng uống hàng ngày thay thế cho nước trà.

Mẹ bầu có thể sử dụng nước nấu cỏ ngọt để thay thế cho trà
Mẹ bầu có thể sử dụng nước nấu cỏ ngọt để thay thế cho trà

Mẹ bầu uống cỏ ngọt cần lưu ý những gì?

Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng cỏ ngọt cũng là một loại dược liệu. Cũng giống như những loại dược liệu khác, nếu biết cách sử dụng sẽ đem lại rất nhiều tác dụng. Tuy nhiên, nếu không biết cách dùng hoặc quá lạm dụng sẽ gây ra nhiều hậu quả và các tác dụng phụ không mong muốn.

Các chị em đang bầu bì lại càng phải cẩn thận khi sử dụng, dưới đây là một số lưu ý mà khi dùng cỏ ngọt mẹ đang cần nắm:

– Đảm bảo nguồn cung cấp cỏ ngọt uy tín và vệ sinh, không pha trộn các loại dược liệu khác.

– Không kết hợp cỏ ngọt với các loại thuốc tây hoặc dược liệu khác khi chưa có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

– Tuy là một loại dược liệu lành tính, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Nếu nấu cỏ ngọt, nên dùng ấm bằng sứ, hạn chế dùng đồ nấu nướng bằng kim loại.

– Nước nấu cỏ ngọt có thể thay thế trà, tuy nhiên không phải là giải pháp thay thế nước. Nếu mẹ bầu đang sử dụng nước nấu cỏ ngọt để thay thế trà, vẫn nên uống đủ nước để giúp cơ thể trao đổi chất.

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác để tăng cường đề kháng.

Trên đây là các thông tin bà bầu uống cỏ ngọt được không, hy vọng chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức để tự chăm sóc bản thân và bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn vàng này. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds