#Bà bầu có được uống cà phê không? Uống nhiều có tốt không?

Mẹ bầu uống cafe

Nếu là một tín đồ của cà phê, chắc hẳn khi mang thai mẹ sẽ tự hỏi rằng bà bầu có được uống cà phê không? Bài viết sau sẽ giúp các mẹ giải quyết những thắc mắc trên.

Giá trị dinh dưỡng của cà phê?

Cà phê là một trong những thức uống rất được ưa chuộng do có khả năng giúp tăng cường sự tỉnh táo cho cơ thể tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Hơn nữa, cà phê cũng là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể, đây là vai trò mà chúng ta chỉ thường thấy ở rau xanh và hoa quả. Ngoài việc giúp cơ thể khỏe mạnh, những chất này còn được đánh giá có chức năng gián tiếp làm giảm nguy cơ ung thư ở người.

Theo các thông tin dinh dưỡng do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cung cấp, trong 1 tách cà phê đen (270g) không đường và sữa có chứa tới: 1 calo; 0g chất béo, 6mg natri; 0g carbohydrate; 0g chất xơ; 0g đường; 0,3g protein và một số thành phần khác như:

– Vitamin B2: 11% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)

– Vitamin B5: 6% DV

– Vitamin B1: 2% DV

– Vitamin B3: 2% DV

– Folate: 1% DV

– Mangan: 3% DV

– Kali: 3% DV

– Magiê: 2% DV

– Phốt pho: 1% DV

Mẹ bầu có được uống cà phê không?

Điều đặc biệt là trong cà phê hầu như không chứa calo và chất béo, ngoài ra, chúng cung cấp nhiều dưỡng chất và mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy cà phê được đánh giá là khá tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách. Trên thực tế, việc đánh giá cà phê tốt cho sức khỏe hay không còn tùy thuộc vào cách sử dụng, vì chỉ cần cho thêm thành phần khác vào cà phê thì hàm lượng dinh dưỡng của loại thức uống này sẽ hoàn toàn thay đổi.

Mang thai có nên uống cà phê hay không?
Mang thai có nên uống cà phê hay không?

Tuy cà phê có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, đồng thời giúp duy trì sự tỉnh táo, nhưng caffeine trong cà phê lại có tính đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể. Đây là hai hợp chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine có trong cà phê có thể truyền qua nhau thai đến thai nhi. Vì thế, hầu như các bác sĩ đều khuyên mẹ nên kiêng cà phê hoặc giảm liều lượng tiêu thụ ít nhất có thể để tránh gây ảnh hưởng đến trẻ.

Mang thai 3 tháng uống cà phê được không?

Trên thực tế, việc mẹ bầu uống cà phê hàm lượng nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần kiểm soát kỹ liều lượng sử dụng để tránh những tính huống không mong muốn. Vì vậy nếu mẹ bầu đang thắc mắc bầu có được uống cà phê không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ nên tính toán để lượng caffeine hấp thụ không vượt quá 200mg mỗi ngày.

Mẹ bầu uống cà phê có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia về sản khoa nổi tiếng thế giới, mẹ bầu uống cà phê trong liều lượng vừa phải thì không có khả năng gây ảnh hưởng đến trẻ. Mỗi ngày nếu mẹ chỉ uống 1 cốc cà phê đen thì cơ thể sẽ có cơ chế tự đào thải hết ra ngoài, không làm ảnh hưởng tới em bé. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì caffeine sẽ có khả năng đi qua nhau thai và gây ra nhiều tác hại khôn lường.

Nếu mẹ uống lượng cà phê vừa đủ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Nếu mẹ uống lượng cà phê vừa đủ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Bà bầu nên uống bao nhiêu mỗi ngày là an toàn

Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, mẹ bầu có thể uống 1-2 cốc cà phê mỗi ngày, tương đương 150-300 mg caffeine. Đây là hàm lượng mà cơ thể người mẹ có thể phân hủy và đào thải hết ra ngoài. Tuy nhiên cũng có nhiều bác sĩ cho rằng, mẹ bầu nên hạn chế uống cà phê trong thai kỳ để đề phòng những rủi ro không mong muốn.

Mặt khác, trong các loại cà phê ở nước ta hầu như bị pha tạp rất nhiều thành phần không phù hợp làm giảm chất lượng cà phê: bột bắp, màu, hương cafe thậm chí là các loại lá… Do đó, nếu vẫn giữ thói quen uống cà phê, nhất là cafe hòa tan, mẹ bầu nên chú ý kỹ đến các nguồn thực phẩm khác được trộn chung cùng cà phê để đảm bảo vệ sinh cũng như tránh việc tiêu thụ caffeine, đường … quá đà.

Bà bầu uống cà phê quá nhiều điều gì sẽ xảy ra?

Như những thông tin đã chia sẻ phía trên, caffeine có tác dụng đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, trong khi đó đây là hai dưỡng chất vô cùng quan trọng với mẹ và bé. Hơn nữa, khi mẹ quá lạm dụng cà phê sẽ gây ra nhiều tác hại không mong muốn. Một số ảnh hưởng khi mẹ uống quá nhiều cà phê phải kể đến như:

– Gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim: Caffeine có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo, tuy nhiên cũng là là chất kích thích. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim gây lo lắng, mất ngủ hoặc khó ngủ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và giờ giấc sinh hoạt của mẹ. Ngoài ra, việc tăng huyết áp trong thai kỳ cũng khá nguy hiểm, vì có thể làm mẹ tăng nguy cơ của các biến chứng tiền sản giật.

– Khiến cơ thể mất nước: Trong caffeine cũng có một số thành phần giúp lợi tiểu khiến cơ thể người mẹ vô tình bị mất nước, nếu không để ý và bổ sung có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

– Có thể khiến mẹ bị khó chịu, mệt mỏi, đau đầu: Việc thường xuyên uống cà phê có thể khiến cơ thể sinh ra cảm giác lệ thuộc, khi bắt đầu hạn chế hơn sẽ khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi hoặc đau đầu.

Thường xuyên uống cà phê sẽ gây ra cảm giác phụ thuộc
Thường xuyên uống cà phê sẽ gây ra cảm giác phụ thuộc

– Cản trở hấp thu sắt: Khi mẹ uống nhiều caffeine cũng có khả năng gây cản trở sự hấp thu sắt trong cơ thể. Sắt là thành phần cần thiết để giúp cơ thể mẹ cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, nếu quá trình hấp thu này sẽ cản trở sẽ khiến sức khỏe của mẹ và trẻ bị ảnh hưởng.

– Khiến mẹ chán ăn, bỏ bữa: Cà phê có khả năng tạo ra cảm giác đầy hơi, khiến mẹ rơi vào tình trạng “no giả” và bỏ bữa. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Ảnh hưởng tim mạch: Nếu uống quá nhiều, caffeine có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và hệ tim mạch làm tim mạch đập nhanh, nhức đầu, run tay, cảm giác bứt rứt, bất an.

– Làm sưng màng nhầy ở dạ dày: Cà phê cũng có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày khi mẹ uống quá nhiều. Do đó những mẹ bầu đang bị bệnh tiểu đường cũng không nên uống cà phê,

– Không tốt cho tuyến tụy: Do có khả năng làm tăng insulin đột ngột trong máu nên cà phê cũng được đánh giá là không tốt cho tuyến tụy của mẹ.

– Mòn niêm mạc dạ dày: Chất caffeine trong cà phê cũng có tác dụng làm tăng tiết acid dịch vị, vì vậy nếu mẹ bầu uống cà phê khi đói dễ làm mòn niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thai phụ uống cà phê hơn 200 mg mỗi ngày có nguy cơ bị sảy thai cao hơn những người mẹ không uống. Ngoài ra, khi sử dụng quá nhiều, chất caffeine cũng có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng tới các cơ quan đang phát triển của trẻ.

Bà bầu uống cà phê và một số câu hỏi liên quan

Bà bầu uống cà phê sữa được không?

Có thể. Sữa là thực phẩm rất tốt cho cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tính toán kỹ lượng cà phê để không hấp thụ quá nhiều caffeine và đường trong 1 ngày.

Uống cà phê có gây sảy thai không?

Caffeine có đặc tính đào thải nước và canxi, ngoài ra còn cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể mẹ. Do đó nếu mẹ uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Khi nào không nên uống cà phê?

Mẹ có thể uống một chút cà phê vào buổi sáng để giúp tinh thần thoải mái và tỉnh táo hơn. Không nên uống vào buổi chiều hoặc tối có thể gây mất ngủ, khó tiêu. Ngoài ra, nếu mẹ bầu xuất hiện các biểu hiện cao huyết thì cũng không nên uống cà phê.

Một chút cà phê vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần thoải mái và tỉnh táo hơn
Một chút cà phê vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần thoải mái và tỉnh táo hơn

Uống cà phê có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không?

Nhiều chị em sau khi uống cà phê thử que thử thai thường sẽ thấy kết quả khác với lúc chưa uống, nên cho rằng cà phê có thể làm biến đổi kết quả của que thử thai. Trên thực tế, caffein không ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Tuy nhiên, uống nhiều cà phê hoặc các loại nước uống có gas, nước ngọt sẽ tăng tần suất đi tiểu nhiều hơn. Từ đó kết quả xét nghiệm mang thai cũng bị nước tiểu pha loãng và lượng hormone hGG trong xét nghiệm cũng bị giảm xuống.

Bà bầu 3 tháng cuối uống cà phê được không?

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê. Tuy nhiên nếu thèm quá, mẹ cũng có thể uống một ly nhỏ pha loãng cùng đá, có thể kết hợp chung với sữa tươi để trung hòa bớt lượng caffeine trong cà phê. Lưu ý là không nên uống quá nhiều và uống liên tục, quá nhiều cà phê sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, đặc biệt trong giai đoạn sắp “lâm bồn” thì mẹ càng nên thận trọng hơn.

Mẹ bầu uống cafe cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, mẹ bầu uống cà phê cần lưu ý những điều sau:

– Chỉ uống trong liều lượng cho phép, nếu có thể kiêng được thì tốt nhất mẹ nên tập từ từ để bỏ dần dần lượng caffeine mỗi ngày.

– Thêm sữa tươi và pha loãng để giảm bớt lượng caffeine trong cà phê.

– Tập thói quen thay thế cà phê bằng các thực phẩm khác như: trà, sinh tố, nước ép,…

– Khi thèm sự kích thích, hưng phấn của cà phê, mẹ hãy thử tập thể dục để giúp hệ tuần hoàn trao đổi tốt hơn.

– Mẹ bầu khỏe mạnh có thể uống một ít cà phê, tuy nhiên những mẹ có dấu hiệu cao huyết áp thì không nên uống để bảo vệ sức khỏe.

Trên đây là những chia sẻ về thông tin mẹ bầu có được uống cà phê không, hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong chặng đường quan trọng này. Nhớ theo dõi website để cập nhật các thông tin quan trọng. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc khi mang thai, hãy liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được hỗ trợ.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]