#Bà bầu uống nước mía được hay không?

bầu uống nước mía được không

Nước mía không xa lạ với người dân Việt Nam, đồng thời cũng là món nước giải khát ưa thích của các chị em. Không những vậy, mà nước mía cũng giàu dinh dưỡng, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong thời gian mang thai, có không ít bà bầu thèm vị ngọt từ nước mía nhưng lại lo sợ bầu uống nước mía được không. Bài viết sau, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ bật mí thắc mắc của các mẹ để các mẹ yên tâm bổ sung nhé.

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Nước mía là loại thức uống phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Uống nước mía sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh cùng với hương thơm dễ chịu và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Nước mía không kén chọn người dùng nhưng hầu hết các bà bầu đều lo lắng cho thai nhi và sức khỏe của mình mà không dám bổ sung. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y khoa nhận định, nước mía rất tốt cho cơ thể sản phụ nếu như được bổ sung đúng cách, với liều lượng phù hợp.

Bà bầu uống nước mía có tốt không?
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bởi nước mía chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào gồm có magie, canxi, sắt, một số loại vitamin A, B1, B3, B2, B5, B6, C,… Ngoài ra, nước mía cũng cung cấp nguồn chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients cao làm cho nước mía trở thành một thức uống có nhiều dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Chỉ với 28,35g mía sẽ giúp các mẹ trả lời được bà bầu uống nước mía có tốt không:

– Đường: 25,71g cung cấp năng lượng cho bà bầu, cải thiện sự mệt mỏi và tinh thần

– Carbohydrate: 27,40g giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc cho bà bầu

– Vitamin B2: 0,16mg giúp thúc đẩy tăng trưởng chiều cao, thị giác, đặc biệt là có lợi cho quá trình phát triển xương, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.

– Protein: 0,2mg giúp cơ thể mẹ bầu luôn cảm thấy khỏe

– Canxi: 32,57mg giúp cho sự hình thành, phát triển và chắc khỏe xương răng

– Magie: 2,49mg phối hợp cùng canxi hình thành xương, cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và cơ của em bé sau này

– Kali: 162, 86mg giúp điều hòa huyết áp, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Như đã đề cập ở trên, nước mía là thức uống không chỉ thơm ngon, kích thích vị giác mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe của cơ thể. Vì thế, là loại nước tốt cho mẹ bầu và thai nhi.

Và theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể bổ sung nước mía trong suốt cả thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ phải tuân thủ liều lượng và cách bổ sung để nước mía phát huy tác dụng tốt nhất mà không gây hại cho thai nhi.

Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể còn khá nhạy cảm và thời gian này khá nguy hiểm nên việc bổ sung cần phải chú ý. Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ muốn uống nước mía thì tốt nhất chỉ nên bổ sung nhiều nhất là 400ml mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên, khuyến khích 1 – 2 lần/tuần.

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất cho dinh dưỡng của bé và mẹ thì trước khi bổ sung các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Từ đó, các mẹ nắm rõ hơn về cách bổ sung và lượng uống phù hợp với từng tình trạng của mỗi mẹ.

Bà bầu uống nước mía có lợi ích gì?

Nước mía đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, các mẹ tham khảo nhé:

Cải thiện hệ miễn dịch

Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp củng cố hàng rào đề kháng, miễn dịch chắc khỏe cho sức khỏe để chống lại các bệnh. Đặc biệt là các bệnh dễ gặp khi mang thai như nhiễm trùng, cảm, cúm,… Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh không chỉ bảo vệ tốt cho mẹ bầu mà còn bảo vệ luôn cho cả thai nhi trong bụng.

Hạn chế tình trạng ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ

Tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ hầu như các mẹ nào cũng gặp phải. Nôn nghén khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mất sức, mệt mỏi, buồn nôn, nhạt miệng và không muốn ăn uống gì.

Lúc này, nhấp nháp một ít nước mía, vị ngọt thanh của nước mía sẽ có tác dụng kích thích vị giác của mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống một chút nước mí kết hợp cùng một ít gừng đập dập sẽ giúp làm giảm sự khó chịu ở dạ dày, cổ họng.

Tăng năng lượng

Nếu như đang cảm thấy mệt mỏi, yếu trong người cần bổ sung năng lượng nhanh chóng thì nước mía sẽ giúp mẹ bầu cải thiện vấn đề. Hàm lượng đường trong nước mía sẽ cải thiện mức năng lượng, bù nước cho cơ thể, làm dịu cơn khát, cân bằng chỉ số đường huyết.

Chống nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng gặp khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bà bầu uống nước mía sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình nhiễm trùng nhờ vào nguồn khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, nước mía còn hỗ trợ giảm triệu chứng của một số bệnh khác như sỏi thận và vàng da.

Bà bầu uống nước mía có lợi ích gì?
Bà bầu uống nước mía có lợi ích gì?

Tăng cường sức khỏe thai nhi

Nước mía giàu protein tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời, thành phần nước mía còn có acid folic (vitamin B9) đây là dưỡng chất rất cần thiết trong quá trình mang thai. Bởi dưỡng chất này ngăn chặn khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống ở thai nhi.

Ổn định cân nặng

Tăng cân khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có một số mẹ lại tăng quá mức không chỉ ảnh hưởng vóc dáng mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Và việc tiêu thụ nước mía trong thời gian mang thai giúp giải quyết nỗi lo này. Bởi các hợp chất polyphenol trong nước mía giúp tăng cường trao đổi chất và duy trì cân nặng cho mẹ bầu.

Chữa các vấn đề về da

Mụn trứng cá là vấn đề phiền nhiễu mẹ bầu trong thời gian mang thai do nồng độ nội tiết tố thay đổi. Thật may, vấn đề này sẽ được cải thiện nếu mẹ bổ sung nước mía đúng cách.

Bởi trong nước mía có acid glycolic – hoạt chất mang đến hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Khi mang thai, răng của người phụ nữ cũng yếu và có thể mắc một số bệnh lý như hôi miệng, sâu răng,… Dù hàm lượng đường trong nước mía cao nhưng sẽ bảo vệ răng miệng của mẹ bầu tốt.

Vì nước mía giàu canxi, magie giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng, tốt cho sức khỏe của răng

Giải quyết tình trạng táo bón

Có không ít bà bầu bị chứng khó tiêu hay táo bón trong suốt thai kỳ. Điều này gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và ăn uống của các mẹ. Thế nhưng, tình trạng này sẽ thuyên giảm nếu mẹ bổ sung nước mía bởi loại thức uống này giàu chất xơ hòa tan và khoáng chất kali.

Ngoài ra, kali còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Một số công thức pha chế nước mía ngon cho bà bầu

Ngoài hương vị thơm ngon, ngọt thanh của nước mía truyền thống thì mẹ bầu có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác để gia tăng hương vị cũng như đa dạng được dinh dưỡng.

Nước mía sầu riêng

Sự kết hợp này mang đến hương vị rất đặc trưng vừa có vị ngọt, vừa có vị béo và cả hương thơm của sầu riêng cùng mía hòa hợp.

Nguyên liệu:

– 200ml nước mía

– 1 múi sầu riêng to (tách lấy thịt)

– Một ít đá bào (không nên chuẩn bị quá nhiều đá vì không tốt cho mẹ bầu).

Cách thực hiện:

Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay rồi thực hiện xay nhuyễn. Sau đó, cho ra cốc rồi thưởng thức.

Nước mía kết hợp với chanh/ cam/ quất (tắc)

Loại nước này mang tính giải khát và hàm lượng dinh dưỡng cao. Đồng thời, vị chua thanh mát của các loại quả có múi như chanh, cam hay quất sẽ làm giảm độ ngọt và kích thích vị giác của mẹ bầu.

Nguyên liệu:

– 200ml nước mía

– 1 lát chanh nhỏ/cam hoặc 1 quả quất (tắc)

Cách thực hiện

– Ép mía lấy nước

– Vắt lát chanh/cam/quất (tắc) vào nước mía

– Khuấy đều và cho ít đá vào thưởng thức

Một số công thức pha chế nước mía ngon cho bà bầu
Một số công thức pha chế nước mía ngon cho bà bầu

Nước mía cà rốt

Cà rốt rất giàu vitamin A cùng các chất dinh dưỡng khác đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như làn da.

Nguyên liệu:

– 200ml nước mía

– Nửa củ cà rốt

– Đá bào

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị nửa củ cà rốt đã rửa sạch, gọt vỏ, thái lát

– Cho vào máy xay xay cùng 200ml nước mía và đá bào

– Sau khi xay nhuyễn thì cho hỗn hợp ra ly và thưởng thức.

Cách uống nước mía đúng cách dành cho bà bầu

Để nước mía cung cấp dinh dưỡng và mang lại công dụng tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi thì các mẹ nên nắm được cách bổ sung nước mía trong thời gian mang thai.

– Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía trong một lần uống. Và cũng không nên uống 1 hơi dài mà chia thành 2-3 lần uống.

– Tốt nhất mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 100-200ml nước mía, lượng nhiều nhất là 400ml và không nên uống thường xuyên. Tần suất bổ sung được khuyến khích là 1-2 lần/ tuần.

– Hạn chế uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

– Buổi trưa là thời gian thích hợp nhất cho mẹ bầu uống nước mía, nhất là sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ. Hoặc mẹ cũng có thể bổ sung vào buổi chiều sau khi ngủ dậy để gia tăng năng lượng, tinh thần thoải mái.

– Mẹ nên tránh uống nước mía trước bữa ăn vì lượng đường trong mía sẽ tạo cảm giác nhanh no, không thèm ăn, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của mẹ và thai nhi.

Một số lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía

Như vậy, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể bổ sung nước mía để tăng cường dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Và để tránh những ảnh hưởng không tốt, các mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Không nên uống quá nhiều, chỉ uống với lượng cho phép

– Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc rối loạn dung nạp đường cần đến bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất trước khi bổ sung nước mía.

– Nên sử dụng mía mới tự ép tại nhà mà nên chọn những cây mía tươi, không bị sâu mọt. Nếu mua bên ngoài thì chọn địa chỉ mua nước mía đảm bảo vệ sinh để tránh ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng cho cơ thể.

– Sau khi ép mía thì mẹ bầu nên uống ngay tránh để lâu vì dễ mất dưỡng chất và mất hương vị ban đầu.

– Khi uống nước mía trong thời gian mang thai hạn chế cho nhiều đá vì mẹ bầu dễ bị cảm, viêm họng, lạnh bụng và dễ dẫn đến chứng khó tiêu.

– Nếu mẹ đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì không nên uống với nước mía.

– Mẹ bầu tăng cân nhanh chóng thì không nên uống nước mía. Vì lượng đường trong nước mía rất cao, rất dễ khiến tình trạng mẹ bầu xấu đi.

– Không nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh: Bởi khi bảo quản lạnh sẽ không còn được giữ nguyên vị và đầy đủ chất dinh dưỡng như ban đầu. Hơn nữa, còn khiến mẹ bầu lạnh bụng và xảy ra tình trạng khó tiêu,…

– Dù nước mía giảm được ốm nghén nhưng không phải cơn buồn nôn ốm nghén nào cũng bổ sung. Các mẹ chỉ nên nhấp một ít để giảm cảm giác nhạt miệng và khó chịu.

Một số lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía
Một số lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía

Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn đã giúp các mẹ có được câu trả lời cho thắc mắc bầu uống nước mía được không. Hy vọng mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng phù hợp để mẹ và bé cùng khỏe nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

 

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds