Bầu ngồi xổm có được không? Tư thế nào ngồi tốt?

bà bầu có được ngồi xổm không

Khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu sẽ được cả bác sĩ và các bậc “phụ huynh” nhắc nhở rất nhiều về việc ăn uống, sinh hoạt, đi đứng. Trong đó, ngồi xổm là một trong những điều mà các cụ cấm kỵ. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ và chuyên gia cũng cho rằng tư thế này cũng không tốt cho mẹ bầu. Vậy tại sao phụ nữ mang thai không thể ngồi xổm? Có lẽ mẹ bầu cần xem hết bài viết về việc mẹ bầu có được ngồi xổm không sau đây để giải đáp cho những câu hỏi này.

Bà bầu có được ngồi xổm không?

Thực ra việc ngồi xổm không phải là việc quá cấm kỵ khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ngồi tư thế này hàng ngày và thói quen xấu này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra các tác động không tốt cho thai nhi.

Đặc biệt là trong những tháng thai nhi đang bắt đầu phát triển, khi đó bụng bầu ngày một lớn hơn, bụng dưới và cột sống của mẹ vốn đã phải chịu áp lực rất lớn. Lúc này chúng ta có thêm hành động ngồi xổm thường xuyên sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, kéo theo nhiều tác hại liên hoàn về sức khỏe. Trong đó có việc suy giảm tĩnh mạch, phù nề hoặc đau tức bàng quang. Ngoài ra, khi trẻ lớn dần sẽ chiếm diện tích tương đối lớn bên trong bụng mẹ, việc ngồi xổm gập bụng sẽ tạo áp lực đè vào bụng, dẫn đến việc tác động đến tử cung khiến thai nhi khó thở. Do đó, mẹ bầu không nên ngồi xổm khi mang thai, đặc biệt là những khi tháng thai nhi bắt đầu lớn dần.

Trên thực tế, cũng có một số nước phương Tây đã áp dụng các bài tập ngồi xổm để giúp mẹ dễ sinh hơn trong tháng cuối của thai kỳ. Đây là phương pháp giúp mở rộng các lỗ chậu để cải thiện việc cung cấp oxy cho em bé. Ngoài ra, bụng là mối liên kết chặt chẽ với các mô xung quanh và cơ bắp, vì vậy việc ngồi xổm làm giảm áp lực và căng thẳng cho mẹ. Tuy mang lại khá nhiều lợi ích trước ngày sinh, nhưng các bài tập này chỉ nên được thực hiện vào tháng cuối và tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà khi chưa có hướng dẫn từ chuyên gia.

Tư thế ngồi xổm trong những bài tập yoga trước sinh để giúp chị em dễ sinh nở hơn khi “lâm bồn”
Tư thế ngồi xổm trong những bài tập yoga trước sinh để giúp chị em dễ sinh nở hơn khi “lâm bồn”

Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?

3 tháng đầu là giai đoạn “vàng” đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ về sau. Trong giai đoạn này, bé phát triển rất nhanh, bụng mẹ cũng thấm thoắt lớn dần khiến phần dưới cơ thể và cột sống phải chịu một áp lực tương đối lớn. Lúc này, các tư thế đi đứng, ngồi, nằm hay những cử chỉ sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến trẻ.

Do vậy, dù có bất kỳ tranh cãi gì về thông tin mẹ bầu có được ngồi xổm không, thì mẹ hãy đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu trước khi quyết định bất kỳ việc gì. Vì không chỉ trong một vài tháng mang thai, việc ngồi xổm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm khi mang thai như: suy giãn tĩnh mạch, gây áp lực lên thai nhi, bàng quang,… Trong đó, chưa kể đến các trường hợp rủi ro khi mẹ ngồi quá lâu có thể gây ra tình trạng tê bì, thiếu oxy, choáng váng,… khi đứng dậy đột ngột. Những điều này rất nguy hiểm trong thai kỳ, do đó nếu mẹ bầu vẫn đang có những thói quen này, tốt nhất nên thay đổi tư thế ngồi để tránh gây ảnh hưởng cho trẻ.

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm?

Theo các chuyên gia, tư thế ngồi xổm có thể mang lại nhiều bất lợi cho mẹ như:

– Tạo áp lên bàng quang, tử cung: Như chia sẻ phía trên, khi mẹ ngồi xổm sẽ tạo ra phần sức nặng lên bụng dưới bụng dưới, gây áp lực cho tử cung hoặc bàng quang gây ra tình trạng đau bụng. Mẹ bị đau bụng do các tác động vật lý này thường xuyên sẽ gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

– Khiến thai nhi khó thở: Mẹ ngồi xổm không chỉ gây áp lực lên tử cung, nếu không may mắn có thể gây chèn lên dây rốn của trẻ khiến bé bị khó thở. Trẻ bị thiếu oxy trong bào thai có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc, do đó việc này vô cùng nguy hiểm khi mang thai.

– Gây phù nề, giãn tĩnh mạch: Khi ngồi xổm gập chân sẽ khiến cho các mạch máu bị tắc nghẽn, khó lưu thông bình thường. Điều này khiến cho mẹ tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, phù nề trong thời gian mang thai.

– Gây đau xương khớp: Không chỉ có thể gây giãn tĩnh mạch, việc ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương các xương ở đầu gối và xương ở các khớp. Vì vậy mẹ bầu ngồi xổm nhiều cũng dễ bị đau xương khớp, đặc biệt là vùng chân.

– Làm tổn thương cột sống: Với phụ nữ mang thai, cột sống giữ trọng trách rất lớn khi em bé bắt đầu lớn dần. Khi mẹ có thói quen ngồi xổm sẽ vô tình tạo ra thêm những áp lực nặng nề thêm cho cột sống. Dần dần khi bé bắt đầu lớn hơn, nếu mẹ vẫn còn giữ những thói quen này cũng có thể sẽ gây ra tổn thương cho cột sống.

– Những nguy cơ khác: Việc mẹ bầu ngồi quá lâu bị tê chân, mỏi chân,… khiến mẹ khó giữ thăng bằng khi đứng lên, làm tăng nguy cơ bị ngã và dễ gây sảy thai.

Tư thế ngồi “đúng chuẩn” trong suốt thai kỳ

Từ các thông tin trên, có lẽ chị em đã hiểu hơn về câu hỏi bầu có được ngồi xổm không. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu có thể tham khảo một số tư thế ngồi trong thai kỳ như:

Tư thế ngồi làm việc tại nhà

Thông thường, các tư thế ngồi làm việc tại nhà chỉ xoay quanh những công việc như nhặt rau, giặt quần áo, làm việc online tại nhà,… Với các tính chất công việc này, mẹ bầu có thể chọn loại ghế tựa lưng có chiều cao vừa phải, khi ngồi xuống có thể gập được 90 độ. Không nên chọn ghế quá thấp khiến cho việc đứng lên ngồi xuống khó khăn. Khi ngồi, mẹ nên đặt mông xuống trước sau đó mới tựa lưng vào ghế, để lưng và cổ thẳng, hai chân mở ra và chạm sàn để tránh gây sức ép lên bụng. Ngoài ra, khi đứng lên và ngồi xuống cần nhẹ nhàng và từ từ, tránh đột ngột thay đổi tư thế khiến não chưa lưu thông máu kịp thời gây chóng mặt.

Lưu ý, mẹ bầu không nên ngồi quá lâu, cần tránh ngồi gập người về phía trước. Tư thế này có thể tạo áp lực cho vùng bụng và gây nguy hiểm đến thai nhi.

Khi thư giãn (đọc sách, uống trà…)

Khi ngồi làm các hoạt động thư giãn như đọc sách, uống trà,… Mẹ bầu nên chọn các loại ghế sofa rộng, có điểm tựa lưng để dựa khi ngồi. Hoặc mẹ bầu có thể chọn các loại ghế chuyên dụng được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai. Khi ngồi, mẹ cần đặt mông hoàn toàn trong ghế, tựa lưng, 2 chân duỗi ra và song song với mặt đất. Đứng lên và ngồi xuống cũng cần chậm rãi, từ từ, tay bám vào 1 vị trí chắc chắn trên ghế và đặt mông xuống trước, sau đó mới tựa lưng sát ghế. Mẹ có thể chuẩn bị thêm 1 chiếc gối kê vào vùng lõm của lưng để giảm tình trạng mỏi lưng.

Lưu ý, nên tránh buông tư thế buông thõng vai, ngồi không điểm tựa vì sẽ khiến tăng áp lực cho phần cột sống. Về lâu về dài sẽ làm cho lưng thường xuyên bị mỏi, đau do cột sống bị tổn thương.

Khi ngồi làm việc văn phòng

Thay vì quanh quẩn ở nhà, nhiều chị em phụ nữ hiện đại ngày nay vẫn chọn đi làm để tinh thần thoải mái, đồng thời cũng phụ giúp gia đình có thêm “đồng ra đồng vào”. Với các chị em đi làm văn phòng 8 tiếng 1 ngày có thể chọn tư thế ngồi làm việc theo cách: Giữ thẳng lưng và cổ, cố gắng không rướn người lên phía trước để tránh tình trạng cong cột sống gây mỏi và đau lưng, thả lỏng vai, đặt chân vuông góc 90 độ so với mặt đất.

Với cách này, mẹ có thể kê thêm một chiếc gối vào vùng hõm sau lưng để giảm cảm giác mỏi, đồng thời, chị em cũng nên chuẩn bị thêm 1 chiếc ghế nhỏ để kê chân. Lúc này đầu gối được tạo thành 1 góc 90 độ sẽ giúp giảm áp lực cho phần lưng.

Lưu ý, các mẹ bầu khi làm việc nên bỏ thói quen vắt chéo chân. Tư thế ngồi làm việc này khá phổ biến ở dân văn phòng, tuy nhiên lại rất bất lợi cho phụ nữ mang thai. Do không chỉ gây áp lực lên phần cột sống, tư thế này còn có thể gây chèn ép lên dây thần kinh trên đùi.

Theo khuyến cáo, tư thế ngồi chuẩn nhất cho mẹ bầu là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, hai vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông nằm toàn bộ trong ghế. Vì vậy, dù mẹ bầu ngồi ở bất cứ đâu, hãy giữ tư thế thoải mái mất, đồng thời cũng cần hạn chế việc gây áp lực lên bụng, sống lưng và các dây thần kinh để đảm bảo sức khỏe.

Một số tư thế ngồi nguy hiểm khác mẹ bầu cần tránh

Ngoài tư thế ngồi xổm, một số tư thế ngồi khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số tư thế ngồi nguy hiểm khác mà mẹ cần chú ý bao gồm:

Ngồi vắt chéo chân

Ngồi vắt chéo chân là tư thế của hầu hết mọi người, đặc biệt là dân văn phòng. Trên thực thế, tư thế vắt chéo chân là một tướng ngồi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại rất khó bỏ. Khi mang thai, đây là tư thế mà mẹ bầu cũng cần cẩn trọng, không nên duy trì thói quen ngồi này thường xuyên. Do ngồi vắt chéo chân có thể khiến máu khó lưu thông, dẫn đến việc tăng nguy cơ bị suy giảm tĩnh mạch chân trầm trọng. Ngoài ra, khi ngồi vắt chân, các dây thần kinh ở đùi cũng bị chèn ép, làm sưng phù chân, gây bệnh viêm khớp và ảnh hưởng trầm trọng đến chân, hông, cột sống,…

Vắt chéo chân là tư thế ngồi quen thuộc của nhiều chị em văn phòng
Vắt chéo chân là tư thế ngồi quen thuộc của nhiều chị em văn phòng

Ngồi nửa mông

Tư thế ngồi nửa mông trên ghế cũng là một trong những tư thế ngồi thường thấy của các chị em phụ nữ. Đây cũng là tư thế ngồi không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. Do khi ngồi trên ghế hoặc giường, cột sống của các mẹ sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn. Ngoài ra, ngồi nửa mông cũng dễ khiến cơ thể bị nghiêng dẫn tới thai nhi bị nghiêng theo, nhiều trường hợp còn có thể gây chèn ép cho trẻ,

Ngồi không điểm tựa

Ngồi không có điểm tựa sẽ làm tăng nguy cơ việc chèn ép lên sống lưng của mẹ, dễ dẫn đến tình trạng đau lưng, mỏi vai, gáy,…

Gập người về phía trước

Mẹ bầu ngồi gập người về phía trước thường xuyên rất nguy hiểm, vì có thể gây áp lực lên bụng và gây hại cho em bé.. Ngoài ra, trong giai đoạn phát triển xương khớp của trẻ, xương sườn của mẹ cũng có khả năng gập vào túi thai tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển của trẻ sau này.

Ngồi bệt khoanh chân

Nhiều chị em cho rằng việc cấm bà bầu ngồi bệt khoanh chân là quan niệm cổ hủ. Tuy nhiên theo góc độ khoa học, các cụ cấm bà bầu ngồi bệt khoanh chân là hoàn toàn có lý do. Cũng tương tự như ngồi xổm, càng về sau giai đoạn của thai kỳ thì mẹ bầu càng không nên ngồi bệt. Bởi ngồi ở tư thế này sẽ làm các dây thần kinh bị chèn ép, khiến máu khó lưu thông dẫn đến chân dễ bị tê, phù nề, đau nhức. Mẹ bầu cũng bị tức bụng, đau lưng và khó khăn hơn khi đứng dậy.

Khi mang thai, phụ nữ ngồi bệt khoanh chân có thể gây chèn ép dây thần kinh, dễ gây tê chân, phù nề
Khi mang thai, phụ nữ ngồi bệt khoanh chân có thể gây chèn ép dây thần kinh, dễ gây tê chân, phù nề

Ngồi buông thõng vai

Khi cơ thể mẹ vừa chịu áp lực từ thai nhi, vừa chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, tư thế ngồi thõng vai sẽ làm cột sống của mẹ thêm nhiều phần áp lực hơn. Dần dần, nếu mẹ bầu không từ bỏ thói quen này sẽ gây ra các tình trạng đau lưng, nhức mỏi,… rất khó điều trị ngay cả khi đã sinh con xong.

Một số điều cần lưu ý cho bà bầu khi đứng ngồi

Ít ai biết tư thế ngồi, đứng, sinh hoạt đều có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Do đó, khi bước vào khoảng thời gian quan trọng này, việc chú ý tư thế đứng ngồi cũng là điều vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày.

– Với tư thế tư thế đi lại, mẹ bầu cần đi thẳng lưng, ngẩng đầu, khép chặt mông sao cho lòng bàn chân tiếp bằng phẳng với mặt đất.

– Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ chỉ nên đi giày vừa chân, có đế bằng hoặc thấp và có độ ma sát chống trượt tốt.

– Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, giữ tư thế thoải mái, không chùn lưng, cũng không kiễng lên phía trước.

– Ngồi sâu vào trong ghế, đặt phần mông lên toàn bộ ghế và tựa lưng về phía sau. Mẹ có thể chuẩn bị thêm một chiếc gối nhỏ để kê sau vùng hõm lưng để giảm mỏi và một chiếc ghế kê chân.

– Khi ngồi ghế xoay, không vặn eo khi đang ngồi, hãy xoay nguyên cả người.

– Không ngồi quá lâu, thường xuyên đứng dậy đi lại để cơ thể được thư giãn. Để đứng lên,mẹ cần dịch người về trước rồi đứng dậy, không chồm người về phía trước.

– Duy trì tập các thói quen ngồi có lợi trong suốt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và trẻ.

 Giữ tư thế thoải mái nhất khi ngồi cho mẹ bầu, tuy nhiên cần tránh những tư thế ngồi không tốt cho sức khỏe
Giữ tư thế thoải mái nhất khi ngồi cho mẹ bầu, tuy nhiên cần tránh những tư thế ngồi không tốt cho sức khỏe

Hy vọng bài viết bà bầu có được ngồi xổm không trên đây sẽ cung cấp cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích trong quá trình mang thai. Nhớ theo dõi website myphambabau.com để bỏ túi thêm những nội dung hữu ích khác. Trong trường hợp mẹ cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc trong thai kỳ, đừng ngần ngại liên hệ hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé.

 

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds