#Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ khoa học nên lưu ý

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Khi mang thai, mỗi giai đoạn đều là cột mốc phát triển quan trọng của thai nhi. Trong đó, 3 tháng đầu được xem là khoảng thời gian quyết định đến sự hình thành bào thai. Tại bài viết này, cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu những thông tin trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu đúng đắn nhất nhé.

Thai nhi 3 tháng đầu phát triển như thế nào?

Trước khi cùng nhau tìm hiểu cụ thể về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu, bố mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ một vài điều trong quá trình thụ thai. Em bé sẽ lớn lên trong bụng mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé sẽ ra đời sớm hoặc muộn hơn so với khoảng thời gian này.

Quá trình phát triển của thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn chính với những thay đổi rõ rệt. Ngay sau khi trứng được thụ tinh, quá trình phát triển của trẻ sẽ bắt đầu được hình thành. Vì vậy mặc dù là 3 tháng đầu nhưng thai nhi cũng đã có những phát triển nhất định.

Quá trình phát triển của thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn chính với những thay đổi rõ rệt
Quá trình phát triển của thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn chính với những thay đổi rõ rệt

Cụ thể, trong 3 tháng đầu, thai nhi sẽ có những bước chuyển cơ bản sau:

Tháng đầu tiên của thai kỳ

Trong tháng đầu tiên, túi ối và nhau thai sẽ bắt đầu xuất hiện. Trong đó, túi ối chứa đầy dịch lỏng bao quanh phôi thai, có nhiệm vụ chính là làm túi đệm, tạo ra điều kiện môi trường để giúp nhau thai phát triển. Bên cạnh đó, nhau thai là bộ phận đóng vai trò chủ yếu để truyền dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho em bé hấp thụ để phát triển, đồng thời vận chuyển chất thải từ bào thai ra.

Sau 1 tháng phát triển, kích thước của thai nhi khá nhỏ, chỉ tương đương bằng một hạt vừng. Tuy nhiên lúc này một số bộ phận trên cơ thể trẻ như: miệng, cổ họng, tế bào máu và hệ thống tuần hoàn,… cũng đã bắt đầu hình thành.

Tháng thứ hai của thai kỳ

Bước sang tháng thứ 2, sự phát triển của thai nhi đã rõ ràng hơn. Kích thước của bào thai lúc này có thể bằng một hạt đậu nhỏ, tương đương 1,5 – 1,6cm. Các bộ phận trên cơ thể trẻ vẫn tiếp tục hình thành. Đặc biệt, thai nhi 7 tuần tuổi đã bắt đầu xuất hiện mắt. Ngoài ra, các cơ quan bên trong như: ống thần kinh, đường tiêu hóa và cơ quan cảm giác cũng đang phát triển.

Tháng thứ ba của thai kỳ

Qua tháng thứ 3 của thai kỳ, em bé dần trở nên cứng cáp hơn. Ngón tay, ngón chân bắt đầu rõ ràng hơn, thậm chí một số bé còn có thể cử động ngón tay. Cùng lúc này, bộ phận sinh dục cũng dần phát triển. Ngoài ra, một số cơ quan bên trong cơ thể như hệ tuần hoàn, tiết niệu dần dần hoàn thành.

Các mốc khám thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần nắm?

Ba tháng đầu của thai kỳ là thời điểm nhạy cảm của mẹ và bé. Chính vì vậy việc khám thai trong 3 tháng đầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ như:

– Giúp mẹ xác định các thông tin như: số lượng thai, vị trí của bào thai, tuổi đời thai nhi,…

– Phát hiện và tầm soát những bất thường từ sớm mà thai nhi có thể gặp phải.

– Giúp mẹ có thể xây dựng lộ trình chăm sóc sức khỏe hợp lý, khoa học để giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên nắm những lịch khám thai sau:

Cột mốc từ 5 – 8 tuần tuổi

Mốc khám thai từ 5-8 tuần tuổi là thời điểm khám thai quan trọng đầu tiên mẹ bầu cần ghi nhớ. Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ xác định được mẹ bầu có mang thai hay không, số lượng túi thai và vị trí mà thai làm tổ.

Trong trường hợp siêu âm không thấy túi thai, nhưng các chỉ số khác vẫn có kết quả đang mang thai thì mẹ bầu cần siêu âm lại sau một vài tuần, để loại trừ tình huống mang thai ngoài tử cung.

Trong lần thăm khám đầu tiên, bác sĩ sẽ có những chỉ định khám như:

– Xác định chỉ số BMI: Đo chiều cao, cân nặng và tính toán thể trạng của sản phụ.

– Đo huyết áp: Đánh giá nguy cơ tiền sản giật.

– Xét nghiệm nước tiểu và đo nồng độ hormone hCG: Xác định sự phát triển của bào thai.

– Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ kháng thể mà cơ thể tự sản sinh ra sau khi tiêm vaccine,…

– Xác định tuổi thai: Kiểm tra theo kết quả siêu âm và những thông tin về ngày quan hệ hoặc trễ kinh.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chủ động cung cấp các thông tin về tiền sử sức khỏe của bản thân, cũng như gia đình để có thể phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.

Từ các kết quả thăm khám lần đầu tiên này, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên về:

– Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động phù hợp với thể trạng của mẹ.

– Những xét nghiệm sàng lọc cần thiết trước sinh cho bé.

– Nếu mẹ bầu phát hiện bệnh lý trong quá trình khám, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ hoặc lưu ý trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Cột mốc từ 8 đến 13 tuần 6 ngày

Rất nhiều mẹ bầu đang mang thai nhưng không phát hiện có thai, do đó phần lớn có thể đã bỏ qua cột mốc khám thai đầu tiên. Đối với cột mốc từ 8 -13 tuần 6 ngày, đây là mốc thứ hai mẹ bầu không được bỏ qua trong 3 tháng đầu. Bởi ở mốc khám thai này, ngoài việc thăm khám toàn diện, thai nhi cũng sẽ được thực hiện các tầm soát dị tật bẩm sinh. Các bài kiểm tra sàng lọc được thực hiện trong thời điểm này vô cùng quan trọng, do đây là thời điểm vàng giúp mẹ phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để giảm những hệ lụy về sau.

Cột mốc từ 8 -13 tuần 6 ngày là mốc thứ hai mẹ bầu không được bỏ qua trong 3 tháng đầu
Cột mốc từ 8 -13 tuần 6 ngày là mốc thứ hai mẹ bầu không được bỏ qua trong 3 tháng đầu

Các xét nghiệm, siêu âm quan trọng trong mốc khám thai này gồm:

– Siêu âm đo độ mờ da gáy của trẻ: Với các trường hợp lớp mờ da gáy của trẻ dày, trẻ có nguy cơ cao bị mắc một số hội chứng dị tật bẩm sinh như Down, Edward, Pautau,…

– Xét nghiệm Double Test: Xét nghiệm Double Test cho biết nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ như hội chứng Patau (Trisomy 13), Edwards (Trisomy 18) hay hội chứng Down (Trisomy 21).

– Thalassemia: Qua xét nghiệm này, có thể xác định lượng hồng cầu cung cấp có đủ đảm bảo cho thai nhi không. Nếu trẻ bị thiếu oxy từ ngay trong bụng mẹ có thể gặp nhiều nguy cơ dị tật hơn.

– Đo nhịp tim thai nhi: Vào thời điểm 3 tháng đầu, nhịp tim ở trẻ sẽ khoảng 140 – 170 nhịp/phút. Trong trường hợp nhịp tim bất thường, các bác sĩ cần thực hiện thêm 1 số xét nghiệm chuyên sâu khác để tìm ra nguyên nhân.

Dấu hiệu nào bà bầu 3 tháng đầu cần nên gặp bác sĩ ngay?

Thời điểm 3 tháng đầu là cột mốc phát triển đầu đời của trẻ, đây cũng là khoảng thời gian có tỷ lệ sảy thai khá cao. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ và 80% các ca sảy thai xảy ra trước 12 tuần. Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay:

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo là hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị chảy máu đỏ tươi hoặc màu nâu mận chín, đồng thời lặp đi lặp lại nhiều lần thì có khả năng hormone cơ thể của mẹ đang có xu hướng sụt giảm.

Nếu mẹ bầu bị chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi bị chấn thương hoặc mẹ bầu có tiền sử sảy thai thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám.

Mất triệu chứng thai nghén đột ngột

Ở giai đoạn đầu, mẹ có thể gặp nhiều tình trạng khó chịu do ốm nghén như: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi,… nhưng đột nhiên các triệu chứng này biến mất thì rất có thể cơ thể thai kỳ đang bị ảnh hưởng.

Đau bụng dưới, đau lưng

Triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng khá giống biểu hiện khi chị em đến kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên nếu xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt thì mẹ bầu nên hết sức cẩn thận. Đau bụng dưới là biểu hiện thường gặp của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Đặc biệt các biểu hiện này đi cùng các cơn co thắt thì nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ ngay.

Dịch âm đạo bất thường

Phụ nữ mang thai thường tiết ra nhiều dịch nhờn hơn, tuy nhiên nếu dịch nhờn quá nhiều và đi kèm với màu hồng do máu hoặc máu đông thì cũng là dấu hiệu nguy hiểm.

Chuột rút kèm chảy máu

Thai nhi lớn dần sẽ đè nặng làm tăng áp lực vùng chậu, nếu mẹ bầu bị chuột rút, chảy máu âm đạo và đi kèm với khó thở thì nên đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu có các dấu hiệu như: Bụng dưới có cảm giác đau âm ỉ, đau từng cơn; Mỏi vùng thắt lưng; m đạo xuất hiện dịch nhầy bất thường, có kèm vài giọt máu hoặc dịch màu đen, đỏ sẫm, hồng nhạt;… cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ, tuyệt đối không chủ quan gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu?

3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng để hình thành những cơ quan như tim, tủy sống, não, gan, phổi,… Ở giai đoạn này, bào thai phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh nhưng nếu mẹ không biết cách giữ gìn cũng rất dễ bị tổn thương, thai nhi sẽ đối mặt với nguy cơ tổn thương cao. Vì vậy cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cực kỳ quan trọng.

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, nên uống gì

Thực phẩm giàu đạm, sắt, kẽm và các nhóm chất vitamin: Các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, …), thịt trắng (thịt gia cầm), trứng,…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi và omega-3: Một số loại cá sông và cá hồi, trong cá có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Các loại trái cây giàu vitamin C và rau xanh: Rau xanh, trái cây giúp tăng cường chất xơ cho mẹ, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác như: sắt, các nhóm vitamin,…

Các khoáng chất và vitamin từ trái cây và rau củ rất tốt cho mẹ bầu
Các khoáng chất và vitamin từ trái cây và rau củ rất tốt cho mẹ bầu

– Măng tây: Măng tây là loại thực phẩm cung cấp nhiều axit folic – một chất quan trọng để giúp trẻ phát triển và phòng ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi.

– Nho, chuối: Chuối rất giàu sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu, đồng thời khắc phục và phòng chứng táo bón, khó tiêu. Ngoài ra, nho chứa nhiều vitamin và canxi, là lựa chọn tuyệt vời giúp mẹ tăng cường đề kháng.

– Sữa chua: Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu bởi chứa nhiều canxi, đồng thời lợi khuẩn từ sữa chua cũng giúp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu khá hiệu quả.

– Sữa: Sữa là nhóm thức uống giàu canxi, vitamin D cùng các dưỡng chất cần thiết khác như DHA, ARA, cholin rất tốt cho sự phát triển xương khớp và trí não thai nhi.

– Nước mía: Trong nước mía có chứa nhiều kali, canxi, sắt, vitamin A, B, C; cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu.

– Nước ép trái cây, một số loại sinh tố hoa quả: Các loại nước ép, sinh tố giúp cung cấp lượng lớn vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu.

– Nước lọc: Dù bổ sung bất kỳ loại nước gì trong 3 tháng đầu mẹ bầu cũng không được quên uống đủ nước trong ngày nhé. Nước lọc không chỉ giúp cơ thể mẹ bầu trao đổi chất tốt, mà còn là loại thức uống tốt làm giảm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên chia thành các bữa ăn nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng hơn.

Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì, kiêng uống gì?

Để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ, mẹ bầu nên lưu ý các loại thực phẩm và thức uống này trong 3 tháng đầu tiên:

– Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân: Một số loại hải sản biển có chứa nhiều thủy ngân, thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

– Các loại thịt sống: Khi mang thai, mẹ bầu cần đặt tiêu chí ĂN CHÍN UỐNG SÔI lên hàng đầu. Bởi nguy cơ nhiễm khuẩn từ các thực phẩm sống,chưa được nấu chín khá cao. Dù mẹ bầu bị nhiễm khuẩn hay giun sán trong thời gian mang thai đều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, việc điều trị ký sinh trùng cho mẹ bầu trong thời gian mang thai cũng rất phức tạp, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn để tránh nguy cơ.

– Một số loại trái cây, rau củ: Một số loại trái cây, rau củ như: đu đủ sống, quả thơm, rau má, rau sam, khổ qua, ngải cứu… cũng không được khuyến khích trong 3 tháng đầu tiên. Các thực phẩm này có chứa một số thành phần được cho rằng có thể gây co thắt tử cung, không tốt cho bà bầu.

– Các chất kích thích: Ngay khi mang thai, mẹ bầu cần từ bỏ các chất kích thích ngay lập tức như caffeine, bia, rượu,… Tiêu thụ quá mức caffeine khiến mẹ bầu hồi hộp, khó ngủ. Bia rượu cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Khi mang thai, mẹ bầu cần đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu, thực phẩm ưu tiên ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinhKhi mang thai, mẹ bầu cần đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu, thực phẩm ưu tiên ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh
Khi mang thai, mẹ bầu cần đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu, thực phẩm ưu tiên ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, uống gì để giảm ốm nghén

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn hoặc uống theo cách sau để giảm triệu chứng ốm nghén:

– Ăn đủ chất, chia thành nhiều bữa trong ngày.

– Ăn/uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.

– Ăn những thực phẩm khô như bánh mì, bánh quy.

– Uống nhiều nước. Có thể uống thêm nước mía, nước ô mai, me & sấu ngâm gừng và các loại nước ép, vị ngọt nhẹ nhàng từ trái cây cũng giúp mẹ bớt cảm giác khó chịu hơn.

– Tránh xa các loại thực phẩm nặng bụng, nhưng gây kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ ăn có mùi khó chịu.

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu khi mang thai, mẹ bầu nên tránh tối đa những điều sau:

– Sơn móng tay, nhuộm, uốn tóc: Các hóa chất trong những hoạt động này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và chỉ số thông minh của trẻ.

– Không dùng nước hoa, xịt nước hoa vào cơ thể.

– Không bê vác vật nặng trước bụng, không với 2 tay lên cao.

– Không đi giày cao gót, nên đi dép đế bằng, có độ bám cao 24/24h để tránh trơn trượt.

– Bước đi chậm rãi, đảm bảo nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

– Khi đang mang thai vẫn quan hệ tình dục thường xuyên và mạnh bạo.

– Vận động mạnh hoặc chơi các trò chơi kích thích.

– Vẫn giữ thói quen hút thuốc lá, uống bia, trà, cafe, nước ngọt có ga.

– Làm việc quá sức, thường xuyên bị stress.

– Tắm bồn, xông hơi,…

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc có chứa thành phần gây hại hoặc không rõ nguồn gốc.

Bài tập tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Duy trì bài tập thể dục cho bà bầu tăng cân hợp lý, có sức khỏe dẻo dai, đồng thời giúp giảm nhiều nguy cơ khi mang thai. Tuy nhiên, 3 tháng đầu là thời điểm khá nhạy cảm, do đó mẹ bầu chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng,phù hợp với thể chất như: đi bộ, yoga,… Trong trường hợp mẹ bầu đã đi khám thai từ sớm, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập thể chất phù hợp với thể trạng.

Phương pháp thai giáo hiệu quả cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng có thể giáo thai hiệu quả thông qua các cách:

– Mẹ bầu luôn giữ tinh thần vui vẻ, ổn định: Phương pháp này giúp hỗ trợ tâm trạng của mẹ bầu, đồng thời tác động tích cực đến thai nhi.

– Massage bụng định kỳ giúp phát triển xúc giác: Massage thường xuyên giúp phát triển xúc giác cho thai nhi, ngoài ra còn giúp tạo nên một sợi dây liên kết giữa mẹ và bé.

– Trò chuyện với thai nhi: Trò chuyện không chỉ giúp gia tăng tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi, đây còn là phương pháp giúp trẻ nhận biết âm thanh, phát triển các giác quan.

– Thai giáo bằng âm nhạc: Thời điểm 3 tháng đầu, hệ thống cảm giác của thai nhi chưa hoàn toàn phát triển, nên thai giáo bằng âm nhạc chủ yếu là thưởng thức âm nhạc. Vì vậy việc thai giáo bằng âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển về thính giác, mà thông qua âm nhạc cũng giúp trẻ phát triển cả về tinh thần.

Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển về thính giác, mà cũng giúp trẻ phát triển cả về tinh thần
Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển về thính giác, mà cũng giúp trẻ phát triển cả về tinh thần

Những lưu ý chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tránh sảy thai

Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc cho bà bầu trên, mẹ bầu cũng cần ghi lại những lưu ý sau để tránh sảy thai:

Không ăn kiêng khi mang thai

Mỗi giai đoạn trong thai kỳ, trẻ đều cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển. Vì vậy việc ăn kiêng để giảm cân tiềm ẩn nhiều cơ gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Khi cơ thể mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, giảm hàm lượng sắt, acid folic, các loại acid amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sảy thai

Vì vậy, nếu mẹ bầu có nhu cầu giảm cân khi mang thai, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu.

Hạn chế các hoạt động làm đẹp như: làm tóc, sơn móng tay, móng chân.

Trong sơn móng tay, sản phẩm làm tóc có chứa nhiều thành phần hóa học gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, trí thông minh và não bộ của thai nhi. Trong 3 tháng đầu cơ thể người mẹ rất nhạy cảm với các hóa chất, vì vậy mẹ hãy hạn chế các hoạt động làm đẹp đụng đến hóa chất trong giai đoạn này.

Không ăn các nhóm thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến bà bầu

Cơ thể mẹ trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu cần nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp với mẹ bầu. Mẹ nên chọn lọc các thực phẩm để bổ sung, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ.

Mẹ bầu có thể xem thêm tại bài viết: Điểm danh những điều đại kỵ khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý

Hạn chế vận động mạnh

Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thực hiện các hoạt động mạnh, nặng nhọc cũng gây tác động lên bụng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu làm việc quá sức, stress cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi.

Không dùng các sản phẩm có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Phần lớn các sản phẩm chăm sóc da thông thường đều chứa các thành phần không phù hợp với phụ nữ mang thai như: dẫn xuất từ vitamin A, paraben, silicone, PEGs,… Những thành phần độc lập thì khả năng gây ảnh hưởng thấp, tuy nhiên những thành phần này vốn đã tích lũy trong cơ thể từ trước, khi đủ lớn có thể tác động tới sự phát triển của trẻ qua dây rốn.

Để an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm hữu cơ trong thai kỳ và ngưng nạp thêm các hóa chất. Mẹ có thể chọn các dòng thuần hữu cơ như thương hiệu Juice Beauty và Mukti Organic, đây là hai dòng thương hiệu hữu cơ cao cấp được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã có thêm những kinh nghiệm trong cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu. Chúc các mẹ luôn xinh đẹp và khỏe mạnh trong suốt thai kỳ!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds