#Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ không nên bỏ qua

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Đến 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cảm thấy thoải mái và tinh thần vui tươi hơn vì thời gian thai nghén đã qua. Đây được xem là thời gian tuyệt vời nhất khi cảm nhận được những cử động của bé con trong bụng. Thế nhưng, mẹ bầu đã biết hết những điều, kiến thức để chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa tốt nhất và thai nhi phát triển khỏe mạnh chưa. Xem ngay bài viết để Mỹ Phẩm Bà Bầu giúp các mẹ bổ sung một số thông tin hữu ích nhé.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở 3 tháng giữa

Sau thời gian vất vả của tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ sẽ bước vào giai đoạn “trăng mật” của thai kỳ – tam cá nguyệt thứ 2. Tam cá nguyệt này sẽ kéo dài từ tuần thứ 13 đến tuần 28. Thời điểm này thai nhi đã phát triển nên rất dễ cảm nhận được những cử động của bé cưng.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở 3 tháng giữa
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở 3 tháng giữa

Đến 3 tháng giữa thai kỳ, sức khỏe và tâm sinh lý của mẹ bầu được cải thiện và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Do các triệu chứng ốm nghén dần giảm và biến mất, năng lượng được nâng lên.

Thế nhưng, vẫn có những sự thay đổi về cơ thể diễn ra trong thời gian này:

– Bụng đau và căng tức: nguyên nhân là do tử cung mở rộng gây áp lực lên các cơ và dây chằng. Đôi khi cũng có thể do táo bón, đầy hơi hoặc thậm chí do quan hệ tình dục.

– Đau lưng: thời gian này, thai nhi phát triển nên cân nặng của mẹ cũng tăng nhanh gây áp lực lên lưng, khiến lưng đau nhức.

– Chảy máu nướu răng: tình trạng này cũng thường gặp, khi thống kê có khoảng hơn 50% mẹ bầu gặp phải tình trạng sưng nướu ở 3 tháng giữa thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khiến máu lưu thông nhiều hơn đến nướu, làm cho nướu nhạy cảm và dễ sưng và chảy máu.

– Cơn gò Braxton-Hicks: xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Mỗi cơn gò xuất hiện ngẫu nhiên và kéo dài trong 1 đến 2 phút. Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng này có thể là do quan hệ tình dục, tập thể dục mạnh, cơ thể mất nước hoặc có khi chỉ là do ai đó chạm vào bụng.

– Ngực to ra: sau 3 tháng đầu sự căng tức ngực dần biến mất, nhưng kích thước bầu ngực vẫn sẽ tiếp tục tăng kích thước.

– Nghẹt mũi: Nội tiết tố thay đổi có thể khiến lớp niêm mạc mũi bị sưng lên, dẫn đến nghẹt mũi và gây ra tình trạng ngủ ngáy trong thai kỳ. Đôi khi, một số mẹ bầu gặp phải tình trạng chảy máu mũi.

– Chóng mặt: 3 tháng thai kỳ tử cung mở rộng nên gây chèn ép vào các mạch máu. Ngoài ra, còn có thể là do lượng đường trong máu thấp hoặc do hormone thay đổi.

– Tần suất đi tiểu giảm: điều này là do tử cung đã cách xa bàng quang.

– Lông, tóc phát triển nhanh: nội tiết tố thay đổi khiến lông, tóc phát triển nhanh và dày hơn. Mẹ bầu có thể quan sát sự thay đổi và thấy nhiều ở mặt, cánh tay và lưng.

– Đau đầu: rất thường gặp khi đến tam cá nguyệt thứ 2. Hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Do đó, thời điểm này mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

– Táo bón kèm ợ chua: nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của hormone progesterone, làm giãn một số cơ nhất định liên quan đến hệ tiêu hóa như các cơ ở thực quản và cơ ở hệ tiêu hóa.

– Bị trĩ: khi đến tháng thứ 3 thể tích máu tăng lên gây giãn tĩnh mạch hoặc cũng có thể là do các tĩnh mạch quanh hậu môn bị tử cung đè ép.

– Chuột rút chân: Cơ bắp chân có thể bị co cứng vào ban đêm. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên triệu chứng này khi mẹ bầu mang thai 3 tháng giữa.

– Thai máy: ở tuần thứ 20, các mẹ đã bắt đầu cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé.

– Sự thay đổi về làn da: xuất hiện nám và mặt nạ thai kỳ. Trên bụng bầu của mẹ cũng xuất hiện đường sọc nâu. Đồng thời, làn da cũng rất nhạy cảm không kém gì thời gian 3 tháng đầu.

– Giãn tĩnh mạch: khi em bé phát triển càng lớn thì áp lực ở chân của mẹ bầu càng tăng. Điều này khiến các tĩnh mạch ở chân bị sưng, có màu xanh, tím.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: là tình trạng rất thường gặp trong tam cá nguyệt thứ 2. Với các biểu hiện đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục hoặc có mùi, có vết máu hoặc chất nhầy trong nước tiểu. Khi gặp những dấu hiệu này, mẹ bầu nên đi khám vì có thể gây chuyển dạ sớm hoặc trẻ nhẹ cân.

– Tăng cân: chứng ốm nghén giảm dần và biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cho nên, đến giai đoạn này các mẹ thường thèm ăn, và cân nặng tăng nhanh, với mức trung bình 0,5 – 1kg mỗi tuần.

Sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng giữa

Ở 3 tháng giữa thai kỳ, không chỉ cơ thể mẹ thay đổi mà sự thay đổi của thai nhi cũng rất rõ.

– Cân nặng và kích thước: giai đoạn này thai nhi hấp thu dưỡng chất và thay đổi về cân nặng và kích thước. Khi đến tuần thứ 28 có thể đạt khoảng 1,1kg và chiều dài lên đến 40cm.

– Não bộ phát triển: thời điểm 3 tháng giữa cũng là lúc bộ não của trẻ phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh.

– Cử động: ở giai đoạn này, thai nhi đã có thể đá, đạp, di chuyển, xoay người. Hơn nữa, bé còn biết nuốt, bú và có thể nghe thấy những gì giọng của mẹ, của cha hay những người xung quanh. Vì các cơ quan và bộ phận đã phát triển và dần hoàn thiện:

+ Mắt và tai đã di chuyển vào đúng vị trí. Mí mắt có thể đóng và mở. Lúc này, bé con có thể ngủ và thức dậy theo chu kỳ. Lông mi và lông mày cũng dần xuất hiện.

+ Móng tay và móng chân cũng đã phát triển. Các ngón tay và chân của bé đã có thể tách rời nhau. Đặc biệt là trên ngón tay cũng đã xuất hiện dấu vân tay.

+ Tóc cũng bắt đầu phát triển. Cơ thể cũng dần được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn gọi là lanugo. Ngoài ra, lớp sáp màu trắng bao phủ cơ thể bé được gọi là vernix caseosa cũng được hình thành.

+ Nhau thai đã phát triển đầy đủ. Trong 3 tháng giữa này, thai nhi cũng bắt đầu tích tụ chất béo trên cơ thể.

Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa nên đi khám ngay

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, thường sức khỏe mẹ bầu ổn định hơn, ăn uống tốt hơn để bé con hấp thu dưỡng chất và phát triển. Ngoài những biểu hiện kể trên thường gặp trong giai đoạn này, thì những dấu hiệu ngay bên dưới nếu mẹ nào gặp phải cần đến bệnh viện kiểm tra và thăm khám càng sớm càng tốt.

– Đau bụng dữ dội hơn bình thường, không thuyên giảm hoặc chuột rút trong thời gian lâu.

– Chảy máu nhiều.

– Thường xuyên bị chóng mặt và tần suất có thể tăng lên nhiều

– Tăng cân quá nhiều, nhanh chóng hoặc quá ít.

– Màu sắc da chuyển sang màu vàng.

– Tình trạng nôn nghén không giảm mà vẫn xảy ra.

– Chảy mồ hôi nhiều dù không phải trong mùa hè.

– Bụng không phát triển to lên

– Huyết áp cao

Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa nên đi khám ngay
Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa nên đi khám ngay

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Mỗi giai đoạn trong thai kỳ sẽ có chế độ và nhu cầu năng lượng, nghỉ ngơi khác nhau, do đó, các mẹ cũng như người thân cần lưu ý để có cách chăm sóc trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 tốt nhất.

Lịch khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ

Trong thời gian mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bà bầu nên đi khám thai từ 2-4 lần trong giai đoạn này.

Khi thăm khám, bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm:

– Đo huyết áp – Kiểm tra cân nặng

– Siêu âm hình thái thai nhi trong khoảng thời gian từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 22. Điều này giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường trong thời gian 3 giữa giữa nếu có.

– Xét nghiệm máu để tầm soát đái tháo đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28.

– Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc di truyền trước khi sinh ( nếu chưa kiểm tra ở 3 tháng đầu thai kỳ)

– Chọc dò ối vào khoảng tuần 16-18 nếu bác sĩ nghi ngờ có sự bất thường ở thai nhi.

Lịch khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ
Lịch khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cao hơn thời kỳ đầu mang thai. Mẹ bầu cần cung cấp thêm cho cơ thể khoảng 300 đến 500 calo mỗi ngày.

Chế độ ăn của mẹ bầu cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, các chất với các đa dạng thực phẩm như thịt nạc, cá béo, rau có lá màu xanh đậm, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sữa và các thực phẩm từ sữa,… Điều này, giúp mẹ bầu đáp ứng nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng như cần thiết cho sự phát triển của bé với protein, vitamin D, folate, acid béo omega 3, canxi, sắt, kẽm,…

Nếu như cảm thấy ngán hay chán ăn, mẹ bầu không nên bỏ bữa mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón. Đồng thời, chế độ ăn cho bà bầu cũng nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu magie như đậu hay ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung đủ lượng canxi khuyến nghị để tránh bị chuột rút trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.

Đặc biệt, ở tam cá nguyệt thứ 2, bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước/ ngày để ngăn ngừa mất nước. Đồng thời, bổ sung đủ nước để cân bằng lượng nước ối trong cơ thể và và giảm táo bón thai kỳ.

Chế độ sinh hoạt khi mang thai 3 tháng giữa

Dù giai đoạn này, sức khỏe mẹ bầu đã ổn định và tốt hơn thời kỳ đầu nhưng vẫn cần hài hòa hoạt động sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

– Mẹ bầu dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

– Chú ý đi lại, đi đứng cẩn thận, mang giày đế thấp, để giảm chuột rút và tránh té ngã

– Để tránh chảy máu nướu, mẹ bầu cũng nên chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ trong giai đoạn này. Điều này cũng hạn chế gặp phải những tình trạng về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… Để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám, mẹ bầu không nên dùng dùng tăm hay móng tay vì sẽ làm tổn thương nướu mà nên dùng nước muối, chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch.

– Lựa chọn loại áo ngực phù hợp cho bà bầu, đúng kích cỡ để tạo sự thoải mái, dễ chịu.

– Mẹ bầu đừng quên thoa kem chống nắng khi mang thai để bảo vệ làn da. Bà bầu nên chọn loại kem chống nắng với chỉ số SPF thấp từ 15-30. Đồng thời, cũng hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều bằng cách hạn chế ra đường, mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành và đeo kính râm.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa

Căng tức bụng là tình trạng thường gặp ở 3 tháng giữa và làm mẹ bầu lo lắng. Khi bước vào những ngày đầu của tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi dần phát triển to lên, tử cung của người mẹ đè ép lên phần bụng dẫn đến cảm giác căng tức khó chịu.

Thực tế, đây là hiện tượng hết sức bình thường đối với phụ nữ mang thai. Nếu gặp phải tình trạng này, thay vì lo lắng, tiêu cực, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.

Khi bị căng tức bụng, các bà bầu cũng cần hạn chế tối đa việc quan hệ vợ chồng. Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc đi kèm với triệu chứng đau đầu, chuột rút, chảy máu âm đạo,… thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra.

Tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Giai đoạn 3 tháng giữa, bụng mẹ bầu đã phát triển to hơn nên tư thế ngủ cũng cần lưu ý. Để giấc ngủ được sâu và chất lượng giấc ngủ tốt, các mẹ bầu phải có được tư thế nằm ngủ thật thoải mái và an toàn với bé con trong bụng.

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, hầu hết mẹ bầu có hiện tượng ợ nóng do bị trào ngược acid dạ dày. Chính vì thế, tư thế ngủ tốt nhất là ngủ nghiêng, và nên nằm nghiêng về bên trái. Đồng thời, để tránh gây áp lực lên thai nhi, mẹ bầu khi nằm nên kê gối mềm dưới bụng và sau lưng khi ngủ.

Bài tập thể dục tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Vận động nhẹ nhàng và vừa sức giúp mẹ bầu nâng cao khả năng dẻo dai, săn chắc cơ, sàn chậu. Đồng thời, việc vận động khoa học mỗi ngày giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể tham khảo một số bài tập sau đây:

– Yoga

– Đi xe đạp chậm và nhẹ

– Các bài tập Kegel

– Bơi lội nhẹ nhàng trong môi trường nước sạch và thoáng mát.

Bài tập thể dục tốt cho bà bầu 3 tháng giữa
Bài tập thể dục tốt cho bà bầu 3 tháng giữa

Mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì?

Mang thai 3 tháng giữa, có một số mẹ bầu chủ quan vì cảm thấy cơ thể đã khỏe lên. Tuy nhiên, vẫn có những điều mà mẹ bầu nên kiêng trong giai đoạn này để không dẫn đến nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

– Kiêng các loại đồ uống có chất kích thích và các loại nước ngọt có gas: các loại đồ uống này khi mẹ nạp vào cơ thể đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn gây ức chế sự phát triển của bé con trong bụng. Khi hấp thụ các loại đồ uống này, mẹ bầu có thể bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

– Tránh quan hệ tình dục mạnh ở 3 tháng giữa: giai đoạn này cảm giác mệt mỏi và buồn nôn thuyên giảm, cơ thể người phụ nữ sản sinh ra nhiều hormone hơn dẫn đến việc ham muốn tình dục. Tuy nhiên, để bảo vệ bé con, các bậc cha mẹ cần tránh việc quan hệ tình dục quá mạnh. Đặc biệt, với các mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, chảy máu trong thai kỳ, tử cung cung có vấn đề,… không nên quan hệ tình dục khi mang thai.

– Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng: vì những thực phẩm này không tốt cho dạ dày, cũng như làn da của mẹ bầu

– Không nên tắm nước quá nóng: mẹ bầu dùng nước nóng để tắm sẽ hạn chế mắc bệnh cảm, gia tăng sự thư giãn và thoải mái. Tuy nhiên, nhiệt độ nước quá nóng thì không hề tốt một chút nào. Khi tắm nước quá nóng, mẹ bầu có thể bị tăng nhiệt độ cơ thể đột ngột dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, khi tắm nước quá nóng, mẹ bầu có thể bị tụt huyết áp gây cảm giác buồn nôn, chóng mặt, thậm chí có thể bị ngất xỉu.

– Không nên tập thể dục quá mạnh hoặc các bài tập có thể gây tổn thương vùng bụng

– Không được hút thuốc vì trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng vô cùng xấu tới thai nhi. Đồng thời, các mẹ bầu cũng nên hạn chế tiếp xúc với những người hút thuốc và hạn chế tập trung tại các khu vực công cộng nơi có nhiều người hút thuốc.

– Không nên nằm ngửa trong 3 tháng giữa thai kỳ: trong giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh, do đó trọng lượng thai nhi bắt đầu tăng lên nhiều. Việc nằm ngửa trong giai đoạn này sẽ khiến bà bầu bị đau lưng và suy tuần hoàn. Đồng thời, có thể sẽ gặp phải một số vấn đề về hô hấp và tiêu hóa.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên kiêng dùng thuốc nếu không cần thiết và không có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi mang thai 3 tháng giữa

Ngoài việc lưu ý về chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cũng như những điều cần tránh kể trên thì mẹ bầu cũng có thể bắt đầu chuẩn bị giỏ đồ đi sinh, tìm nơi sinh… để giảm bớt căng thẳng, áp lực khi sang tam cá nguyệt thứ 3. Để có thông tin và kiến thức tốt hơn cho việc đi sinh và nuôi giữ con, mẹ bầu có thể:

– Tham gia các lớp học tiền sản

– Tham gia các lớp học hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh, sơ cứu và nuôi dạy con (thường các bệnh viện phụ sản có tổ chức các lớp này)

– Tìm hiểu về các bệnh viện, dịch vụ sinh để chọn lựa phù hợp nhất

– Trang trí phòng hoặc chuẩn bị đồ đạc cho bé

Ngoài ra, nếu trong giai đoạn 3 tháng giữa mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng bất thường thì nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Như vậy, những điều cần biết về cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ đã được chia sẻ trong bài viết để giúp các mẹ bầu hiểu hơn. Dù đây là giai đoạn tuyệt vời nhất trong thai kỳ nhưng các mẹ vẫn nên lưu ý những điều trên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho hai mẹ con nhé.

Trong trường hợp các mẹ đang tìm các sản phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai, liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds