#Cách chăm sóc bà bầu ốm nghén nặng đúng cách

Bà bầu ốm nghén

Dù là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai nhưng ốm nghén lại là nỗi sợ chung của nhiều chị em phụ nữ vì hầu hết mọi người đều trải qua giai đoạn khó khăn, mệt mỏi nhưng cũng đáng mừng vì thai nhi đang phát triển qua từng ngày. Tuy nhiên, với những mẹ bầu bị nghén nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Biết cách chăm sóc bà bầu ốm nặng sẽ giúp các mẹ vượt qua được giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng nhất.

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng trong giai đoạn mang thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng trong giai đoạn mang thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là cảm giác đầy hơi, khó chịu, thường xuất hiện ở vùng bụng nhiều lần trong ngày, dẫn đến buồn nôn hoặc nôn ói theo mức độ từ nhẹ tới nặng. Tuy không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng ốm nghén làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và công việc hàng ngày của mẹ bầu.

Không phải mẹ bầu nào cũng bị ốm nghén nhưng nếu có thì tình trạng này có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cụ thể là từ tuần thứ 9 trở đi và thường chấm dứt vào tuần thứ 14. Thế nhưng, đối với những người bị nghén nặng, tình trạng này có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí suốt thai kỳ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Để phân biệt ốm nghén nặng hay nhẹ, mẹ bầu có thể quan sát tần suất và mức độ ốm nghén như sau: tình trạng buồn môn xuất hiện thoáng qua, khoảng 1 – 2 lần/ngày là biểu hiện nhẹ, còn buồn nôn thường xuyên, kéo dài vài giờ là dấu hiệu của ốm nghén nặng. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của ốm nghén nặng đến cuộc sống của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ xem xét có điều trị hay không.

Đối tượng dễ bị ốm nghén khi mang thai

Mỗi mẹ bầu sẽ có tình trạng ốm nghén khác nhau và không phải ai cũng trải qua giai đoạn “ám ảnh” này. Tuy nhiên, một số mẹ bầu dưới đây là nhóm đối tượng nguy cơ bị ốm nghén khi mang thai cao hơn các trường hợp khác, bao gồm:

– Phụ nữ thừa cân, béo phì

– Phụ nữ mang thai lần đầu

– Mẹ bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi

– Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai

– Mẹ bầu có tiền sử nghén nặng ở các lần mang thai trước

Biểu hiện bà bà bầu ốm nghén?

Tình trạng ốm nghén có thể xuất hiện thoáng qua hoặc thường xuyên, trong thời gian ngắn hoặc kéo dài ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng thường gặp nhất là khi tiếp xúc với mùi vị của thực phẩm nào đó như cá sống, thịt sống… Ngoài ra, tình trạng đầy hơi, khó chịu ở vùng bụng trong giai đoạn này cũng có thể gây nôn ói ở mẹ bầu. Việc nôn ói quá nhiều sẽ khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, đặc biệt là những mẹ bị nghén nặng có thể bị mất nước nghiêm trọng, dẫn đến suy nhược cơ thể, chán ăn, ăn không ngon miệng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể gặp phải một số biểu hiện khi bị ốm nghén như sau:

– Buồn nôn sau khi ăn

– Ốm nghén kèm theo cảm giác xây xẩm, chóng mặt hoặc đói cồn cào ngay sau đó.

Bản thân ốm nghén không gây hại cho thai nhi nhưng các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bị ốm nghén nặng hoặc có biểu hiện ảnh hưởng về tâm lý của mẹ bầu như lo lắng, trầm cảm, làm giảm chất lượng cuộc sống và tinh thần của mẹ bầu.

Buồn nôn hay nôn ói là biểu hiện thường gặp khi mẹ bầu bị ốm nghén
Buồn nôn hay nôn ói là biểu hiện thường gặp khi mẹ bầu bị ốm nghén

Bà bầu ốm nghén nguyên nhân vì sao?

Hiện nay nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén ở nhiều phụ nữ mang thai vẫn chưa được xác định rõ ràng và mức độ ốm nghén cũng khác nhau ở từng người. Tuy nhiên, theo một số tài liệu, ốm nghén được cho là xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:

– Tăng nồng độ hormone thai kỳ, có thể đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian ốm nghén nặng nhất.

– Tăng nồng độ estrogen và progesterone, làm giãn các cơ ở đường tiêu hóa khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn.

– Nhạy cảm với mùi vị của các loại thực phẩm do hormone thai kỳ, phổ biến nhất là mùi cá sống, thịt sống.

– Tình trạng ợ nóng, ợ chua hoặc bệnh trào ngược dạ dày (GERD) xuất hiện phổ biến hơn trong giai đoạn mang thai.

– Tiết nhiều nước bọt trong thai kỳ có thể làm tăng cảm giác buồn nôn

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng ốm nghén, bao gồm:

– Nồng độ hormone thai kỳ cao hơn mức trung bình có thể làm tăng tình trạng ốm nghén.

– Bộ não nhạy cảm có nhiều khả năng phản ứng với hormone và các tác nhân gây buồn nôn khi mang thai, xuất hiện ở một số mẹ bầu.

– Có tiền sử bị say xe, say sóng hoặc chứng đau nửa đầu cũng có thể khiến mẹ bầu dễ bị ốm nghén khi mang thai.

– Căng thẳng quá mức có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn.

– Mệt mỏi về thể chất hoặc tinh thần có thể gây ra các triệu chứng ốm nghén. Mặt khác, ốm nghén nặng có thể làm tăng tình trạng mệt mỏi.

– Mang thai lần đầu thường dễ bị ốm nghén do cơ thể có ít sự chuẩn bị hơn cho quá trình gia tăng nồng độ hormone và những thay đổi khác trong thai kỳ.

– Mẹ bầu béo phì khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ ốm nghén.

– Gia đình có tiền sử ốm nghén nặng.

– Đã từng bị ốm nghén nặng trước đây.

Phân biệt giữa nghén thông thường và chứng ốm nghén nặng

Ốm nghén được chia thành 2 loại dựa trên mức độ của các triệu chứng như sau:

– Ốm nghén thông thường: chiếm phần lớn số lượng phụ nữ mang thai với biểu hiện nôn ói, mệt mỏi ở mức độ vừa phải, xuất hiện thi thoảng trong ngày và không kéo dài, có thể giảm dần từ tuần thai thứ 12 trở đi.

– Ốm nghén nặng: chiếm số lượng khá ít trong số phụ nữ mang thai với biểu hiện nôn ói nghiêm trọng khiến thức ăn liên tục bị tống ra ngoài, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và mất nước trầm trọng. Tình trạng này thường đi kém với chán ăn, lo lắng dẫn đến cảm giác mệt mỏi khiến cơ thể sút cân, suy nhược làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Cách giảm ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Đối mặt với cảm giác khó chịu khi ốm nghén không mấy dễ chịu, nhiều mẹ bầu phải tìm cách giảm ốm nghén để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, không rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Hiểu được điều này, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ gợi ý một số cách giảm ốm nghén cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả.

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là đối với các mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén. Nếu biết cách bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ bầu vừa có đủ dưỡng chất cho thai kỳ vừa cải thiện được tình trạng ốm nghén hiệu quả.

Để cải thiện tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no trong mỗi bữa ăn mà chỉ nên ăn vừa đủ, bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: trứng, thịt bò, táo, chuối, rau có màu xanh lá đậm, thực phẩm có vị chua… Đồng thời, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm khiến bản thân cảm thấy buồn nôn, đặc biệt là món ăn có mùi tanh hay trái cây có mùi vị đặc biệt, đồ cay nóng, chất béo…

Ăn các món ăn chứa gừng

Bà bầu được khuyến khích bổ sung các thực phẩm chứa gừng trong giai đoạn mang thai để làm giảm tình trạng ốm nghén. Ngoài uống nước gừng đun sôi, mẹ bầu có thể ăn các món chứa gừng như sấu ngâm gừng, trà gừng, kẹo gừng….

Dùng vitamin trước khi sinh

Ngoài bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số loại vitamin tổng hợp để giảm thiểu tình trạng ốm nghén. Để xác định đâu là vitamin phù hợp với bản thân, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tìm hiểu tần suất và thời gian sử dụng sao cho đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ bầu.

Súc miệng thường xuyên nếu nước bọt tiết quá nhiều

Như đã thông tin, việc tiết nhiều nước bọt có thể khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy buồn nôn. Do đó, việc súc miệng thường xuyên hoặc nhổ nước bọt có thể cải thiện tình trạng này. Nếu sử dụng các sản phẩm súc miệng trên thị trường, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì không phải sản phẩm nào cũng thích hợp cho phụ nữ mang thai.

Uống nước chanh hoặc ngửi vỏ chanh

Chanh là nguyên liệu hữu ích trong việc giảm triệu chứng ốm nghén ở thai phụ bằng cách uống nước chanh hoặc ngửi vỏ chanh.

Không để bụng đói

Khi bị ốm nghén, nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến để bụng đói. Trên thực tế, việc để bụng đói sẽ khiến cơ thể có cảm giác buồn nôn nhiều hơn. Do đó, ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nó và bất cứ khi nào cảm thấy đói thì nên bổ sung năng lượng ngay để tránh buồn nôn.

Hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều chất béo

Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo hay đồ cay nóng… rất dễ làm tăng nguy cơ ốm nghén vì chúng tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời, các chất có trong các loại thực phẩm này cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, do đó mẹ bầu nên tránh sử dụng thường xuyên.

Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng

Tình trạng căng thẳng cũng có thể gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Do vậy, việc giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ giúp các mẹ cải thiện các triệu chứng của ốm nghén, đồng thời trải qua thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Tập luyện thể dục thể thao hợp lý

Tập luyện các bộ môn thể thao cũng là cách giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong giai đoạn mang thai. Tùy vào từng thể trạng của mẹ bầu mà thiết lập chế độ tập luyện hợp lý, tránh tập quá nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, trước khi tập thể thao, mẹ bầu cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp so với thể trạng và sức khỏe của mẹ bầu.

Tập thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả
Tập thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả

Bà bầu bị nghén nặng nên ăn gì cho đỡ?

Để cải thiện tình trạng nghén nặng, mẹ bầu có thể bổ sung những thực phẩm dưới đây.

– Nước mía gừng: lấy mía đem đi nướng lên cho nóng rồi tách bỏ vỏ, ép lấy nước. Sau đó, cho thêm 1 chút gừng giã nhỏ vào, khuấy đều rồi chắt lấy nước. Chia nhỏ nước mía gừng vừa làm để uống trong ngày, khoảng 3 lần tầm 30 phút trước khi ăn. Thực hiện trong vòng 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả.

– Nước xí muội: chuẩn bị 20 xí muội, 5g gừng tươi, 30g đường đỏ rồi cho vào nồi khoảng 400ml, nấu cho cô đặc lại rồi chia nhỏ thành 3 lần uống, trước ăn 20 phút. Kiên trì trong 3 – 5 ngày để đạt hiệu quả.

– Canh sấu: nấu canh sấu cạo sạch vỏ với sườn heo và bí xanh, trước khi ăn nên dầm nát sấu ra và ăn lúc đói, liên tục 3 ngày để thấy hiệu quả.

Nghén khi mang thai có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Theo các chuyên gia, ốm nghén là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai và thường không gây nguy hiểm cho thai nhi mà chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống của mẹ bầu. Đây là giai đoạn khó khăn mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng không muốn trải nghiệm.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng, dẫn đến chán ăn, ăn vào là nôn kéo dài khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến suy nhược, mệt mỏi. Khi cơ thể mẹ không đủ dưỡng chất, thai nhi cũng không hấp thu được dinh dưỡng để phát triển trong các tháng tiếp theo. Từ đó, sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp phải tình trạng nghén nặng nhé.

Nếu bị ốm nghén nặng, mẹ có nên dùng thuốc?

Trong trường hợp mẹ bầu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng ốm nghén nặng vẫn không có dấu hiệu cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong giai đoạn này cần có được thực hiện theo chỉ định để tránh gây ra tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng này là vitamin B6 khoảng 15 mg mỗi ngày, nhóm thuốc kháng histamin, thuốc chống nôn domperidon, thuốc chống nôn metoclopramide, pyridoxine, thiamine, prochlorperazine, corticosteroid. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của ốm nghén mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau, đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng

Bà bầu ốm nghén khi nào cần đi khám?

Trong quá trình ốm nghén, nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

– Suy nhược cơ thể

– Ốm nghén ở mức độ nặng và kéo dài

– Sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn

– Nước tiểu có màu đỏ sẫm hoặc đi tiểu rất ít

– Thường xuyên chóng mặt, xây xẩm, thậm chí là ngất xỉu

– Ốm nghén kèm theo tình trạng bụng lớn nhanh so với tuổi thai thực tế

Như vậy, ốm nghén là “nỗi lo” không của riêng ai. Việc nắm vững những kiến thức về cách chăm sóc bà bầu ốm nghén có thể giúp các mẹ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất để có sức khỏe tốt, chào đón con yêu ra đời. Đối với những mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén nặng, đã áp dụng nhiều cách nhưng không thuyên giảm, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe, từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]