Cách chăm sóc da bụng cho bà bầu đúng chuẩn da đẹp

Cách chăm sóc da bụng cho bà bầu là một vấn đề mà nhiều bà mẹ quan tâm đến trong quá trình mang thai. Nếu như không chăm sóc đúng cách, da bụng của phụ nữ mang thai có nguy cơ cao xuất hiện các vết rạn kèm theo biểu hiện sần sùi, đen sạm rất mất thẩm mỹ. Điều này khiến cho nhiều chị em không còn có thể tự tin diện áo croptop hay bikini sau khi sinh con. Thấu hiểu nỗi lo lắng này, bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ bầu bỏ túi những cách chăm sóc da bụng cho bà bầu.

Rạn da là một trong những vấn đề thường gặp ở vùng da bụng của phụ nữ mang thai
Rạn da là một trong những vấn đề thường gặp ở vùng da bụng của phụ nữ mang thai

Da bụng trong thai kỳ thay đổi thế nào?

Song hành với niềm hạnh phúc khi làm mẹ, cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi ở cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó, việc bị rạn da bụng khi mang bầu là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ nhưng lại gây mất thẩm mỹ trên làn da, khiến mẹ bầu ngày càng trở nên tự ti khi tiếp xúc với những người xung quanh.

Các vết rạn da thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng, nhất là khi thai nhi ngày một lớn dần trong bụng. Phần lớn mẹ bầu thường bị rạn da tại các vị trí như ngực và bụng, tiếp đó là ở phần cánh tay, mông hoặc bắp đùi… nhưng cũng có một số ít mẹ bầu không bị rạn da. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn da sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành các màu xám, đen sau khi sinh, đồng thời làn da cũng ảnh hưởng đến màu sắc của các vết rạn. Chẳng hạn như, làn da của mẹ bầu thuộc loại sáng màu thì các vết rạn của mẹ thường có màu hồng và nếu làn da sẫm màu hơn thì các vết rạn bụng thường sáng hơn so với màu da của họ.

Theo số liệu thống kê, khoảng 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ gặp phải hiện tượng rạn da ở vùng bụng khi bước sang tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, các vết rạn da bụng sẽ lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn cùng với cân nặng của mẹ càng tăng dần. Tuy nhiên chúng ta không thể biết chính xác được hiện tượng rạn da bụng khi mang thai xuất hiện khi nào và tùy theo cơ địa từng người mà có biểu hiện khác nhau.

Các vấn đề về da bụng thường gặp trong thai kỳ?

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề về da bụng dưới đây.

Rạn da

Khi nhắc đến các vấn đề ở vùng da bụng trong giai đoạn mang thai, chúng ta không thể nào không nhắc đến tình trạng rạn da vì đây là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, đồng thời cũng là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Rạn da vùng bụng xuất hiện khi trọng lượng của cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ đáp ứng co giãn của da.

Theo sự phát triển của thai nhi, các vết rạn da bụng có thể sẽ lớn dần lên, chúng thường không gây đau đớn nhưng lại có cảm giác ngứa và châm chích khi căng giãn da. Thế nhưng, không phải tất cả phụ nữ khi mang thai đều bị rạn da mà có một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng rạn da trong quá trình mang thai và sau sinh bao gồm:

– Tuổi tác: Người mẹ nếu như mang thai khi tuổi càng lớn thì nguy cơ và mức độ bị rạn da bụng sau sinh càng cao.

– Sự thay đổi hormone: điều này diễn ra rõ rệt khi thai kỳ bước sang giai đoạn thứ 3 và sẽ khiến các vết rạn da hình thành và sẫm màu lại, một số người thì xuất hiện nám, sạm da.

– Tăng cân: mẹ bầu ăn uống khỏe và tăng cân quá nhanh khiến cho da bụng bị kéo giãn trong thời gian dài và mất đi sự đàn hồi.

– Cơ địa: mỗi người đều có cơ địa da khác nhau nên tình trạng rạn da cũng sẽ khác nhau giữa các mẹ bầu. Người nào có cấu trúc da bền vững hơn thì sẽ có thể ít bị rạn hơn và ngược lại.

Suy tĩnh mạch

Ở phụ nữ mang thai, nội tiết tố nữ estrogen và máu sản sinh nhiều hơn mức bình thường sẽ khiến cho tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Suy tĩnh mạch khi đang mang thai sẽ khiến mạch máu ở da bụng sưng, nổi gồ, dễ dàng nhìn thấy trên da.

Bên cạnh việc xuất hiện trên da, suy tĩnh mạch còn gây ra các triệu chứng đau nhức và gây hạn chế vận động, khó khăn khi đi lại, mất ngủ, ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của bà bầu. Tình trạng này cũng sẽ biến mất sau khi đã sinh nở nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên đi khám suy giãn tĩnh mạch trong những trường hợp sau:

– Sưng nóng, đỏ vùng da xung quanh bụng, đau nhức ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

– Sưng, phù ở chân mức độ nặng

– Sốt, ớn lạnh

– Bị loét da hoặc thay đổi màu sắc da

Khi có những dấu hiệu như đã nêu trên, có thể suy giãn tĩnh mạch đã tiến triển nhanh thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt. Nếu không được điều trị nhanh chóng thì bệnh này có thể gây nhiễm trùng vùng xung quanh.

Tăng sắc tố da

Khi mang thai, tình trạng tăng sắc tố da thường xuất hiện với dấu hiệu nhận biết rõ nhất là các khu vực như quầng vú, núm vú, các vết tàn nhang hay nám tối màu hơn bình thường. Đồng thời, trên bụng của phụ nữ mang thai cũng xuất hiện một đường sổ dọc qua rốn đến hết bụng nhưng sẽ dần biến mất sau khi thai nhi chào đời.

Sắc tố da ở vùng bụng của mẹ bầu trở nên tối màu hơn trong giai đoạn mang thai
Sắc tố da ở vùng bụng của mẹ bầu trở nên tối màu hơn trong giai đoạn mang thai

Ngứa sẩn mề đay

Tình trạng mẩn ngứa hay mề đay thường xuất hiện trong thai kỳ với biểu hiện là các nốt mẩn nhỏ ở vùng bụng, có thể lan nhanh sang các vùng khác như đùi, mông, ngực…. Đến nay, nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hoặc mẹ bầu ăn phải món ăn gây dị ứng. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất là mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất, tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc hoặc bôi thuốc để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ, mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng bộ sản phẩm sữa tắm Mukti Botanique Wash và sữa dưỡng thể Mukti Botanique Lotion với thành phần chiết xuất hữu cơ rất an toàn cho phụ nữ mang thai và sau sinh, được chứng nhận bởi ACO, mang lại khả năng làm sạch vượt trội cũng như nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, từ đó cải thiện và ngăn ngừa các vấn đề về da thường gặp.

Vì sao cần chăm sóc da bụng khi mang thai cho mẹ bầu?

Theo các nghiên cứu của thạc sĩ, bác sĩ da liễu Judith Hellman đến từ trường Y khoa Icahn (New York, Mỹ), nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể có những thay đổi lớn khi phụ nữ mang thai, kéo theo làn da bụng của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng một cách rõ rệt.

Trong đó, các vết rạn ở vùng da bụng có thể hình thành do quá trình đứt gãy các bó sợi collagen và elastin khi da bị căng giãn quá mức. Ngoài vùng bụng, rạn da còn có thể xuất hiện ở các vùng da khác như đùi, mông, ngực hay bắp tay, bắp chân… Những biểu hiện lúc ban đầu là các vết hồng, đỏ hoặc đỏ tím, sau đó chúng sẽ có thể chuyển sang màu trắng sáng hoặc bạc rồi sẽ từ từ hình thành các đường rãnh lõm xấu xí, mất thẩm mỹ nếu như các mẹ không biết cách chăm sóc da bụng khi mang thai.

Theo nhiều thống kê, cứ 10 mẹ bầu thì sẽ có đến khoảng 8 người xuất hiện tình trạng rạn da trong và cả sau khi sinh. Trong đó nguyên nhân chính chủ yếu để gây ra việc này là do di truyền. Những người thuộc phần còn lại thì sẽ phụ thuộc vào cách chăm sóc cho da bụng khi mang thai.

Do vậy, nếu như mẹ bạn đã từng bị rạn da khi sinh thì có thể nói, nguy cơ bị rạn da của bạn khi mang thai là khá cao. Để có thể hạn chế tối đa tình trạng da rạn cũng như có được cách khắc phục sớm, chị em cần nắm rõ được tình trạng di truyền của người thân mình.

Chăm sóc da bụng đúng cách khi mang thai giúp hạn chế nhiều vấn đề về da
Chăm sóc da bụng đúng cách khi mang thai giúp hạn chế nhiều vấn đề về da

Cách chăm sóc da bụng khi mang thai hiệu quả nhất

Để hạn chế tối đa các vấn đề có thể xuất hiện ở vùng bụng, chị em nên tìm hiểu ngay cách chăm sóc da bụng cho mẹ bầu kể cả khi chưa mang thai hay chuẩn bị mang thai mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

Chăm chỉ tẩy da chết cho vùng bụng

Da bụng thật ra cũng không khác da mặt, cũng cần được chăm sóc đầy đủ, vậy nên chẳng có lý do gì mà mẹ bầu dễ dàng ngó lơ vùng da này. Ngoài việc sử dụng sữa tắm, sữa dưỡng thể, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tẩy da chết cho vùng da bụng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hay lớp da già cỗi.

Tuy nhiên, khi tẩy da chết, các mẹ nên lưu ý chọn các loại mỹ phẩm chuyên dành cho mẹ bầu, chứa thành phần an toàn, lành tính và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với tẩy da chết, mẹ bầu nên lựa chọn loại hạt mịn, tránh dùng loại hạt quá cứng vì có thể gây trầy xước da. Ngoài ra, chị em cũng có thể tự làm tẩy da chết tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, đường nâu, bột yến mạch cũng rất an toàn, đem lại hiệu quả trông thấy.

Mẹ bầu nên thực hiện tẩy da chết cho vùng bụng từ 1 – 2/lần là vừa đủ, không nên quá lạm dụng để tránh kích ứng. Ngoài ra, các vùng da ở bắp tay, bắp chân, mông… cũng luôn cần được làm sạch, mẹ bầu đừng nên bỏ qua.

Sử dụng kem phòng và trị rạn da từ sớm

Có thể nói, việc bị rạn da tùy thuộc rất nhiều vào từng thể trạng và cơ địa mỗi người nhưng chúng thường xuất hiện rõ ràng nhất vào các tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, ngay từ những tháng đầu tiên, các mẹ có thể sử dụng các loại dầu dưỡng hoặc kem chống rạn da để làm tăng độ đàn hồi của vùng da bụng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự kéo căng da về sau, hạn chế sự hình thành của các vết rạn.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại kem trị rạn da nào, các mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ và thành phần của sản phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ bôi hàng ngày theo hướng dẫn của sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể áp dụng các cách khác từ thiên nhiên như sử dụng dầu dừa, sữa tươi, gel nha đam, lòng trắng trứng,… để trị rạn da bụng.

Việc sử dụng kem phòng và trị rạn đúng cách sẽ giúp các mẹ giảm bớt nỗi lo, sự tự ti khi các vết rạn xuất hiện trên bụng. Nếu không được xử lý đúng cách, các vết rạn có thể tồn tại vĩnh viễn.

Nếu đang gặp phải tình trạng rạn da, mẹ bầu có thể tham khảo sử dụng Stratamark – dòng sản phẩm trị rạn da trong y khoa thuộc hãng dược phẩm Thuỵ Sĩ đầu tiên và duy nhất được Bộ y tế cấp giấy chứng nhận dùng trong y khoa, được nhiều bác sĩ/dược sĩ khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai với hiệu quả đã được nghiên cứu lâm sàng.

Massage vùng da bụng nhẹ nhàng hàng ngày

Đây cũng có thể được xem là một cách chăm sóc da bụng khi mang thai hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng. Việc massage da nhẹ nhàng sẽ giúp cho quá trình lưu thông, tuần hoàn máu được hiệu quả hơn. Các hiện tượng đứt gãy các hoạt chất collagen sẽ có thể được hạn chế nhờ có các dòng máu chảy mạnh mẽ, bồi đắp được ít nhiều và làm lành từ bên trong.

Bên cạnh đó, việc chăm chỉ massage cũng rất tốt cho sự phát triển toàn diện của thiên thần nhỏ bên trong bụng của mẹ bầu. Tuy nhiên, trong quá trình massage các mẹ cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, tránh làm quá mạnh tay, gây tác động xấu đến thai nhi trong bụng.

Massage vùng bụng nhẹ nhàng bằng dầu dưỡng giúp hạn chế sự hình thành của rạn da
Massage vùng bụng nhẹ nhàng bằng dầu dưỡng giúp hạn chế sự hình thành của rạn da

Theo dõi cân nặng của mẹ bầu

Cân nặng gia tăng đáng báo động trong thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho rạn da xuất hiện. Trong đó, việc gia tăng khẩu phần ăn hàng ngày có thể khiến mẹ bầu tăng cân đột ngột. Đây chính là một điều kiện ”lý tưởng” khiến cho các vết rạn da xuất hiện và dễ dàng lan rộng hơn, sâu hơn.

Do vậy, một trong những cách chăm sóc da bụng cho bà bầu khi mang thai chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không làm tăng cân nhanh chóng, đồng thời tránh xa những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt. Để làm được điều này, mẹ bầu cần tìm hiểu các kiến thức dinh dưỡng mang thai cần thiết thông qua sách báo hoặc nhờ sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ bầu cũng nên tập thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học. Trong đó, việc vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ như đi bộ thường xuyên, tập yoga vừa sức, đồng thời giữ cho tinh thần lạc quan, thoải mái, không lo lắng, căng thẳng quá mức. Ngoài ra, các mẹ cũng cần ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya để cơ thể được phục hồi tốt nhất.

Như vậy, việc chăm sóc vùng da bụng là rất quan trọng để hạn chế tối đa những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vùng da bụng có thể xuất hiện hàng loạt các vết rạn, gây mất thẩm mỹ cũng như khiến mẹ bầu tự ti hơn trong đời sống và sinh hoạt sau sinh. Mong rằng những thông tin hữu ích về cách chăm sóc da bụng cho bà bầuMy Pham Cho Ba Bau chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ trong hành trình thực hiện thiên chức thiêng liêng của mình. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds