Cách trị tắc tia sữa hiệu quả tại nhà cho mẹ mới sinh

Tắc tia sữa là tình trạng không ít mẹ sau sinh gặp phải. Và đây chính là nỗi ám ảnh của các mẹ trong khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi khi bị tắc tia sữa không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng của trẻ. Đồng thời, nếu như không can thiệp kịp thời sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như áp xe vú, viêm vú, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, trong bài viết này Mỹ Phẩm Bà Bầu muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về cách trị tắc tia sữa hiệu quả cho các chị em, cùng theo dõi để giảm bớt lo âu nhé.

Tắc tia sữa là gì?

Đối với các mẹ đã sinh và nuôi con bằng sữa mẹ thì tắc tia sữa chính là nỗi ám ảnh. Tắc tia sữa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, kể cả khi mẹ cho bé bú đều đặn và hút sữa thường xuyên. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở những tháng đầu tiên sau khi sinh em bé mà còn thể xảy ra trong suốt thời gian cho con bú.

Tắc tia sữa là tình trạng lòng ống dẫn sữa bị hẹp bít khiến cho sữa không thể nào chảy ra ngoài một cách dễ dàng, lâu dần sẽ bị dồn ứ lại dẫn đến bít tắc. Ở những vị trí tắc sẽ hình thành nên các cục cứng chính là sữa bị đông kết.

Tắc tia sữa là tình trạng bé vẫn bú nhưng sữa không thể thoát ra ngoài được
Tắc tia sữa là tình trạng bé vẫn bú nhưng sữa không thể thoát ra ngoài được

Sữa không chảy ra ngoài được trong khi sữa mới vẫn được sản xuất khiến cho tình trạng bít tắc ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, cũng gây căng giãn và chèn ép lên các ống dẫn sữa khác. Lúc này, các chị em sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu. Nếu như không được xử lý sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe vú, nhiễm khuẩn vú, thậm chí gây hoại tử.

Thời điểm thường xảy ra tắc tia sữa

Việc nhận biết thời điểm mà tình trạng tắc tia sữa thường xảy ra sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tâm lý và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Thông thường, chỉ vài ngày sau sinh, các mẹ bỉm sẽ cảm thấy dấu hiệu vú nóng, nặng và căng cứng hơn so với bình thường. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa trong tuyến vú. Lúc này, mẹ không chỉ cảm giác căng sữa mà còn cảm giác như nổi cục bên trong, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Hiện tượng này thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau khi sinh. Đôi khi cũng có mẹ bị thường xuyên trong suốt thời gian cho bé bú.

Nguyên nhân bị tắc tia sữa?

Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa ở các chị em, bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Mẹ dư thừa sữa

Mỗi mẹ có cơ địa khác nhau nên lượng sữa tiết ra cũng khác nhau. Trường hợp mẹ quá nhiều sữa mà bé bú không hết và mẹ cũng không vắt hay dùng máy hút sữa hút kiệt lượng sữa đó sẽ khiến sữa dư thừa tồn đọng trong ống dẫn sữa.

Lượng sữa vẫn còn tồn đọng nhiều kết hợp với lượng sữa mới không ngừng được sản xuất khiến cho tình trạng thừa sữa càng trầm trọng. Kết quả là sữa không thoát được, bị tồn đọng dẫn đến vón cục, gây tắc nghẽn tia sữa. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu mà nhiều chị em gặp phải.

Mới sinh con

Sau sinh, sữa đã bắt đầu được sản xuất nhiều nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Điều này đã dẫn đến sữa bị ứ đọng gây tắc tia sữa. Hầu hết các mẹ ai cũng từng bị tình trạng tắc tia sữa nổi cục trong những ngày đầu sau sinh. Nhiều mẹ bị căng cứng và còn xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.

Bú chưa ngậm đúng khớp khi bú

Đối với những mẹ chưa có kinh nghiệm sẽ không biết điều chỉnh bé con sao cho bé ngậm và bú đúng cách. Điều này khiến bé vẫn ngậm và mút nhưng lại không bú được nhiều sữa do mẹ tiết ra. Chính vì thế, lượng sữa vẫn còn tồn đọng nhiều, dần dần gây tắc tia sữa.

Mẹ cho bé bú không đúng khớp ngậm là nguyên nhân gây tắc tia sữa
Mẹ cho bé bú không đúng khớp ngậm là nguyên nhân gây tắc tia sữa

Bé không bú thường xuyên

Sữa được sản xuất liên tục trong bầu ngực của mẹ. Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó mà bé không bú thường xuyên khiến lượng sữa dư thừa nhiều. Thông thường, lúc mới sinh mẹ nên cho con bú sau 2-3 giờ mỗi cữ. Nếu khoảng cách giữa các cữ quá lâu, từ 5 giờ đến 1 ngày thì rất dễ dẫn đến tắc tia sữa.

Nhiễm khuẩn

Một nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa ở mẹ bỉm nữa là nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường máu hoặc do mẹ vệ sinh núm vú không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào. Một khi bị nhiễm khuẩn, ống dẫn sữa sẽ bị viêm, dẫn đến hẹp lại khiến sữa không thể thoát ra ngoài được, lâu dần gây tắc tia sữa.

Mẹ bị stress, căng thẳng

Tâm trạng không tốt cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động, sức khỏe của cơ thể, nhất là đối với các mẹ sau sinh. Bởi có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa cho em bé. Nếu mẹ bị căng thẳng, stress kéo dài mà không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone oxytocin. Từ đó, khiến việc giải phóng sữa gặp vấn đề, có thể là không tiết sữa, ít sữa hay tắc tia sữa,…

Ngực chịu áp lực

Khi mẹ cho con bú, kích thước bầu ngực tăng lên và trở nên căng tức bởi việc sản xuất sữa. Khi đó, nếu mẹ không thay đổi áo ngực dẫn đến quá chật, hay mặc quần áo bó hay mang địu địu bé trước ngực khiến bầu ngực chịu sức ép và áp lực lớn. Từ đó, các ống dẫn sữa cũng chịu tác động rất dễ gây tắc tia sữa do dòng sữa không được lưu thông thuận lợi. Ngoài ra, mẹ thường xuyên nằm sấp cũng có thể gây ra tình trạng này.

Dấu hiệu bị tắc tia sữa?

Tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi mẹ mà có biểu hiện bị tắc tia sữa khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các chị em đều có những dấu hiệu điển hình sau đây:

– Sữa không tiết ra hoặc tiết rất ít dù mẹ vắt hút.

– Ngực luôn trong trạng thái căng cứng, nóng ran.

– Bên trong ngực nổi cục lợn cợn do sữa ứ đọng lại và vón cục.

– Ngực căng cứng kèm cảm giác đau nhức, tức ngực

Khi phát hiện các dấu hiệu này, các mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn hay hút sữa bằng máy. Nếu như không hết mẹ nên đi kiểm tra và thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời, bởi càng để lâu có thể khiến mẹ bị sốt, mệt mỏi,… lượng sữa của mẹ cũng giảm hẳn hay thậm chí là mất sữa gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, dinh dưỡng của bé con.

Bị tắc tia sữa có nguy hiểm hay không?

Tình trạng tắc tia sữa không phải là hiện tượng hiếm và cũng không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu như không điều trị và có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ.

Tắc tia sữa sẽ không tự khắc phục mà còn tiến triển thành một bệnh nhiễm trùng gọi là viêm vú. Mẹ hãy nhớ rằng sốt không là triệu chứng của tắc tia sữa nhưng nếu mẹ phát hiện triệu chứng đau nhức kèm sốt thì rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng đột ngột của viêm vú xuất hiện như sau:

– Sốt từ 38,3° C trở lên

– Các triệu chứng giống như cúm (ớn lạnh và đau nhức cơ thể)

– Ấm, sưng và đau toàn bộ vú

– U vú hoặc mô vú dày lên

– Cảm giác bỏng rát và hoặc khó chịu khi cho con bú/hút

– Mẩn đỏ trên vùng da bị nhiễm trùng

Viêm vú không được điều trị có thể dẫn đến tụ mủ hình thành áp xe và cuối cùng là cần phải phẫu thuật dẫn lưu. Mẹ cần đi Bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, mẹ còn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe khác do không điều trị tắc tia sữa từ sớm như sau:

– Mất sữa: sữa không thể tiết ra cho trẻ bú dù có nặn, hay dùng máy hút cũng không có tác dụng.

– Áp xe vú: tuyến vú bị mưng mủ gây đau nhức dữ dội , tình trạng này xảy ra khi mẹ để tình trạng tắc tia sữa kéo dài trên 1 tuần mà không được điều trị.

– Viêm tuyến vú: Ngực mẹ sưng to và rất đau, sữa không ra, đầu vú sưng tấy, bầu vú sờ vào sẽ cảm nhận thấy có nhiều cục cứng.

– Hình thành các dải xơ hóa và u xơ tuyến vú: đây là biến chứng hình thành khi mẹ bị tắc tia sữa lâu ngày. Viêm xơ, hoại tử tuyến vú xảy ra khi các khối mủ bị vỡ ra và đi vào máu, gây tổn hại nghiêm trọng đến gan thận, gây nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Vậy tắc tia sữa nếu như can thiệp sẽ không gây nguy hiểm cho nên các mẹ đừng chủ quan mà bỏ qua thời kỳ điều trị tốt nhất nhé.

Cách thông tắc tia sữa hiệu quả?

Để mẹ giảm bớt đau đớn, khó chịu cũng như cho bé con sữa có chất lượng tốt nhất, các mẹ có thể bỏ túi một số cách trị tắc tia sữa vừa hiệu quả vừa đơn giản dưới đây nhé:

Khi bị tắc tia sữa nhẹ, đau ít, vẫn có sữa khi bé bú:

Cho bé bú thường xuyên

Việc mẹ cho bé bú thường xuyên và đều đặn sẽ giúp khơi thông tia sữa. Đặc biệt, mẹ nên đổi nhiều tư thế bú khác nhau cho trẻ bởi mỗi tư thế sẽ tác động mạnh mẽ đối với một số tia sữa khác nhau. Việc mẹ càng đổi nhiều tư thế bé bú thì càng nhiều tia sữa nhận được lực hút mạnh nhất giúp thông tia.

Sử dụng máy hút sữa

Với công nghệ hiện đại, có rất nhiều máy móc, thiết bị ra đời nhằm đáp ứng đời sống của mỗi người. Do đó, máy hút sữa ngày nay không còn xa lạ đối với các mẹ bỉm. Máy hút sữa dường như trở thành “người bạn thân thiết” trong việc hút sữa cho em bé bú mà còn là cách xử lý tắc tia sữa hiệu quả. Nếu như em bé đã bú no mà mẹ vẫn còn sữa nhiều hãy dùng máy hút sữa hút hết lượng sữa có trong bầu ngực, để không bị dồn đọng sữa, ngăn ngừa tắc tia sữa.

Xoa bóp, massage

Các chuyên gia khuyên các mẹ sau sinh nên massage bầu ngực thường xuyên. Điều này không chỉ giảm được mất sữa mà còn ngăn chặn tắc tia sữa xảy ra. Các mẹ thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng và đều đặn lên những vùng sữa bị tắc. Khi massage, mẹ nên massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú. Mẹ có thể dùng 5 ngón tay chụm về quanh quầng núm, hoặc dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhành hai bên ngực.

Chườm nóng

Chườm nóng là cách mà các chị em thực hiện rất nhiều và mang lại hiệu quả khá tốt. Các mẹ sử dụng khăn xô nhúng nước ấm để đắp lên ngực hay dùng chai thủy tinh đổ nước ấm vào rồi lăn qua lại bầu ngực. Lưu ý chỉ dùng nước ấm để tránh bị bỏng rát.

Khi bị tắc tia sữa nặng, không ra sữa khi bé bú, thậm chí gây sốt.

Lúc này, mẹ không thể tự mình xử lý hoặc dùng các phương pháp thông thường để khắc phục tắc tia sữa. Bởi các phương pháp này cũng không hiệu quả. Để giảm triệu chứng khó chịu cũng như có sữa cho bé bú, các mẹ hãy tìm các dịch vụ thông tắc tia sữa dành cho mẹ mới sinh với kết hợp nhiều phương pháp như sau:

– Chiếu đèn hồng ngoại giảm viêm và lỏng cục tắc: phương pháp này được nhiều bệnh viện, trung tâm cung cấp dịch vụ thông tắc tia sữa áp dụng. Cơ chế hoạt động của đèn hồng ngoại là làm giãn nở các đường ống sữa khi chiếu vào bầu ngực. Từ đó sữa trong nang sữa dễ dàng được lưu thông hơn.

– Việc xác định vị trí bị tắc rất quan trọng. Nếu người thông tia không xác định được thì các động tác massage sẽ rất đau mà vẫn không thông tắc tia sữa được. Do đó, để nếu chọn phương pháp massage làm thông tia sữa các mẹ nên chọn đến bệnh viện hay các địa chỉ, cơ sở uy tín, đáng tin cậy. Qua đó, người thực hiện có thể là bác sĩ, kỹ thuật viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm.

– Massage thông tia, giảm cục tắc là phương pháp cũng được bác sĩ khuyên thực hiện khi bị tắc tia sữa. Việc massage vú đúng cách là massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo được 1 lực chắc chắn tương đối lên nơi đang bị tắc, massage từ nơi tắc hướng về phía núm vú để giúp thông các tia sữa.

– Hút bỏ sữa cũ: các mẹ có thể dùng tay hoặc dùng máy hút sữa để vắt và hút hết lượng sữa cũ ra ngoài. Khi sữa đã thông hết mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm sốt.

– Chườm lạnh giảm sưng đau: đây là một trong số những cách mà người mẹ nên thực hiện tại các trường hợp tắc tia sữa nặng, khi bầu ngực bắt đầu xuất hiện mủ hoặc khi mẹ bị viêm tia sữa. Các mẹ chỉ nên chườm lạnh ở nhiệt độ từ 10-15 độ C để giảm cảm giác đau. Trong một số trường hợp chườm quá lạnh hay chườm không đúng cách có thể khiến các chất béo trong sữa dễ đông hơn làm tình trạng tắc tia sữa trở nên nặng hơn. Các mẹ lưu ý khi thực hiện nhé.

Các mẹo dân gian

Mẹo dân gian được ông bà ta lưu truyền cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá tin vì các phương pháp này có thể hiệu quả với trường hợp nhẹ hay chỉ có tác dụng phòng ngừa tắc tia sữa. Còn đối với những trường hợp nặng, mẹo dân gian hầu như không ăn thua, đôi khi còn gây sưng tấy nặng hơn.

Cách trị tắc tia sữa bằng lược

Đây là một trong những mẹo dân gian được ông bà xưa truyền lại cho đến bây giờ. Khi bị tắc tia sữa, mẹ hãy dùng lược dày và chải đều đều lên 2 bầu ngực, chải nhẹ từ trong ra ngoài để giúp khơi thông các tia sữa.

Sử dụng hành tím

Sử dụng hành tím là cách trị tắc sữa trong kinh nghiệm dân gian. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản. Các mẹ chỉ cần lấy hành tím rồi cắt lát, sau đó áp lên hai bầu ngực, trừ phần đầu ti ra. Đắp xong, mẹ lấy khăn giấy mềm phủ lên rồi băng lại. Các mẹ thực hiện với tần suất 2 lần/ ngày kết hợp với massage bầu ngực để tia sữa được khơi thông.

Sử dụng lá đinh lăng

Các mẹ cũng có thể sử dụng lá đinh lăng để trị tắc tia sữa. Đây cũng là phương pháp trong dân gian vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả. Để thực hiện, các mẹ dùng khoảng 100g lá đinh lăng tươi cùng 50g lá diếp cá, rửa sạch, vẩy ráo cho vào cối giã nát, đắp lên ngực. Cách này không chỉ giúp khơi thông tia sữa mà còn giúp mẹ cảm thấy bầu ngực dễ chịu, giảm căng, đau nhức.

Sử dụng máy hút sữa là cách trị tắc tia sữa hiệu quả
Sử dụng máy hút sữa là cách trị tắc tia sữa hiệu quả

Cách trị tắc tia sữa bằng men rượu

Men rượu cũng là nguyên liệu được dùng để trị tắc tia sữa ở mẹ bỉm. Mẹ mua men rượu về và giã nát. Sau đó cho thêm ít rượu trắng cho men mềm ra rồi lấy đắp lên ngực và ủ khăn lại. Sau khi đắp mẹ nên kết hợp xoa bóp liên tục để giúp tia sữa khơi thông mà cũng gọi sữa về nhiều hơn.

Sử dụng lá bắp cải

Lá bắp cải cũng là nguyên liệu được ông bà ta truyền tai nhau cho đến ngày nay trong việc trị tắc tia sữa. Mẹ tách bắp cải thành từng lá rồi đem đi rửa sạch và để ráo. Sau đó, đem đi hơ nóng rồi đắp lên ngực. Khi lá bớt nóng thì mẹ lại đem hơ rồi đắp tiếp. Khi đắp lá, hãy kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực rồi ấn mạnh xem có tia sữa chảy ra không, nếu chưa các mẹ lặp lại cho đến khi tia sữa được khơi thông hoàn toàn.

Sử dụng xơ mướp

Theo Đông y, xơ mướp có tình bình, vị ngọt, có tác dụng thông kinh lạc và giúp thông tuyến sữa. Do đó, các mẹ có thể dùng xơ mướp để thực hiện thông tia sữa. Để thực hiện, các mẹ lấy xơ mướp, bỏ hạt rồi phơi khô. Sau đó, đun xơ mướp với nước rồi uống thay nước lọc.

Cách phòng ngừa bị tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ sau sinh và khiến các mẹ vô cùng lo sợ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể phòng ngừa khi các mẹ áp dụng các cách sau:

– Sau sinh, nên cho bé bú càng sớm càng tốt và để bé bú liên tục theo nhu cầu của con.

– Sữa còn dư thì dùng máy hút sữa hút hết sữa ra ngoài không để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi cữ bé bú.

– Mẹ tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ăn đồ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thanh mát.

– Uống nhiều nước ấm trong ngày

– Hạn chế ăn đồ nhiều chất béo bão hòa.

– Tránh căng thẳng, lo lắng, cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

– Sử dụng quần áo rộng rãi, thoáng mát, đúng với kích thước của mình nhất là áo ngực

– Tránh các tư thế gây nhiều áp lực hoặc sức nặng lên bầu ngực

– Xoa bóp và massage thường xuyên bầu ngực dù không bị tắc hay mất sữa

Sau sinh, mẹ nên cho bé bú thường xuyên và đều đặn là cách phòng ngừa tắc tia sữa
Sau sinh, mẹ nên cho bé bú thường xuyên và đều đặn là cách phòng ngừa tắc tia sữa

Chữa tắc tia sữa tại nhà cần lưu ý gì?

Các cách trị tắc tia sữa tại nhà đơn giản, dễ thực hiện với nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả, các mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Mỗi mẹ sẽ có cơ địa khác nhau nên mỗi phương pháp mang lại hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn như người này có hiệu quả nhưng với mình thì không, cho nên các mẹ khi áp dụng không nên quá căng thẳng, lo lắng.

– Nên thực hiện khi mới gặp tình trạng tắc tia sữa. Nếu để tắc tia lâu thì những phương pháp dân gian không có tác dụng triệt để.

– Cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Nếu trong quá trình áp dụng các phương pháp không đem lại hiệu quả, thậm chí tình trạng tắc tia sữa còn nặng hơn thì các mẹ nên dừng lại và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả hơn.

– Trong thời gian áp dụng các phương pháp kể trên, nếu mẹ bị ngứa ngáy, khó chịu hoặc có bất cứ bất thường nào thì nên dừng lại.

– Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào.

Với những thông tin hữu ích trong bài viết về tình trạng tắc tia sữa cũng như các cách trị tắc tia sữa đơn giản, hiệu quả, mong rằng mẹ bầu bổ sung kiến thức và kinh nghiệm hữu ích cho mình. Hy vọng mẹ luôn khỏe để chăm sóc bé yêu tốt nhất và có nguồn sữa dồi dào, chất lượng cho việc nuôi dưỡng con yêu.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds