Cách ngồi dậy sau sinh mổ không đau nhanh hồi phục

Trải qua khoảng thời gian mang thai vất vả cũng là lúc mẹ chào đón bé cưng đến với vòng tay. Tuy nhiên, cuộc sinh không bao giờ là dễ dàng. Trong đó, các mẹ sinh mổ bị ảnh hưởng bởi vết thương sẽ khó khăn và lâu hồi phục hơn các mẹ sinh thường rất nhiều. Khó khăn nhất chính là cử động, di chuyển, đi lại, ngồi dậy bởi vết mổ rất đau. Do đó, việc nắm cách ngồi dậy sau sinh mổ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ. Thế nên, đừng bỏ qua bài viết này nhé bởi Mỹ Phẩm Cho Bà Bầu sẽ giúp các mẹ bỏ túi bí kíp về vấn đề này đấy.

Lợi ích của ngồi dậy đúng cách sau sinh mổ?

Trải qua cuộc sinh mổ, các mẹ đều mất sức và rất mệt mỏi. Và việc ngồi dậy sau khi sinh mổ cũng sẽ khiến mẹ cảm thấy đau nhức, nhất là vào những lần đầu nhưng hành động này lại mang đến nhiều lợi ích. Bởi góp phần không nhỏ đến sự bình phục của sản phụ và dự phòng các biến chứng sau sinh.

Sau khi trải qua cuộc đại phẫu, việc mẹ nằm nghỉ ngơi tại giường trong một thời gian dài để lấy lại sức và tạo điều kiện cho vết mổ nhanh lành là cần thiết, nhưng mẹ phải tập ngồi dậy sớm nhất có thể. Vì nằm lâu sẽ rất dễ tích tụ nước ối ở tử cung.

Mẹ tập ngồi dậy sớm sau sinh mổ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cơ thể
Mẹ tập ngồi dậy sớm sau sinh mổ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cơ thể

Đồng thời, mẹ tập ngồi dậy sớm sau sinh mổ còn mang đến nhiều lợi ích như sau:

– Giúp cơ thể nhanh phục hồi: Khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi nhiều, sẽ giúp tăng lưu thông máu huyết, tăng cung cấp máu đến vết mổ. Từ đó, giúp cho vết thương mổ nhanh chóng phục hồi.

– Tránh gây dính ruột, tắc ruột: trong cuộc phẫu thuật, mẹ sẽ phải sử dụng một số thuốc và sự tác động của các loại thuốc này có ảnh hưởng đến nhu động ruột. Nếu mẹ không có chế độ phục hồi và không ngồi dậy sớm cũng như di chuyển nhẹ nhàng sẽ dễ dẫn đến tình trạng dính ruột, tắc ruột sau sinh mổ. Việc mẹ ngồi dậy sớm sau sinh mổ có thể giúp hỗ trợ phục hồi các nhu động của hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ dính ruột, tắc ruột.

– Đề phòng các biến chứng do nằm lâu: khi nằm quá lâu không vận động, cơ thể dễ gặp các biến chứng sau sinh mổ như bế sản dịch, huyết khối tĩnh mạch,… Vì vậy, ngồi dậy và vận động sớm sẽ giúp tạo điều kiện tốt để tử cung co lại nhanh hơn, tăng lưu thông máu, giúp đẩy sản dịch ra ngoài, hạn chế các nguy cơ xấu.

– Phòng được nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp sau khi sinh mổ.

Cách ngồi dậy sau sinh mổ

Sau khi hết thuốc gây tê, cảm giác đau buốt ở vùng bụng của mẹ sẽ rất nhiều, đặc biệt là vị trí xung quanh vết thương. Do đó, việc ngồi dậy mang lại nhiều lợi ích nhưng phải nhẹ nhàng, ngồi dậy đúng cách để không bị choáng, đặc biệt là không làm rách, ảnh hưởng đến vết mổ.

Theo như lời khuyên của bác sĩ, các mẹ nên ngồi dậy sau sinh mổ theo các bước sau:

Bước 1: Mẹ nằm trên giường, nhẹ nhàng co gối vừa phải

Bước 2: Trở nghiêng người sang bên không thuận, co một chân lên, tay giữ nhẹ vết mổ và phải thả lỏng nhẹ nhàng. Sau đó, mẹ nên giữ nguyên tư thế này trong khoảng 2-3 phút để cơ thể quen với việc gập người sẽ giúp mẹ đỡ đau hơn. Bởi khi mẹ co chân và nghiêng người thì vùng cơ ở bụng sẽ không bị căng, dãn mạnh nên sẽ không cảm thấy đau. Đồng thời, đưa tay giữ nhẹ vết thương thì sẽ hạn chế được vết mổ bị cọ xát với quần áo khi cử động.

Bước 3: Một tay đặt dưới sát mặt giường sao cho khuỷu tay với giường tạo một thế chắc chắn. Sau đó, từ từ dùng khuỷu tay nâng người lên nhưng vẫn nghiêng người thành tư thế ngồi. Các mẹ lưu ý là mượn lực từ cánh tay để đẩy người ngồi dậy chứ không dùng cơ bụng nhé. Bởi dùng lực từ cơ bụng sẽ gây ảnh hưởng vết mổ.

Bước 4: Khi đã nâng được phần trên cơ thể, phần chân các mẹ nên duỗi nhẹ nhàng để tránh gây tác động mạnh đến vết mổ.

Bước 5: Sau khi đã ngồi dậy được, mẹ nên tựa lưng vào đầu giường để nghỉ ngơi hoặc để thả chân xuống giường để tránh vết thương không bị bung ra. Vì mới mổ xong, sức khỏe còn yếu nên mẹ không nên chủ quan, mà sau khi tập ngồi dậy thì vẫn cần nghỉ ngơi, tìm điểm tựa để đỡ mất sức và ngồi sao cho thoải mái nhất.

Mẹ sau sinh mổ tập ngồi dậy theo hướng dẫn của bác sĩ, y tá
Mẹ sau sinh mổ tập ngồi dậy theo hướng dẫn của bác sĩ, y tá

Sau khi sinh mổ bao lâu thì có thể ngồi được?

Mặc dù khi sản phụ sinh mổ ngồi dậy sớm mang lại nhiều lợi ích, nhưng người thân và bản thân của các mẹ cũng cần lưu ý. Bởi sản phụ sinh mổ cũng cần thời gian thích nghi và nghỉ ngơi sau cuộc phẫu thuật.

Nếu như các mẹ sinh thường được khuyến khích ngồi dậy sau 6-8 giờ thì đối với các mẹ sinh mổ sẽ được bác sĩ khuyên và dặn dò cũng như hướng dẫn cách ngồi dậy khoảng 24 giờ sau khi sinh. Bởi các mẹ sinh mổ phải chịu tác dụng còn sót lại của thuốc tê, thuốc gây mê trong cuộc mổ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của sản phụ. Nếu như ngồi dậy quá sớm sẽ cảm thấy rất đau, có thể gây bung vết mổ và gặp những rủi ro nguy hiểm khác.

Sau 24 giờ sinh mổ, các mẹ nên tập ngồi dậy sớm
Sau 24 giờ sinh mổ, các mẹ nên tập ngồi dậy sớm

Thế nên, các mẹ sinh mổ lưu ý nên ngồi dậy sau khoảng 24 giờ diễn ra cuộc mổ nhé. Và trước khi cử động ngồi hay đi lại, các mẹ nên xoay nghiêng người nhẹ nhàng tại giường, vận động co duỗi chân tay,… Những ngày sau đó, các mẹ có thể thực hiện tăng cường vận động, nhưng đặc biệt ghi nhớ là không được vận động mạnh, mang vác vật nặng,…

Ngồi dậy khi sinh mổ cần lưu ý những gì?

Để ngồi dậy hiệu quả, không bị ảnh hưởng, các mẹ nên chú ý một số điều sau:

– Nên ngồi dậy sớm nhưng không được trước 24 giờ sau mổ để tránh gây nguy hiểm

– Khi mẹ cử động và ngồi dậy nên có người thân trợ giúp để dàng hơn, tránh tác động đến vết mổ

Mẹ sau sinh mổ nên cần có sự hỗ trợ từ người thân
Mẹ sau sinh mổ nên cần có sự hỗ trợ từ người thân

– Thực hiện theo đúng thứ tự theo hướng dẫn cách ngồi dậy sau sinh mổ để giúp cơ thể bớt đau và tránh ảnh hưởng tới vết mổ.

– Nếu như mẹ quá đau nên gọi bác sĩ và có thể sử dụng thuốc giảm đau. Bởi có thể gây stress cho sản phụ nếu như không được xử trí thích hợp, có thể gây co thắt các mạch máu và vết mổ sẽ chậm lành.

– Các mẹ nên kê thêm gối hoặc chăn mềm phía sau lưng khi ngồi để cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

– Khi ngồi nên chậm và nhẹ nhàng không nên ngồi dậy đột ngột và mạnh bởi vết thương rất dễ dàng bị hở, chỉ đứt và chảy máu, thời gian lành cũng sẽ lâu hơn.

– Trong quá trình ngồi dậy, các mẹ nên kết hợp với việc hít thở sâu, đều đặn, nhẹ nhàng.

Sau sinh mổ cần làm gì để vết mổ mau lành?

Ngoài việc tập ngồi dậy sớm sau sinh mổ, các mẹ cũng nên áp dụng một số cách dưới đây để vết thương được nhanh lành và cơ thể nhanh hồi phục nhé.

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học

Thực đơn và chế độ dinh dưỡng, ăn uống vô cùng quan trọng đối với các mẹ sau sinh mổ. Bởi việc bổ sung vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cho cơ thể bù đắp lại sự thiếu hụt trong suốt quá trình mang thai, sinh nở. Từ đó, cơ thể mẹ nhanh chóng hồi phục, vết thương nhanh lành, gia tăng sức đề kháng, chống lại viêm nhiễm.

Lời khuyên của bác sĩ dành các các mẹ sinh mổ là nên bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm, tăng cường vitamin C như quả mọng, cải xoăn, rau súp lơ giúp hạn chế sự lở loét, chảy nước ở vết thương.

Tập đi lại nhẹ nhàng

Sau khi mẹ sinh mổ khoảng 24 giờ, các mẹ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng. Bắt đầu từ việc cử động chân tay, ngồi dậy, đứng lên và đi lại chậm rãi trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp lưu lượng máu lưu thông tốt, giảm nguy cơ mắc cục máu đông, dịch trong cơ thể được ra ngoài, hỗ trợ chức năng ruột và giúp vết thương được lành nhanh hơn.

Chăm sóc vết mổ

Ngoài việc vận động, ngồi dậy, các mẹ cũng nên đặc biệt quan tâm đến vệ sinh và chăm sóc vết mổ. Điều này nhằm chống lại sự lây nhiễm, xâm nhập của vi khuẩn gây nên nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Các mẹ luôn phải giữ vết mổ khô ráo, sạch sẽ. Thực hiện rửa vết thương bằng nước muối sinh lý và thấm sạch bằng bông, băng gạc y tế. Đồng thời, không được chạm tay, sờ vào vết mổ. Nên theo dõi, quan sát vết mổ nếu như thấy vết mổ bị sưng tấy, đau nhức, hay có dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Không vận động mạnh, làm việc mạnh

Các mẹ có thể tăng hoạt động nhưng vẫn phải phù hợp với sức khỏe và miễn là không cảm thấy đau. Tuy nhiên, không được vận động quá mạnh, mang vác vật nặng, làm việc quá sức sau sinh mổ. Để sức khỏe hồi phục và vết thương nhanh lành, các mẹ nên nhờ sự hỗ trợ từ người thân nhằm có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Rối loạn giờ giấc sinh hoạt, thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi,… khiến cho các mẹ có cảm xúc tiêu cực, dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Chính vì thế, các mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, chia sẻ với người thân, chồng về suy nghĩ, cảm xúc của mình thường xuyên để không áp lực. Đồng thời, việc giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng, vết thương lành mau.

Với những thông tin về cách ngồi dậy sau sinh mổ trong bài viết, hẳn các mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho một khởi đầu mới trong hành trình làm mẹ. Chúc các mẹ và bé luôn được khỏe mạnh nhé.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds