#Cách trị khô môi cho bà bầu an toàn không gây hại cho mẹ và bé

Bà bầu bị khô môi

Môi khô, nứt nẻ là tình trạng chung của hầu hết các mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở giai đoạn mang thai. Tình trạng khô môi vừa khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không thoải mái, vừa gây mất thẩm mỹ nên việc điều trị khô môi hết sức quan trọng. Vậy mẹ bầu bị khô môi có ảnh hưởng đến thai nhi không và cách điều trị khô môi cho bà bầu như thế nào? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Khô môi là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai
Khô môi là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai

Bà bầu bị khô môi nguyên nhân vì sao? 

Không phải bất kỳ ai khi mang thai bị khô môi nhưng tình trạng này xuất hiện ở phần lớn phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn gây khô môi ở mẹ bầu.

Khô môi do thay đổi hormone

Phần lớn lượng chất lỏng trong cơ thể thai phụ sẽ được dùng để tạo thêm máu nhằm nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, cơ thể cũng cần điều chỉnh cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Sự thay đổi hormone trong cơ thể và tình trạng đi tiểu nhiều cũng làm cho cơ thể bà bầu nhanh bị mất nước hơn. Chính vì thế, làn da và đôi môi của các mẹ sẽ thiếu độ ẩm, đàn hồi kém, dẫn đến khô và nứt nẻ.

Khô môi do thiếu nước

Như chúng ta đã biết, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, giữ nhiệm vụ quan trọng, giúp giữ ẩm cho môi, da và tóc đồng thời đào thải độc tố ra bên ngoài. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm khiến mẹ bầu dễ bị mất nước hơn và việc để cho cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước sẽ khiến cho môi, da và tóc trở nên khô hơn, nứt nẻ hơn.

Khô môi do môi trường

Một số yếu tố từ môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi, da và tóc của phụ nữ mang thai bao gồm nắng, nóng, bụi bẩn… Không những thế, nếu mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh, tình trạng khô môi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, các mẹ cần bổ sung đủ nước cũng như thoa kem dưỡng để giảm thiểu tình trạng khô môi.

Khô môi do tăng lượng máu trong cơ thể

Để nuôi dưỡng thai nhi, lưu lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên khi mang thai, với lượng máu cao nhất khoảng 50% so với phụ nữ bình thường. Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên, lượng chất lỏng được đào thải qua thận cũng tăng lên, kéo theo tần suất đi tiểu tăng và dẫn đến mất nước, gây khô môi.

Vì lượng máu của phụ nữ mang thai tăng lên trong thai kỳ nên mẹ bầu cần phải bổ sung đủ lượng nước nạp vào cơ thể. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình trạng khô môi, đặc biệt là khi lượng máu tăng lên trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Khô môi do tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ cao bất thường do mang thai gây ra, khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên và luôn trong trạng thái khát nước, dẫn đến khô môi. Hầu hết các thai phụ sẽ được kiểm tra bệnh tiểu đường từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ nhưng nếu các mẹ có dấu hiệu của bệnh thì hãy trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Khô môi do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Khô miệng là một tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn phế quản, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu… Mặc dù vấn đề này có thể gây khó chịu nhưng mẹ bầu không được tự ý ngưng dùng các loại thuốc được kê trong thời kỳ mang thai, trừ khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy bị khô môi quá mức hoặc xuất hiện các vấn đề khác thì hãy trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Khô môi do tăng tỷ lệ trao đổi chất

Các hoạt động tế bào của mẹ bầu như sản xuất năng lượng, phân hủy thức ăn… sẽ tăng mạnh trong những tháng tiếp theo của thai kỳ. Nhờ đó, cơ thể của mẹ sẽ sử dụng lượng nước có trong cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Nếu lượng nước trong cơ thể không đủ để đáp ứng quá trình này, mẹ bầu có thể bị khô môi.

Khô môi do mắc bệnh tưa miệng

Bệnh tưa miệng có thể xuất hiện trong giai đoạn mang thai do một loại nấm có tên là Candida albicans phát triển quá mức. Loại nấm này có mặt trong cơ thể của con người với một lượng nhỏ nhưng nếu hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, chúng có thể phát triển nhanh chóng, gây ra tình trạng nấm miệng nấm miệng, gây ra cảm giác khô, bong tróc ở vùng miệng và môi.

Sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến cho mẹ bầu dễ bị khô môi
Sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai khiến cho mẹ bầu dễ bị khô môi

Bà bầu bị khô môi có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Sức khỏe và sự phát triển của thai nhi luôn được mẹ bầu đặt lên hàng đầu trong giai đoạn mang thai. Việc xuất hiện các vấn đề bất thường trên cơ thể hay chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố quan trọng mà mẹ bầu hết sức quan tâm. Do đó, khi xuất hiện tình trạng khô môi, mẹ bầu thường thắc mắc liệu việc này có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không.

Theo các chuyên gia, khô môi là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào từng mẹ bầu. Tình trạng này sẽ không đáng lo ngại nếu mẹ bầu bị khô môi do thay đổi hormone, tăng lượng máu, môi trường… Trong trường hợp này, các mẹ có thể áp dụng một số cách để cải thiện khô môi nhưng nếu tình trạng này vẫn không thuyên giảm, các mẹ nên thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Bà bầu bị khô nứt môi phải làm sao?

Khô môi không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ, khiến mẹ bầu trở nên tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần tìm hiểu bị nứt môi phải làm sao.

Các chuyên gia cho biết, khi xuất hiện tình trạng khô nứt môi, mẹ bầu nên tìm hiểu những nguyên nhân gây khô môi, từ đó liên hệ bản thân. Bằng cách này, các mẹ có thể biết được bản thân bị khô môi do những người nhân nào để điều chỉnh lại. Nếu việc điều chỉnh mang lại kết quả như mong đợi, mẹ bầu có thể tiếp tục duy trì để cải thiện khô môi. Tuy nhiên nếu đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình trạng này không thay đổi, mẹ bầu nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị đúng cách.

Cách trị khô môi cho bà bầu hiệu quả?

Vì cơ thể có xu hướng giữ nhiều chất lỏng hơn nên bề mặt da thường bị thiếu độ ẩm – khiến môi nứt nẻ khi mang thai là một vấn đề phổ biến. Để giúp dưỡng ẩm và làm dịu đôi môi nứt nẻ

Dù khô môi là tình trạng không đáng lo ngại trong giai đoạn mang thai nhưng nó làm ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Do đó, chị em có thể áp dụng một số cách trị khô môi cho bà bầu dưới đây để cải thiện tình trạng này.

Uống đủ nước

Uống đủ nước là chìa khóa vàng giúp ngăn ngừa tình trạng khô môi ở phụ nữ mang thai vì đây là giai đoạn cơ thể rất dễ bị mất nước. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hữu cơ hoặc nước uống tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên nếu muốn uống nước dừa, mẹ bầu nên uống sau 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Một mẹo để mẹ bầu nhận biết cơ thể có bị thiếu nước hay không, đó là quan sát màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, có nghĩa là các mẹ cần uống nhiều nước hơn, còn nếu nó có màu vàng trong, thì cơ thể của mẹ đang trong tình trạng ngậm nước.

Tránh xa một số loại thức uống

Một số loại đồ uống mà mẹ bầu cần hạn chế hoặc không sử dụng trong giai đoạn mang thai bao gồm bia, rượu, cà phê, nước ngọt… Đây là những loại đồ uống rất dễ gây mất nước cho và bầu, dẫn đến tình trạng khô môi hoặc khô miệng. Thay vào đó, mẹ bầu nên bổ sung các loại nước uống tốt cho sức khỏe để cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

Sử dụng son dưỡng môi

Son dưỡng môi là “bảo bối” của nhiều mẹ bầu khi bị khô môi. Trong son dưỡng môi có chứa nhiều dưỡng chất, giúp cho đôi môi luôn mịn màng. Tuy nhiên, không phải loại son dưỡng môi nào cũng sử dụng được cho phụ nữ mang thai mà tốt nhất là các mẹ nên chọn son dưỡng môi có chứa thành phần hữu cơ, được chứng nhận an toàn cho mẹ bầu bởi các tổ chức uy tín trên thế giới, tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Một số thành phần có trong son dưỡng môi mà mẹ bầu cần tránh là các hoạt chất có gốc dầu mỏ, parafin, parabens, EDTA, dầu khoáng, silicones, phthalates… Thay vào đó, các mẹ nên sử dụng son dưỡng môi có chứa thành phần bơ cacao, peptide kích thích sản xuất collagen, axit hyaluronic, acid béo, ceramides… để bảo vệ và cải thiện đôi môi hiệu quả. Trong đó, dòng son dưỡng môi của hãng 100% Pure – Son dưỡng hữu cơ không chì 100% Pure Fruit Pigmented Pomegranate Oil Anti Aging được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì chứa thành phần an toàn cho mẹ bầu

Hạn chế liếm môi

Thông thường, khi bị khô môi, mẹ bầu có xu hướng khắc phục tình trạng này bằng cách liếm môi, thậm chí có một số người làm điều này trong vô thức. Tuy nhiên, đây không phải là điều mà bà bầu nên làm vì khi nước bọt bay hơi, cơ thể sẽ lấy thêm độ ẩm từ da khiến cho cơ thể mất nước, gây khô môi.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh

Việc tiếp xúc thường xuyên với môi trường lạnh, đặc biệt là những mẹ bầu ngồi trong phòng máy lạnh sẽ bị khô môi hơn bình thường. Chính vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ở trong môi trường này quá lâu hoặc nếu không có cách nào khác thì nên dưỡng môi thật kỹ.

Hạn chế thở bằng miệng

Việc thở bằng miệng sẽ gây ra tình trạng khô môi, đồng thời cũng khiến cho miệng bị khô hơn, gây ra một số vấn đề về răng miệng như hôi miệng hay các bệnh nha chu như sâu răng, viêm họng, viêm nướu… Do đó, để không xuất hiện tình trạng khô môi và các vấn đề khác, mẹ bầu nên hạn chế thở bằng miệng.

Tẩy da chết cho môi

Việc tẩy tế bào chết môi sẽ giúp lấy đi các tế bào thừa trên môi, giúp môi mịn màng hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này, mẹ bầu nên chọn những thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Sử dụng tẩy tế bào chết môi là một trong những cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khô môi
Sử dụng tẩy tế bào chết môi là một trong những cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khô môi

Cẩn thận với một số loại kem đánh răng và nước súc miệng

Một số loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa thành phần gây khô môi nên mẹ bầu có thể cân nhắc việc thay đổi sản phẩm khác nếu nhận thấy đôi môi bị khô.

Vệ sinh răng miệng sau khi ăn

Việc vệ sinh răng miệng, nhất là đôi môi sau khi ăn là rất quan trọng, giúp loại bỏ thức ăn, dầu mỡ, gia vị… còn sót lại để hạn chế tối đa tình trạng khô môi có thể xảy ra, đồng thời tránh được các vấn đề về răng miệng.

Trị khô môi cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Ngoài thực hiện một số cách trị khô môi cho bà bầu, các mẹ cũng nên lưu ý những điều sau:

– Không tự ý cạy hoặc bóc da môi: môi khô sẽ xuất hiện da chết, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu và có xu hướng dùng tay cạy hoặc bóc da chết ra ngoài. Tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương vùng da môi, cụ thể là trầy xước hay chảy máu môi.

– Không tự ý dùng thuốc: nhiều mẹ bầu đã thực hiện nhiều cách nhưng môi không hết khô, dẫn đến việc tự ý mua thuốc điều trị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ, không gây hại cho thai nhi.

Trị khô môi cho bà bầu và các câu hỏi liên quan

Bà bầu bị khô môi nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng khô môi, thực phẩm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể hàng ngày.  Do đó, khi bị khô môi, mẹ bầu nên ăn:

– Rau xanh: Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây khô môi, giúp cải thiện vấn đề khô môi hiệu quả.

– Dưa leo: Chứa hợp chất silica có khả năng làm tăng độ đàn hồi cho vùng da môi, ngăn ngừa các tác nhân gây khô môi. Ngoài ra, hợp chất này cũng giúp cải thiện da mặt, hạn chế tình trạng khô da hiệu quả.

– Ngũ cốc nguyên hạt: Chứa hàm lượng vitamin B cao, giúp cho đôi môi luôn ở trong trạng thái mềm mại, mịn màng và không bị khô.

Bà bầu bị khô môi không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm các mẹ nên bổ sung để cải thiện tình trạng khô môi, mẹ bầu cũng cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

– Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ

– Đồ ăn quá béo hoặc quá ngọt

– Đồ ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, gừng, sả,…

– Thực phẩm dễ gây dị ứng da như tôm, cua, cá…

– Đồ ăn lên men chứa nhiều acid như cà muối, dưa cải…

– Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, có hàm lượng acid cao như cam, chanh, bưởi…

– Các loại đồ uống như nước ngọt, bia, rượu, cà phê…

Dưỡng môi đầy đủ là chìa khóa vàng giúp mẹ bầu sở hữu đôi môi mịn màng
Dưỡng môi đầy đủ là chìa khóa vàng giúp mẹ bầu sở hữu đôi môi mịn màng

Bà bầu bị khô môi khi nào cần khám bác sĩ?

Khi tình trạng khô nứt môi xuất hiện kèm theo các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ ngay:

– Nhức đầu, mệt mỏi cực độ

– Buồn nôn, tiêu chảy

– Nước tiểu và phân có màu khác thường

– Viêm da do dị ứng hoặc bị chàm da

– Cảm giác nóng rát trong khoang miệng

– Ngứa dữ dội và khô da, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân

Tuy khô môi gây khó chịu cho nhiều mẹ bầu nhưng đây là triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai. Các mẹ có thể áp dụng những cách trị thâm môi cho bà bầu mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Nếu đã thử nhiều cách nhưng mẹ bầu vẫn bị khô môi hoặc tình trạng này trở nên nghiêm trọng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds