Nổi mụn cóc trong giai đoạn mang thai có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là mụn cóc sinh dục. Dù xuất hiện ở vị trí nào đi nữa thì mẹ bầu cũng nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn cóc, từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất, tránh những rủi ro không mong muốn. Trong bài viết này, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ gợi ý một số cách trị mụn cóc cho bà bầu an toàn, hiệu quả.
THAM KHẢO THÊM: KEM + SERUM TRỊ MỤN BÀ BẦU TỐT NHẤT
Bà bầu bị nổi mụn cóc nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia da liễu, mụn cóc là tình trạng bệnh lý với sự tăng sinh lành tính của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc, được hình thành do một loại virus có tên là papilloma virus, thuộc nhóm HPV. Trên thực tế, có đến hơn 100 chủng virus HPV, mỗi chủng sẽ gây ra những tổn thương khác nhau. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết rách hay vết trầy xước trên da. Một khi đã vào bên trong cơ thể, HPV sẽ bắt đầu phát triển và kích thích các tế bào trên bề mặt da, hình thành mụn cóc. Tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.
Mụn cóc có thể nhân rộng từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ người này sang người khác. Khi bị mụn cóc, nhiều người có xu hướng nặn hay cào mụn làm tăng nguy cơ lây lan nhanh sang các vị trí khác. Thời gian để mụn cóc phát triển kích thước là khoảng vài tháng nhưng có nhiều người không phát hiện được mụn cóc đang hiện diện trên cơ thể mình. Do đó, trong giai đoạn mang thai bị suy giảm miễn dịch, mẹ bầu nên quan sát những thay đổi để nhận ra sự hiện diện của mụn có từ sớm để có phương án điều trị phù hợp.
- Tham khảo thêm: Cách trị mụn cho bà bầu an toàn hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị nổi mụn cóc
Đối với vị trí xuất hiện mụn cóc sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau nhưng nhìn chung các nốt mụn có thường có hình tròn, cứng và sần sùi, nhô lên trên bề mặt da.
Nổi mụn cóc ở bà bầu thường gặp ở các vị trí nào?
Mụn có có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường sẽ tập trung tại các khu vực sau:
– Mụn cóc ở chân: là những nốt có hình tròn, cứng và sần sùi, kích thước khoảng 2mm đến vài chục mm, màu xám. Mụn cóc có thể mọc ở các vị trí như dưới móng chân, lòng bàn chân, có thể gây đau nhói khi chạm vào.
– Mụn cóc ở tay: là những nốt nhỏ hình tròn, nhô cao trên bề mặt da, kích thước nhỏ hơn mụn cóc ở chân khoảng từ 1mm – 5mm, thường có màu vàng nâu. Mụn cóc ở vị trí này có thể lây lan nhanh, khó kiểm soát, có người chỉ mọc vài cái trên tay nhưng một số người có thể có từ vài chục đến vài trăm nốt mụn cóc, chúng thậm chí có thể mọc thành vệt dài mà nhiều người thường gọi là hiện tượng Koebner. Vị trí mọc mụn cóc thường là lưng bàn tay, cẳng tay…
– Mụn cóc ở cơ quan sinh dục: là loại mụn cóc được nhiều chuyên gia khuyến cáo là gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, có hình dạng phẳng và rất khó quan sát. Vị trí thường xuất hiện mụn cóc này là quanh vùng hậu môn, quanh bộ phận sinh dục với các triệu chứng tương tự như bệnh sùi mào gà trong giai đoạn mang thai.
Bà bầu bị nổi mụn cóc có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nhìn chung, mụn cóc có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào, ở nhiều vị trí khác nhau, thường không gây ra các triệu chứng phức tạp trên da. Trong trường hợp mẹ bầu đã từng bị mụn có trước đó hoặc nhiễm virus HPV, mụn có có thể tái phát hoặc phát triển nhanh trong giai đoạn mang thai do sự thay đổi nội tiết tố gây ra. Đồng thời, đây là giai đoạn nhạy cảm khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, chất dịch âm đạo…, tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, khiến cho mụn cóc hình thành.
Theo các chuyên gia da liễu, về cơ bản, mụn cóc không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc mụn cóc xuất hiện tại vị trí như lòng bàn chân có thể gây đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu hoặc mụn cóc ở vùng kín có thể gây hại cho mẹ và bé như sau:
– Mụn cóc ở vùng kín có thể lớn dần lên, khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy khó khăn khi đi tiểu, dẫn đến nguy cơ viêm đường tiết niệu. Dù rất ít khi xảy ra trường hợp này nhưng mẹ bầu vẫn nên cẩn thận.
– Mụn cóc mọc trên thành âm đạo có thể gây ra tình trạng ức chế của các mô âm đạo khi mẹ bầu sinh con, dẫn đến cảm giác khó chịu khi sinh. Nhiều trường hợp bác sĩ còn chỉnh định mẹ bầu sinh mổ chứ không thể sinh thường.
– Mụn cóc mọc bên trên hoặc trong âm đạo có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhiều và kéo dài khi sinh, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu mà còn có làm tăng nguy cơ dẫn đến những rủi ro hậu sản không mong muốn.
Không chỉ mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi mụn cóc, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm mụn cóc ở miệng và cổ họng khoảng vài tuần sau sinh với tỷ lệ là 11%. Tuy trường hợp này là khá hiếm nhưng nhiều trẻ phải phẫu thuật để không bị tắc đường thở.
Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?
Khi có các biểu hiện của mụn cóc như sau, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ:
– Đau nhức tại vị trí nổi mụn cóc
– Dễ xuất hiện tình trạng chảy máu
– Thay đổi hình dáng của mụn cóc
– Có dấu hiệu lây lan nhanh đến các khu vực khác trên cơ thể
– Tái phát mụn cóc sau khi đã được cắt bỏ
– Xuất hiện ở các vị trí dễ va chạm (tay, chân…) và chảy máu liên tục, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Cách trị mụn cóc cho bà bầu hiệu quả nhất
Mụn có nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan nhanh sang các khu vực khác cũng như làm tăng nguy cơ xuất hiện những rủi ro không mong muốn. Tìm hiểu những cách trị mụn có cho bà bầu là “chìa khóa” giúp mẹ bầu giải tỏa nỗi lo về tâm lý và thể chất hiệu quả nhất.
Trị mụn cóc bằng các phương pháp phù hợp
Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, người ra đã tìm ra nhiều cách trị mụn cóc cho bà bầu hiệu quả, nhanh chóng, không gây biến chứng để loại bỏ tổn thương như: đốt điện, áp lạnh, tiểu phẫu, thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống/tiêm toàn thân… Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Việc sử dụng một hay kết hợp nhiều biện pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Những phương pháp này đòi hỏi những cơ sở có kỹ thuật và chuyên môn cao mới có thể mang lại hiệu quả tích cực.
Tùy vào tình trạng của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp, do đó, tốt nhất là mẹ bầu nên đi khám thật kỹ trước khi tiến hành điều trị để đạt hiệu quả cao, trị mụn cóc tận gốc, hạn chế nguy cơ tái phát xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, trước khi bắt đầu quá trình trị mụn cóc bằng các phương pháp nêu trên, mẹ bầu cần chọn cơ sở hay phòng khám uy tín, chất lượng, tránh “tiền mất tật mang”.
- Tham khảo thêm: Cách trị mụn đầu đen cho bà bầu hiệu quả
Trị mụn cóc cho bà bầu bằng các sản phẩm dưỡng da
Mụn cóc tiến triển từ một vài tháng đến một vài năm. Nếu không được điều trị bệnh cũng có thể tự khỏi. Khoảng 2/3 số mụn cóc tự mất đi sau 2 năm. Tình trạng tự khỏi bệnh xảy ra ngay cả những trường hợp có nhiều tổn thương lan tỏa.
Ngoài sử dụng các dịch vụ điều trị tại phòng khám hay cơ sở y tế, mẹ bầu có thể sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng da khác để hỗ trợ cho quá trình điều trị, giúp mẹ bầu sớm loại bỏ mụn cóc ra khỏi cơ thể.
– Mukti Botanique Wash là sữa tắm hữu cơ làm sạch trẻ hóa làn da thuộc thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ Mukti Organics (Úc). Đúng như tên gọi, sản phẩm này có khả năng làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da, kháng viêm, kháng khuẩn với các hoạt chất thiết yếu được chiết xuất từ thực vật bản địa như Nha Đam, cỏ Bốn Lá Đỏ, lá Ô Liu và hoa Cúc La Mã. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây lan vi khuẩn trực tiếp qua da, ngăn không cho vi khuẩn làm xuất hiện mụn cóc. Ngoài ra, Mukti Botanique Wash cũng chứa nhiều thành phần có tác dụng làm trẻ hóa da, giúp da săn chắc hơn, chống lại các tác nhân gây lão hóa đáng kể. Điều đáng nói là loại sữa tắm này không chứa chất tẩy rửa, silicon và hương liệu mà chỉ chứa các thành phần hữu cơ, rất an toàn cho mẹ bầu.
- Xem chi tiết sản phẩm tại đây:
– Sau khi tắm sạch, ngâm tay/chân vào nước ấm 10 phút, dùng 1 hòn đá ráp kỳ nhẹ lên bề mặt thương tổn để làm mỏng lớp sừng. Thoa tẩy da chết có AHA hữu cơ trong 10 phút và rửa lại, tiếp tục thoa acid salicylic hữu cơ lên vùng da, có tác dụng sát khuẩn và làm tan rã các tế bào lớp sừng tại tổn thương.
– Ngoài ra, một loại serum đến từ thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ Juice Beauty có tên là Juice Beauty Blemish Clearing Serum đã đoạt giải nhất của dòng sản phẩm trị mụn nội tiết tố của Total Beauty cũng có khả năng hỗ trợ điều trị mụn cóc hiệu quả với thành phần beta hydroxy axit (BHA) hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ vỏ cây liễu, giúp giảm và ngừa mụn đáng kể. Hơn nữa, serum còn có khả năng tái tạo làn da và làm sáng da kết hợp với giảm viêm và dưỡng ẩm cho da với chiết xuất từ Vitamin C, Q10, nha đam…
- Xem chi tiết sản phẩm tại đây:
– Sau khi lớp trước khô, sử dụng Mukti Botanique Lotion, là sữa dưỡng thể hữu cơ nuôi dưỡng và bảo vệ da chứa hàng loạt các tinh dầu giàu chất chống oxy hóa, bơ hạt mỡ và nha đam, hỗ trợ ngăn ngừa và giảm mụn hiệu quả cũng như thiết lập hàng rào bảo vệ da, tăng độ đàn hồi nhờ giữ được độ ẩm tự nhiên cho da và chống lại tác nhân gây lão hóa. Mẹ bầu có thể sử dụng sản phẩm này sau bước sữa tắm làm sạch da để tăng khả năng bảo vệ da khỏi các loại vi khuẩn gây mụn cóc hay một số loại bệnh khác, đồng thời nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, giúp da khỏe mạnh và sạch mụn.
Là một địa chỉ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho mẹ bầu, Mỹ Phẩm Bà Bầu luôn cố gắng tìm ra những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất để mẹ bầu sử dụng. Hai sản phẩm mà chúng tôi giới thiệu trên đây đều chứa thành phần hữu cơ an toàn cho mẹ bầu, không gây ảnh hưởng đến thai nhi nên các mẹ có thể yên tâm mà sử dụng. Để được tư vấn chi tiết cũng như đặt lịch khám tại Mỹ Phẩm Bà Bầu, các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi qua:
- Địa chỉ: 101A Nguyễn Văn Trỗi, P11, Phú Nhuận, TP.HCM (Phường 12 cũ)
- Giờ làm việc: 09:00 – 21:00 (Hàng ngày)
- Đặt lịch khám/Tư vấn: 0906.95.26.28 – 0906.943.438
Trị mụn cóc bằng nguyên liệu tự nhiên
Trị mụn cóc bằng các nguyên liệu tự nhiên được nhiều mẹ bầu áp dụng để hỗ trợ và cải thiện tình trạng mụn cóc trên da. Dưới đây là một số nguyên liệu có khả năng trị mụn cóc ở bà bầu.
– Giấm táo: xuất hiện trong danh sách nguyên liệu không chỉ trị mụn cóc mà còn trị được rất nhiều loại mụn khác nhau. Với hàm lượng axit axetic cao, hoạt động tương tự như axit salicylic, giấm táo có khả năng phá hủy và tiêu diệt một số loại virus gây ra mụn cóc, khiến chúng tự rụng sau một thời gian sử dụng. Hơn nữa, giấm táo cũng có khả năng chống lại các virus gây mụn, vừa loại bỏ mụn cũ và ngăn ngừa mụn cóc mọc mới hay tái phát hiệu quả. Để trị mụn cóc bằng giấm táo, mẹ bầu cần thực hiện theo công thức:
+ Hòa tan giấm táo và nước theo tỷ lệ 2: 1, rồi khuấy đều cho 2 dung dịch này tan hoàn toàn vào nhau.
+ Sử dụng bông tẩy trang hoặc bông gòn nhúng vào dung dịch này rồi đặt lên vị trí mọc mụn cóc. Sau đó, băng vết thương bằng băng cá nhân và để qua đêm.
+ Kiên trì thực hiện cho đến khi nốt mụn cóc khô lại và rụng đi.
– Tỏi: là nguyên liệu chứa thành phần an toàn cho mẹ bầu với một số hoạt chất hỗ trợ chống lại virus gây mụn cóc, được nhiều mẹ bầu tin dùng. Ngoài khả năng trị mụn cóc, tỏi còn có tác dụng hỗ trợ trị bệnh tim, rối loạn da, ung thư, nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm tiết niệu hay tiểu đường. Công thức trị mụn cóc bằng tỏi như sau:
+ Ép tỏi lấy tinh dầu với số lượng vừa đủ tùy thuộc vào tình trạng mụn cóc trên da, rồi trộn với 1 muỗng dầu ô liu.
+ Thoa hỗn hợp này lên các nốt mụn cóc, dùng băng gạc hay băng cá nhân cố định lại trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước.
+ Thực hiện đều đặn 1 ngày 2 lần trong vòng 1 tuần để thấy được kết quả.
– Nha đam: được biết đến nhiều với công dụng làm đẹp da nhưng nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết nha đam có thể trị mụn cóc hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 75 thành phần hoạt tính bao gồm enzyme, axit béo, vitamin, axit amin…, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, sát trùng và làm sạch da. Để trị mụn cóc bằng nha đam, mẹ bầu hãy thực hiện theo công thức sau:
+ Lấy một lá nha đam tươi, gọt sạch vỏ, chỉ lấy phần thịt màu trắng bên trong và rửa sạch với nước.
+ Dùng gel nha đam chà lên các nốt mụn cóc trong vòng 5 – 10 phút hoặc thoa gel lên da rồi dùng băng gạc hay băng có nhân bọc lại trong 1 giờ.
+ Lặp lại các bước này mỗi ngày cho đến khi mụn cóc rụng đi.
- Tham khảo thêm: Cách trị mụn cám cho bà bầu nhanh
Trị mụn cóc cho bà bầu cần lưu ý những gì?
Ngoài áp dụng những cách trị mụn cóc cho bà bầu nêu trên, mẹ bầu cũng nên nắm vững một số lưu ý dưới đây.
– Tuyệt đối không nên cắt tỉa hay lấy tay cào các nốt mụn cóc để tránh làm lây lan virus sang các khu vực khác.
– Tránh cắn móng tay nếu mụn cóc xuất hiện trên gần khu vực đó.
– Hạn chế tối đa tình trạng ẩm ướt tại vùng da có mụn có vì đây chính là môi trường lý tưởng cho mụn cóc phát triển và lây lan.
– Rửa sạch tay sau khi chạm vào nốt mụn cóc và tuyệt đối không chạm vào vùng da khác khi chưa rửa tay.
– Sử dụng riêng các dụng cụ và đồ dùng cá nhân, tránh lây mụn cho những người xung quanh.
– Hạn chế sử dụng các hóa chất trên các nốt mụn cóc.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều vitamin để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
– Chọn quần áo thấm hút mồ hôi cho cơ thể thông thoáng, không tạo môi trường ẩm ướt để vi khuẩn phát triển.
- Tham khảo thêm: Cách trị mụn trứng cá cho bà bầu an toàn
Bà bầu bị mụn cóc và các câu hỏi liên quan
Bà bầu bị mụn cóc trị rồi có tái phát không?
Câu trả lời là có! Như đã thông tin, mụn có được hình thành do vi khuẩn papillomavirus, thuộc nhóm HPV qua 2 hình thức: trực tiếp khi tiếp xúc với da qua các vết thương và gián tiếp qua ăn uống chung đụng hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Trong trường hợp mẹ bầu đã điều trị khỏi mụn cóc lần này thì vẫn có thể bị tái phát ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống khi có sự xuất hiện của hai nguyên nhân nói trên. Hoặc có thể là do mẹ bầu chưa loại bỏ hoàn toàn các chân mụn cóc. Chính vì thế, nếu mụn cóc tái phát, mẹ bầu nên đi khám tại các cơ sở hay phòng khám có chuyên môn để được kiểm tra chính xác.
Bà bà bị mụn cóc không nên ăn những gì?
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, mẹ bầu bị mụn cóc không nên ăn những loại thực phẩm như đồ ăn cay nóng, đồ nếp, thịt gà, trứng, rau muống và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê…. Thay vào đó, mẹ bầu có thể bổ sung trái cây, nước ép và rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là các loại nước ép từ thơm, lá húng quế, đu đủ, cà rốt… vì chúng có khả năng ức chế sự lây lan của mụn cóc hiệu quả.
Qua bài viết này, Mỹ Phẩm Bà Bầu mong rằng các chị em phụ nữ đã hiểu hơn về các nguyên nhân gây ra mụn cóc cũng như cách trị mụn cóc cho bà bầu hiệu quả. Hy vọng các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này sẽ mau chóng tìm ra cách xử lý phù hợp để loại bỏ mụn cóc để ngăn chặn những rủi ro không mong muốn. Nếu mẹ bầu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm làm sạch và dưỡng da body để hỗ trợ trị mụn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 0906.95.26.28 – 0906.943.438. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Giới thiệu bác sĩ Huyền
Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.
Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!
Đặt lịch bác sĩ