#Cách trị mụn ở mông cho bà bầu đơn giản hiệu quả nhanh

Trị mụn ở mông cho bà bầu

Do ảnh hưởng bởi nội tiết, làn da phụ nữ mang thai rất dễ bị mọc mụn trứng cá. Không chỉ mọc mụn trên mặt, các khu vực khác trên cơ thể mẹ cũng rất có thể bị mọc mụn trong suốt thai kỳ, đặc biệt là vùng da của vòng 3. Khu vực này khá kín, lại thường xuyên tiếp xúc và cọ xát với quần áo, nên khi mọc mụn càng có nguy cơ lan rộng toàn bộ vùng mông. Tình trạng này có thể gây ra đau nhức, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tham khảo các cách trị mụn ở mông cho bà bầu qua bài viết sau nhé.

Bà bầu bị mụn ở mông nguyên nhân do đâu?

Nhiều chị em lầm tưởng mụn thai kỳ chỉ thường mọc ở trên mặt. Tuy nhiên trên thực tế, khi nội tiết tố biến đổi thì mụn có thể mọc tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, trong đó mông là vùng da rất dễ bị tác động. Tình trạng nổi mụn ở mông cũng khá phổ biến ở nhiều mẹ bầu với nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau. Những nguyên nhân chính phải kể đến như:

Thay đổi nội tiết tố

Nguyên nhân chính khiến các chị em bị mọc mụn phần lớn là do việc thay đổi nội tiết. Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra nhiều hormone nội tiết như progesteron, estrogen và androgen để quá trình thai kỳ diễn ra suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, các tác động do thay đổi androgen được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng sinh tuyến bã nhờn, cùng với các tác động từ môi trường sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng sinh sôi dưới nang lông và gây ra mụn.

Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn ở mông khi mang thai là do nội tiết tố thay đổi
Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn ở mông khi mang thai là do nội tiết tố thay đổi

Bít tắc lỗ chân lông

Mông là khu vực kín, lại còn được bao bọc bởi nhiều lớp áo quần, vì thế môi trường trong khu vực này rất bí bách và ẩm ướt. Môi trường quá bí bách sẽ khiến cho lỗ chân lông không được thông thoáng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển, từ đó gây ra mụn ở mông. Bên cạnh đó, vùng da vòng 3 cũng là khu vực ít được để ý đến. Nếu không duy trì chăm sóc, tẩy tế bào chết và vệ sinh thường xuyên thì vi khuẩn, bụi bẩn sẽ bám vào da, kết hợp cùng lớp tế bào chết bên ngoài sẽ khiến da sần sùi, khô ráp.

Mặc khác, trình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng phổ biến ở những người mẹ thường xuyên ngồi nhiều, ít vận động khiến mông chịu áp lực, không có không gian để “thở” nên mọc mụn là điều khó có thể tránh khỏi.

Chế độ ăn uống kém khoa học

Những mẹ có thói quen ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, tinh bột, nhiều đường, gia vị… thì có nguy cơ mọc mụn cao hơn những mẹ có thói quen ăn uống thanh đạm. Thói quen xấu không chỉ khiến một số vùng da trên cơ thể xuất hiện mụn chi chít như mặt, lưng, mông,… mà các thực phẩm này cũng ảnh hưởng xấu đến làn da. Đồng thời không tốt cho sức khỏe khi ăn liên tục trong một thời gian dài, do đó nếu chị em đang có thói quen này thì nên cân đối lại dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe.

Căng thẳng, stress

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress và việc mọc mụn có những mối liên quan với nhau. Khi sức khỏe tinh thần của mẹ gặp vấn đề, chịu những gánh nặng về tâm lý như áp lực, căng thẳng kéo dài sẽ khiến nội tiết tố bị rối loạn. Từ đó làm tăng nguy cơ mọc mụn trên mặt và cơ thể, đặc biệt mông là khu vực kín, tiếp xúc nhiều rất dễ thu hút sự tấn công của vi khuẩn.

Ngoài ra, nếu cơ thể rơi vào trạng thái lo âu kéo dài, sẽ xảy ra nhiều tác động tiêu cực khác như:mất ngủ, ăn không ngon,… Lúc này, không chỉ tác động tới các hormone mà còn khiến tình trạng sức khỏe ngày càng giảm sút, việc điều trị mụn cũng khó khăn hơn.

Di truyền

Tình trạng mụn trứng cá cũng có nguy cơ di truyền giữa các thành viên cùng huyết thống trong gia đình. Không chỉ riêng mụn ở mặt, mụn ở các khu vực khác trên cơ thể như lưng, mông,… cũng có thể di truyền. Một số trường hợp chị em chưa từng bị mọc mụn trước đó, nhưng trong gia đình có người bị mụn trứng cá thì vẫn có khả năng mọc mụn khi mang thai.

Viêm nang lông

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mụn xuất hiện nhiều ở vùng da vòng 3. Vùng da mông là nơi khá ẩm ướt, lại phải thường xuyên tiếp xúc và cọ xát với quần áo nên tương đối dễ bị viêm nang lông. Mụn ở mông xảy ra khi viêm nang lông bị kích ứng, kéo theo tính trạng mụn sưng đỏ, thường không có đầu mụn, đôi khi có mủ trắng ở bên trong. Các nốt mụn này sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, tác động mạnh có thể gây vỡ, chảy máu và lan ra các vùng da xung quanh.

Dày sừng nang lông

Tình trạng dày sừng nang lông khi da xuất hiện nhiều ổ mụn sần, khô ở vùng mông. Tình trạng này hình thành do sự tích tụ keratin bên trong lỗ chân lông. Đặc biệt, dày sừng nang lông thường xuất hiện ở các đối tượng có đề kháng yếu như trẻ em và phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng thường gặp nên nhiều mẹ chủ quan, không vệ sinh sạch sẽ khiến chúng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.

Bà bầu nổi mụn ở mông thường là loại mụn nào?

Thông thường, mụn mọc ở mông mẹ bầu là những loại mụn khá dễ điều trị. Ban đầu, các nốt mụn phần lớn là những chấm mụn trứng cá nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt mụn này có thể phát triển thành mụn viêm, mụn bọc hoặc mụn mủ. Trong một số trường hợp, chúng còn có thể phát triển thành mụn nhọt, mụn nang gây đau nhức dữ dội.

Vùng da khu vực vòng 3 khá bí và ẩm ướt nên có thể mọc bất cứ loại mụn nào
Vùng da khu vực vòng 3 khá bí và ẩm ướt nên có thể mọc bất cứ loại mụn nào

Nhìn chung, mụn ở mông là tình trạng không quá khó điều trị. Dù là nốt mụn đã chuyển biến sang dạng mụn viêm, mụn bọc hoặc mụn mủ thì vẫn dễ điều trị và chăm sóc hơn khi chúng mọc trên mặt. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, mẹ nên điều trị chúng dứt điểm trước khi chúng chuyển qua mụn nang. Bởi lẽ, mụn nang không thể tự khỏi, mà rất “dây dưa”, thậm chí còn dễ dàng lan qua những vùng da khác. Dù điều trị cũng mất một thời gian rất lâu để “chấm dứt” hẳn.

Bà bầu nổi mụn ở mông có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên thực tế, mụn trứng cá ở mặt hay cơ thể đều không có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, với những vùng da bị mụn, sau khi tình trạng nặng hơn sẽ xuất hiện nhiều mụn trứng cá, mụn bọc, mụn nhọt,… đôi khi bị mưng mủ và cọ xát vào quần áo khiến chúng bị vỡ ra. Vì là vị trí kín nên không khiến các chị em có tâm lý tự ti, tuy nhiên các vết thương hở do nốt mụn vỡ cũng sẽ khiến cơ thể mẹ khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau.

Tình trạng này có thể khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển và lây sang một số vùng da xung quanh. thậm chí là có thể gây ra một số biến chứng khác. Thêm vào đó, nếu mẹ là dân văn phòng hoặc thường xuyên ngồi, ít vận động sẽ khiến mụn ở vùng da vòng 3 khó điều trị, thâm sẹo kéo dài.

Ngoài ra, việc viêm nhiễm kéo dài nếu không được chăm đúng cách, chị em lại có thói quen mặc các loại quần áo cứng sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, lở loét. Chính vì thế, nếu xuất hiện mụn trên mông, tốt nhất mẹ nên thay đổi cách chăm sóc vùng da này, kết hợp với vệ sinh hàng ngày để tránh tình trạng trở nặng hơn.

Thông thường, các nốt mụn trên mông khi mới xuất hiện đều khá nhỏ, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể vỡ ra và gây đau
Thông thường, các nốt mụn trên mông khi mới xuất hiện đều khá nhỏ, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể vỡ ra và gây đau

Cách trị mụn ở mông cho bà bầu hiệu quả nhất?

Mụn ở mông phần lớn là loại mụn để điều trị, nhưng nếu các nốt mụn nhỏ đã chuyển thành mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc hay mụn nang thì nên được can thiệp. Để điều trị hiệu quả cho các loại mụn mông cho bà bầu, tiêu chí ưu tiên luôn cần được đặt lên hàng đầu luôn là an toàn. Sau đây là một cách trị mụn ở mông cho bà bầu mà chị em có thể tham khảo:

Sản phẩm bôi ngoài da

Đây là cách nhanh nhất để điều trị tình trạng mụn nổi ở mông, giảm đau nhanh nhất cho mẹ. Bà bầu cũng có thể dùng một số sản phẩm uống và bôi để trị mụn. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý là các thành phần trong sản phẩm bôi ngoài da có thể thấm vào máu của va ít nhiều gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, các sản phẩm trị mụn chứa erythromycin (Erygel) và clindamycin (Cleocin T, Clindagel) được đánh giá khá an toàn cho bà bầu.

Ngoài thành phần này, hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc bôi phổ biến như: Clindamycin 1%, Erythromycin 4%, Dapsone, Acid Azelaic, Griseofulvin, Miconazole,… Các loại thuốc bôi này sẽ chứa các loại thành phần, kháng sinh với công dụng khác nhau. Mẹ cần cân nhắc thật cẩn thận khi sử dụng. Ngoài ra, cần tránh các sản phẩm có thể tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh như isotretinoin đường uống và các retinoids đường bôi. Nếu mẹ lo lắng, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng. Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định để tránh gây tác động tiêu cực đến trẻ.

Dịch vụ

Ngoài các sản phẩm bôi ngoài da, chị em bầu bì có thể đến các phòng khám da liễu để thực hiện các dịch vụ chăm sóc da mụn. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ chi tiết về các bước chăm sóc mụn ở mông, đồng thời nếu cần thiết mẹ sẽ được thực hiện một số liệu trình để lấy nhân mụn.

Để đảm bảo an toàn, các chị em lưu ý là nên chọn những phòng khám da liễu uy tín hoặc phòng khám da liễu chuyên khoa dành cho bà bầu. Các địa chỉ phòng khám có bác sĩ thăm khám và tư vấn chuyên môn sẽ giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình điều trị.

Tự nhiên

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể thực hiện một số cách trị mụn ở mông cho bà bầu bằng các nguyên liệu có sẵn trong nhà như:

Nha đam

Nha đam (lô hội) là nguyên liệu làm đẹp vô cùng nổi tiếng với các chị em phụ nữ. Phần thịt trong suốt của loại cây này có tác dụng rất tốt cho việc nuôi dưỡng làn da, phục hồi, ngăn ngừa vi khuẩn và cấp ẩm. Không những được ưu ái sử dụng cho da mặt, nha đam cũng có nhiều công dụng trong việc chăm sóc nhiều vùng da trên cơ thể.

Để cải thiện vùng da bị mụn, chị em có thể dùng nhựa cây nha đam tươi để massage lên vùng da vòng 3 mỗi khi tắm. Sử dụng một thời gian dài sẽ giúp tình trạng mụn, thâm vùng mông cải thiện nhanh chóng, da cũng trở nên mềm mịn, đàn hồi hơn.

Nha đam có tác dụng rất tốt cho việc nuôi dưỡng và phục hồi làn da
Nha đam có tác dụng rất tốt cho việc nuôi dưỡng và phục hồi làn da

Nghệ

Thành phần curcumin tuyệt vời trong nghệ đóng vai trò như một chất chống oxy hóa có tác dụng giúp da kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn an toàn. Thêm vào đó, nghệ còn có tác dụng làm mờ thâm sạm hiệu quả.

Kiên trì sử dụng sẽ giúp tình trạng mụn vùng mông sẽ được cải thiện, da đều màu và mờ thâm mụn. Nghệ là nguyên liệu rất dễ tìm kiếm trong nhà, tuy nhiên nguyên liệu tươi rất dễ bám màu vào quần áo. Do đó, nếu sử dụng, chị em sử dụng nên chọn các loại quần áo tối màu hoặc thay thế tinh bột nghệ để giảm bớt những tác động.

Muối biển

Muối biển không phải là nguyên liệu làm đẹp xa lạ với nhiều chị em. Loại nguyên liệu này có tác dụng tẩy da chết rất hiệu quả, giúp lỗ chân lông thông thoáng và cải thiện tình mụn ở mông Đồng thời, muối biển cũng giúp da mềm mịn, giảm thâm sạm, sần sùi nhanh chóng tại nhà.

Chị em có thể sử dụng muối biển trộn chung với sữa tắm để sử dụng hàng ngày. Nếu sử dụng riêng thì chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần để tránh gây tổn thương cho da.

Chanh

Hàm lượng vitamin C trong chanh nổi tiếng với tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, giảm mụn và giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Duy trì sử dụng sẽ giúp mẹ không những cải thiện tình trạng mụn, da mông cũng giảm thâm sạm đáng kể.

Trị mụn ở mông cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Bên cạnh tìm kiếm cách trị mụn ở mông cho bà bầu, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau để hỗ trợ quá trình điều trị, ngăn mụn tái phát:

– Chọn trang phục thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, chọn các loại quần lót thông thoáng để vòng da nhanh phục hồi.

– Thường xuyên tẩy da chết bằng các sản phẩm dịu nhẹ, tuy nhiên không lạm dụng để tránh làm tổn thương da.

– Tập trung dưỡng ẩm và phục hồi cho vùng da mông.

– Vệ sinh cơ thể hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn từ quần áo bám vào lỗ chân lông.

– Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều trái cây và rau củ, uống đầy đủ nước. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, tránh xa rượu, bia và các chất có hại cho sức khỏe và làn da.

– Loại bỏ các sản phẩm sữa tắm thông thường, thay thế bằng các loại sữa tắm thiên nhiên, hữu cơ dành cho bà bầu, được bác sĩ khuyến khích sử dụng như: Sữa Tắm Hữu Cơ Làm Sạch Trẻ Hóa Làn Da Mukti Botanique Wash để sử dụng.

Trên đây là những thông tin về tình trạng và cách trị mụn ở mông cho bà bầu, hy vọng các chị em có thể tham khảo để tìm ra phương pháp phù hợp nhất. Để quá trình điều trị diễn ra an toàn, mẹ nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn trước khi áp dụng bất kỳ sản phẩm hoặc liệu trình nào lên cơ thể.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds