#Cách trị ngứa chân cho bà bầu đơn giản nhưng khá hiệu quả

cách trị ngứa chân cho bà bầu

Trong hành trình mang thai, mẹ bầu chịu nhiều vất vả, đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Một trong số đó có hiện tượng ngứa toàn thân hay ngứa ở chân. Tình trạng ngứa ở chân làm mẹ bầu khó chịu, nếu như cứ dùng lực gãi mạnh sẽ càng làm tổn thương vùng da chân. Do vậy, để biết cách trị ngứa chân cho bà bầu hiệu quả, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ chia sẻ một số thông tin cùng một số cách cho mẹ bầu bỏ túi ngay trong bài viết này.

Bà bầu bị ngứa chân có nghiêm trọng không?

Khi mang thai, do sự thay đổi hormone nội tiết trong cơ thể kéo theo nhiều sự thay đổi về sức khỏe và làn da. Do vậy, ngứa cũng là một trong những vấn đề về da phổ biến trong thai kỳ, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và 3 khi mà cân nặng mẹ bầu thay đổi, da bị kéo căng nhiều hơn.

Các mẹ bầu trong những tình trạng này hầu như không sao và không có ảnh hưởng đến bé con. Chỉ cần biết cách chăm sóc làn da, làm dịu tình trạng, bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý thì tình trạng ngứa dần thuyên giảm và biến mất sau sinh.

Bà bầu bị ngứa chân có nghiêm trọng không?
Bà bầu bị ngứa chân có nghiêm trọng không?

Tuy nhiên, nếu các mẹ gặp phải tình trạng ngứa ở chân trong tam cá nguyệt thứ 3 mà còn đi kèm với các triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và ăn không ngon. Thì đây có lẽ không chỉ là vấn đề về da mà có thể là dấu hiệu của những tình trạng nguy hiểm khác.

Trong đó, một biến chứng thường gặp của hiện tượng ngứa chân khi mang thai là bệnh ứ mật – tình trạng suy yếu của dịch tiêu hóa từ gan. Bệnh này thường đi kèm với dấu hiệu nước tiểu sậm màu và màu phân sáng. Đồng thời, chất dư thừa trong máu có thể gây độc cho bé con, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc hít phải nước ối phân su. Từ đó, làm mẹ bầu khó thở khi sinh hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, ứ mật có thể khiến dinh dưỡng mẹ bầu kém hấp thu các vitamin A, D, E và vitamin K, nhưng tình trạng này sẽ được khắc phục sau khi sinh con. Bệnh ứ mật không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ và bé mà còn có khả năng tái phát trong những lần mang thai tiếp theo.

Chính vì thế, nếu cảm thấy ngứa ở chân khó chịu, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể kiểm soát tình trạng, điều trị kịp thời, đem lại sự an toàn cho mẹ và bé.

Bà bầu bị ngứa chân thường do đâu?

Việc hiểu rõ về nguyên nhân gây ngứa chân khi mang thai, sẽ giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc và kiểm soát tình trạng tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bà bầu bị ngứa chân trong thai kỳ:

Do sự phát triển của thai nhi

Đến tam cá nguyệt thứ 2 và 3, thai nhi phát triển lớn hơn làm làn da mẹ bầu bị căng ra, nhất là vùng bụng, ngực, chân. Chính vì thế, đã hình thành những vết rạn trên da, gây nên sự ngứa ngáy khó chịu.

Thay đổi nồng độ hormone

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ có sự thay đổi và rối loạn hormone nội tiết. Trong đó, nồng độ hormone estrogen tăng cao khiến mạch máu của mẹ bị giãn và gây ngứa. Song, tình trạng này sẽ thuyên giảm và biến mất sau khi mẹ sinh em bé do nồng độ estrogen được cân bằng trở lại.

Tăng cân nhanh

Dinh dưỡng cũng như lượng calo trong chế độ ăn mẹ bầu tăng dần, dẫn đến mẹ bầu tăng cân nhanh, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế, mà các vùng da bị kéo căng, tập trung chủ yếu ở vùng bụng, mông, đùi, bắp chân, chân,… hình thành nên những vết rạn kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

Viêm nang lông

Tình trạng này cũng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Vùng da chân hay toàn thân nổi mẩn đỏ và gây ngứa, thường gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Viêm da bọng nước

Trên da mẹ bầu có thể xuất hiện những mảng mề đay và mụn nước. Vị trí thường mọc nhất là vùng quanh rốn, đùi của mẹ bầu. Về sau, những mụn nước này có thể lan ra những vùng da khác trên cơ thể như tay, chân, lưng dẫn đến ngứa ngáy khó chịu. Viêm da bọng nước thường xuất hiện ở tuần thứ 20 trong thai kỳ.

Ứ mật khi mang thai

Các chuyên gia nghi ngờ xảy ra tình trạng ứ mật khi mang thai do sự thay đổi hormone. Từ đó, làm ứ đọng dịch mật, khiến dịch mật không được lưu thông như bình thường, bị cản trở. Do đó, mà chất dịch có thể xâm nhập ngược lại vào máu và gây nên các triệu chứng bất thường như ngứa chân.

Cách trị ngứa chân cho bà bầu hiệu quả?

Khi bị ngứa ở chân, mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, vì thế làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Không chỉ vậy mà còn làm mẹ bầu chán ăn, suy nghĩ tiêu cực, khó ngủ ngon và nghỉ ngơi.

Do đó, để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy khó chịu mà không làm tổn thương da, mẹ bầu bỏ túi một số cách trị ngứa chân cho bà bầu ngay sau đây nhé.

Uống nhiều nước để giảm ngứa chân

Bà bầu nên bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải để làm dịu cơn ngứa ở chân. Uống nhiều nước còn giúp tăng cường hoạt động bài tiết và thải độc.

Bà bầu dùng kem dưỡng da 

Kem dưỡng da dịu nhẹ, lành tình giúp bà bầu thuyên giảm tình trạng ngứa ở chân mà còn làm mềm da chân và cung cấp ẩm hiệu quả. Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ về các sản phẩm kem dưỡng, ưu tiên chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hữu cơ, được chứng nhận và kiểm duyệt nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Trước khi ngủ, mẹ bầu lấy một ít kem dưỡng xoa đều lên chân, kèm với massage nhẹ nhàng để làm dịu cơn ngứa, dưỡng da, và thoải mái hơn khi ngủ.

Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion là sản phẩm dưỡng da dành cho mẹ bầu được các chuyên gia Da liễu khuyên dùng. Sản phẩm giúp cấp và giữ ẩm cho làn da mẹ bầu, cấp nước và chống lão hóa bằng những tinh chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, cho làn da mẹ luôn mềm mượt. Công thức hữu cơ an toàn, lành tính với sự kết hợp các thành phần giàu dinh dưỡng: tinh dầu và bơ thực vật bản địa, chiết xuất dịu mát từ nha đam, Mận Kakadu bản địa Úc, hạt Gỗ Đàn Hương và hoa Chuột Túi.

Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion
Sữa Dưỡng Thể Hữu Cơ Nuôi Dưỡng Và Bảo Vệ Da Mukti Botanique Lotion

Bà bầu vệ sinh và giữ làn da sạch sẽ

Vấn đề vệ sinh cá nhân, giữ làn da khô thoáng sạch sẽ là cách giúp giảm ngứa và tăng sự dễ chịu ở mỗi mẹ bầu. Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể dùng sữa tắm để tăng hiệu quả làm sạch, dịu làn da, giảm tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng phải chọn những sản phẩm sữa tắm đạt chất lượng, được thiết kế dành cho bà bầu, thành phần thiên nhiên, có hiệu quả cấp ẩm tốt để da không bị khô. Các mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các loại sữa tắm có độ pH cao.

Sữa Tắm Hữu Cơ Làm Sạch Trẻ Hóa Làn Da Mukti Botanique Wash là dòng sữa tắm được chuyên gia khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh với nhiều công dụng vượt trội. Thành phần sữa tắm dịu nhẹ với chiết xuất từ thực vật bản địa như Cỏ Bốn Lá Đỏ, Lá Ô Liu, hoa Cúc La Mã, Nha Đam giúp làm sạch, dịu da, trẻ hóa làn da. Đồng thời, sản phẩm còn có  khả năng lấy đi bụi bẩn, mồ hôi trên da, kháng khuẩn và loại bỏ vi khuẩn gây hại.

Ăn uống khoa học 

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng vì không chỉ cung cấp cho mẹ mà còn cho thai nhi phát triển. Đồng thời, bổ sung đúng cách cũng sẽ giúp mẹ bầu giảm được tình trạng ngứa thai kỳ. Để giảm ngứa ở chân, chế độ dinh dưỡng cho mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, nhất là các thực phẩm giàu vitamin A, D, C, K như củ quả, trứng, cá, các sản phẩm từ sữa,…

Tập thể dục thường xuyên 

Luyện tập thể dục khi mang thai rất cần thiết, không chỉ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng mà còn cải thiện sự dẻo dai và dễ sinh nở. Đối với những mẹ bầu bị ngứa, tập thể dục còn giúp máu bên trong cơ thể lưu thông tốt hơn, giảm được tình trạng ngứa ở chân, toàn thân trong thai kỳ.

Giảm ngứa bằng tự nhiên

– Việc sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để giảm ngứa trong thai kỳ được đa số các mẹ quan tâm vì lành tính, an toàn và dịu nhẹ.

– Tắm bằng yến mạch: phương pháp này giúp mẹ bầu giảm ngứa ở chân hay toàn thân hiệu quả. Mẹ bầu cho một cốc yến mạch vào nước ấm cho đến khi tan hoàn toàn, rồi xoa lên vùng da chân bị ngứa. Việc này giúp vùng da được cấp ẩm, nuôi dưỡng cũng như thuyên giảm ngứa nhanh chóng.

– Bồ công anh: được xem là thảo dược hữu ích trong giảm ngứa ở chân cho bà bầu. Dùng khoảng 40-50 gam lá bồ công anh tươi đun sôi với 2 lít nước. Mẹ bầu pha hoặc để nước này ấm dần rồi dùng để tắm, xoa lên vùng da chân bị ngứa để thuyên giảm tình trạng.

– Nha đam: có tác dụng làm dịu mát, cấp ẩm cho làn da. Mẹ bầu gọt vỏ nha đam, lấy phần gel trắng bên trong để xoa bóp chân nhằm làm dịu cơn ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn.

– Mật ong: mật ong dồi dào dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho da. Các acid amin, vitamin B,E và thành phần chống oxy hóa trong mật ong có thể hỗ trợ phục hồi màng lipid, giúp dưỡng ẩm và giảm tình trạng ngứa ngáy. Sau khi vệ sinh vùng da chân bị ngứa, mẹ bầu dùng mật ong nguyên chất thoa lên vùng da này kèm với massage nhẹ nhàng. Sau đó để khô tự nhiên trong vòng 10 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Cách giảm ngứa ở chân cho bà bầu bằng nguyên liệu tự nhiên
Cách giảm ngứa ở chân cho bà bầu bằng nguyên liệu tự nhiên

Giảm ngứa bằng cách chườm ấm

Khi ngứa ngáy khó chịu, mẹ bầu nên dùng túi chườm ấm hay một chiếc khăn ấm để chườm và đắp lên vùng da chân bị ngứa. Biện pháp này khá hiệu quả mà không gây tổn thương làn da.

Trị ngứa chân cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Để điều trị ngứa nhân cho bà bầu hiệu quả, cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Không nên dùng lực gãi mạnh: khi bị ngứa, mẹ bầu chỉ muốn dùng lực gãi thật mạnh để cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, việc cào và gãi mạnh khiến cho vùng da càng bị tổn thương, kích thích và gây ngứa nhiều hơn. Ngoài ra, da bị tổn thương do gãi có thể gây bội nhiễm da, khiến bệnh thêm nặng và khó điều trị.

– Thăm khám bác sĩ: khi thấy ngứa kéo dài và có những triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ thăm khám. Vì có thể là biểu hiện của các bệnh viêm da hay các bệnh nguy hiểm khác. Việc thăm khám càng sớm sẽ giúp tình trạng kiểm soát tốt hơn, có hướng điều trị phù hợp mà mẹ bầu cũng được an tâm hơn.

– Chọn kem dưỡng, dưỡng thể, sữa tắm phù hợp: các sản phẩm này hỗ trợ cải thiện làn da và giảm ngứa cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc chọn lựa sản phẩm cũng phải được cân nhắc cẩn thận và kỹ lượng. Nên ưu tiên chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, nguồn gốc hữu cơ, có xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận và kiểm duyệt an toàn. Vì không phải loại sản phẩm nào cũng an toàn cho mẹ và bé. Bởi, một số thành phần thường gặp trong sữa tắm, dưỡng thể như Dầu khoáng, Butylene Glycol, Propylene Glycol,  Benzoyl Peroxide, Hydroquinone, Paraben,… đều là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi.

– Vệ sinh thân thể, da sạch sẽ giúp da luôn khô thoáng, ẩm mịn, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây hại cho da.

– Không nên tắm với nước quá nóng vì càng làm da trở nên khô, bong tróc, gây ngứa ngáy nhiều hơn. Khi tắm không nên dùng dụng cụ chà xát lên vùng da chân bị ngứa

– Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2-2,5 lít nước để làn da luôn được cấp ẩm một cách tự nhiên.

– Chế độ ăn uống khoa học: bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích như bia, rượu,…

– Mặc quần áo thoáng mát: mẹ bầu không nên mặc quần áo bó sát vì chúng tác động đến da và có thể khiến mẹ cảm thấy ngứa hơn. Thay vào đó, các mẹ nên mặc những bộ đồ rộng, thoáng mát, lựa chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt.

Bà bầu bị ngứa chân khi nào cần đến gặp bác sĩ? 

Bà bầu bị ngứa chân trong thai kỳ do nhiều nguyên nhân gây nên. Tình trạng này có thể biến mất sau khi mẹ sinh con và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, ngứa ở chân cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Chính vì thế, tốt nhất là mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ thăm khám, nếu gặp phải một số tình trạng sau đây:

– Không chỉ ngứa ở chân mà cơn ngứa lan đến toàn thân kèm với một số dấu hiệu: vàng da, buồn nôn, mệt mỏi,… Điều này có thể cho thấy mẹ đang mắc phải bệnh ứ mật, mật kém lưu thông.

– Mẹ bầu bị ngứa kèm theo phát ban và sốt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, herpes,…

– Ngứa kèm theo một số tổn thương ngoài da, rất có thể là dấu hiệu của bệnh chàm, vảy nến,…

– Ngứa và nóng ran, khó chịu có thể là biểu hiện của viêm nhiễm

– Nếu xuất hiện những triệu chứng này, mẹ bầu nên thăm khám ngay lập tức, để được bác sĩ chẩn đoán ngứa do sinh lý hay bệnh lý. Từ đó, bác sĩ chỉ định và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ bầu.

Bà bầu bị ngứa chân khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bà bầu bị ngứa chân khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mong rằng những chia sẻ về cách trị ngứa chân cho bà bầu trong bài viết giúp các mẹ nắm được những kiến thức hữu ích. Từ đó, giúp các mẹ biết cách chăm sóc và làm giảm tình trạng hiệu quả mà không tổn thương da. Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề Da liễu cho bà bầu, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438  để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds