#5 Cách trị ngứa da bụng cho bà bầu nhanh chóng hiệu quả

trị ngứa da bụng cho bà bầu

Ngứa bụng là tình trạng thường gặp của các mẹ khi mang thai. Tình trạng này có ảnh hưởng sức khỏe không? Nếu khó chịu quá thì phải làm sao? Cùng xem hết bài viết này để tìm hiểu về nguyên nhân và cách trị ngứa da bụng cho bà bầu an toàn nhé!

Một số vấn đề da bụng thường gặp khi mang thai?

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ gặp muôn vàn những thay đổi về thể chất cũng như trạng thái tâm lý. Ngoài những thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng ở bên ngoài vùng da mặt như thâm sạm, mọc mụn trứng cá,… Mẹ bầu còn gặp nhiều biến đổi bên trong cơ thể, đặc biệt là khu vực vùng bụng:

– Rạn da: Khi thai nhi ngày càng lớn hơn, bụng mẹ sẽ dần tăng kích thước để tạo chỗ trống cho em bé phát triển. Thông thường bắt đầu từ những tháng tam cá nguyệt thứ hai, trên cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện các vết rạn tím hoặc đỏ ở bụng, đùi, ngực, mông hoặc thậm chí trên tay, chân, lưng, cổ.

– Nổi mẩn đỏ: Nổi mẩn đỏ trên bụng cũng là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Triệu chứng này có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân, các vết đỏ gây ngứa và khó chịu cho nhiều mẹ trong thời gian mang thai.

– Tăng sắc tố da: Nhiều người lầm tưởng rằng tăng sắc tố da chỉ xuất hiện trên da mặt, tuy nhiên đây là hiện tượng xuất hiện trên khắp cơ thể mẹ bầu. Tăng sắc tố có thể xuất hiện ở dạng tàn nhang, sạm nám quanh núm vú, cổ, nách, da mặt và cả vùng bụng. Trên khu vực bụng, các vết tăng sắc tố thường kéo dài từ khu vực trên rốn đến hết bụng.

– Nổi mề đay: Mề đay là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, hiện tượng này phổ biến ở các khu vực như đùi, mông, ngực, nách hoặc cả các mảng lớn như vùng bụng.

– Nổi chàm ở da khi mang thai: Chàm là một dạng viêm da mãn tính với các đặc trưng: da khô, bong tróc, đỏ rát và sần sùi. Bệnh không gây nguy hiểm đến mẹ bầu và sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên có thể gây ngứa, tổn thương da, có thể để lại sẹo nếu không được chăm sóc đúng cách.

Ngứa da bụng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai
Ngứa da bụng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân bà bầu thường bị ngứa da bụng?

Ngứa bụng trong thai kỳ là một hiện tượng khá phổ biến, có hơn 40% phụ nữ gặp tình trạng này. Tình trạng ngứa bụng có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân:

– Rạn da: Rạn da được coi là nguyên nhân chính gây ngứa bụng khi mang thai. Vì khi em em lớn dần, làn da của mẹ bầu bị kéo căng đột ngột, khiến da không khả năng để đủ đáp ứng cho việc tái tạo và đàn hồi, từ đó làm da bị căng và rạn da. Vết rạn cũng là 1 dạng tổn thương, tương tự như vết thương khi “lên da non”, rạn da cũng gây ngứa và châm chích.

– Rối loạn nội tiết tố khi mang thai: rối loạn nội tiết khi mang thai cũng có thể làm cấu trúc da bị suy yếu, kết hợp với việc kéo căng da khiến vùng da phần bụng dễ bị ngứa.
Có tiền sử các bệnh ngoài da: Mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh về da như: chàm bội nhiễm, viêm da cơ địa, vảy nến, nấm da, da khô.

– Dị ứng thức ăn: Một số ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc không phù hợp cũng có thể khiến da bị nổi mẩn ngứa, phát ban.

– Mặc quần áo quá chật, quần áo ướt: Làn da mẹ bầu chịu ảnh hưởng của nội tiết tố thay đổi nên thường rất yếu ớt, việc mặc quần áo có chất liệu cứng, quá chật, quần áo ướt hoặc cọ xát nhiều lần cũng có thể làm da bị ngứa.

– Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột khiến da mẹ chưa kịp thích nghi, cũng là một trong những nguyên nhân gây mẩn đỏ, phát ban, ngứa da.

– Mắc chứng ứ mật trong gan (ứ mật thai kỳ): ngứa là biểu hiện lâm sàng của tình trạng ứ mật trong gan. Khi mang thai, mật không được lưu thông bình thường trong các ống nhỏ, muối mật khi tích tụ lại trong da sẽ gây ngứa. Ngoài ra, có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác tương tự như ốm nghén: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi,…

Bà bầu bị ngứa da bụng có sao không?

Trong thai kỳ, làn da mẹ bầu sẽ có rất nhiều biền đổi, ngứa bụng chỉ là một trong những tình trạng có thể gặp phải. Ngứa bụng không phải tình trạng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Đa phần ngứa bụng chỉ làm mẹ bầu có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi cơn ngứa ngáy tăng cao buộc các mẹ phải gãi mạnh, điều này có thể khiến da bị trầy xước, từ đó làm giảm chức năng thẩm mỹ.

Ngứa da bụng khiến mẹ bầu có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Ngứa da bụng khiến mẹ bầu có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Nếu ngứa bụng chỉ vì các yếu tố khách quan như: rối loạn nội tiết, mặc quần áo quá chật hoặc mẩn đỏ do thời tiết thì ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu chỉ cần áp dụng một số chỉ dẫn của bác sĩ là có thể tự thuyên giảm.

Tuy nhiên, trong trường hợp cấp độ của những cơn ngứa ngáy ngày càng tăng. Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu khi xuất hiện các dấu hiệu:

– Ngứa ngáy có đi kèm với các tổn thương ngoài da: Tình trạng này chủ yếu là ở các mẹ bị viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, chàm…;

– Ngứa ngáy có đi kèm với dấu hiệu sốt: Sốt là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng;

– Ngứa ngáy có khi kèm với rối loạn hệ tiêu hóa, vàng da: Là triệu chứng thường thấy của bệnh ứ mật;

– Ngứa ngáy đi kèm với nóng rát vùng kín, khí hư ra nhiều: Là triệu chứng bà bầu bị mắc các bệnh về phụ khoa hoặc bị lây nhiễm bệnh đường tình dục;

– Nên gặp bác sĩ trong các trường hợp mẹ bầu nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh da liễu như: nổi mề đay, viêm da cơ địa, vảy nến,…

Cách trị ngứa da bụng cho bà bầu hiệu quả

Tình trạng ngứa bụng dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu, nhiều trường hợp gãi mạnh có thể làm trầy xước, để lại thâm sẹo lâu dài. Để khắc phục những cơn ngứa ngáy hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc được chỉ định từ bác sĩ da liễu hoặc những cách trị ngứa da cho bà bầu từ thiên nhiên.

Điều trị ngứa da bụng cho bà bầu bằng thuốc

Dù là thuốc bôi hay thuốc uống, Tây y cũng được công nhận là có hiệu quả nhanh do có thành phần dược tính mạnh. Thuốc giúp mẹ bầu giảm ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng, đồng thời giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, cách trị ngứa da bụng cho bà bầu bằng thuốc không phải là cách điều trị an toàn, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng. Bởi nếu sử dụng sai liều lượng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Có rất nhiều loại thành phần có trong những thuốc có tác dụng trị ngứa cho mẹ bầu trên thị trường như: histamin, corticoid, steroid,… Những sản phẩm và thành phần này đều có tác dụng điều trị ngứa da hiệu quả. Trong trường hợp nếu sử dụng đúng liều lượng có thể đem lại hiệu quả tốt, nhưng nếu sử dụng sai cách hoặc liều lượng sẽ để lại những hậu quả khó lường.

Để phòng tránh rủi ro, bà bầu chỉ nên sử dụng những loại thuốc được chỉ định từ bác sĩ da liễu. Các mẹ lưu ý, nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng, mẹ bầu mới nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc. Đồng thời, phải đảm bảo tuân thủ đúng những dặn dò của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ mọi phản ứng của cơ thể. Thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện bất cứ triệu chứng gì bất thường.

Thay vào đó, nếu tự sử dụng các loại kem bôi tại nhà, mẹ bầu có thể sử dụng những sản phẩm chăm sóc da sử dụng để trị rạn hay cấp ẩm. Những sản phẩm chăm sóc này cũng có các thành phần giảm ngứa da hiệu quả. Mẹ bầu nên chọn các sản phẩm chăm sóc có nguồn gốc hữu cơ như: Gel Ngừa Và Trị Rạn Da Stratamark; Kem Dưỡng Ẩm Chuyên Sâu, Phục Hồi Màng Ẩm Mukti Marigold Hydrating Creme.

Gel Ngừa Và Trị Rạn Da Stratamark
Gel Ngừa Và Trị Rạn Da Stratamark

Trị ngứa da bụng cho bà bầu từ nguyên liệu thiên nhiên

Những nguyên liệu từ thiên nhiên có ưu điểm lành tính nên được nhiều chị em tin tưởng sửu dụng. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm một số cách trị ngứa da bụng cho bà bầu bằng thiên nhiên như:

Sử dụng nha đam tươi

Nha đam là một trong những nguyên liệu thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích cho con người, và làm đẹp là một trong những lợi ích tuyệt vời được nhiều người công nhận. Nha đam không chỉ có tác dụng giúp da cung cấp độ ẩm mà còn hỗ trợ giảm ngứa, và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.

Mẹ bầu có thể dùng gel nha đam để bôi trị ngứa bụng tại nhà bằng cách: Rửa sạch nha đam tươi, dùng muỗng để nạo lấy gel từ nha đam. Sau khi tắm xong hoặc lau sạch vùng bụng, bà bầu thoa một lượng gel vừa đủ lên, massage nhẹ nhàng trong 5 phút để các dưỡng chất thẩm thấu đều vào lớp biểu bì. Thư giãn trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện có thể giúp tình trạng ngứa thuyên giảm rõ rệt.

Trị ngứa da bụng bằng lá hẹ

Trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần có lợi cho làn da như: vitamin C, E, khoáng chất và mốt số chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, lá hẹ còn có tác dụng kháng viêm khá tốt, giúp làm dịu các cơn ngứa ngáy khó chịu và hạn chế ngứa ngáy lan rộng ra.

Mẹ bầu có thể thực hiện bằng cách: Rửa sạch lá hẹ, cắt thành từng đoạn nhỏ. Cho vào trong nồi nước và đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống một nửa, phần còn lại các mẹ có thể thì dùng bông băng hoặc vải mềm thấm nước rồi đem đắp lên vùng da bụng bị ngứa ngáy.

Tắm nước lá khế

Trong lá khế có nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất và dồi dào chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, trong lá khế còn chứa một số thành phần có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm ngứa, giúp tái tạo và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Mẹ bầu có thể thực hiện bằng cách rửa sạch lá khế tươi, loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó để lá khế đun sôi, đến khi các dưỡng chất trong lá tan hết trong nước thì tắt bếp. Pha loãng thêm một ít nước mát để tắm.

Trị ngứa da bụng cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường không được khuyến khích sử dụng các loại kem bôi. Một số mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thước, tuy nhiên phần lớn quá trình điều trị phải dựa vào những sinh hoạt lành mạnh để trị ngứa da từ từ. Trong đó, những lưu ý giúp nhanh giảm ngứa an toàn mà mẹ bầu có thể tham khảo như:

– Để cơ thể sạch sẽ: Tắm rửa thường xuyên, ưu tiên mặc những trang phục thông thoáng để tránh đổ mồ hôi, không mặc những chất liệu vải quá cứng, chật hoặc bị ướt;

– Đảm bảo môi trường sinh sống mát mẻ, thoải mái: Tránh ra ngoài khi trời nắng gắt, hoặc thường xuyên ở những khu vực nóng bức, ẩm ướt;

– Sử dụng các loại sữa tắm độ pH vừa phải: Để an toàn, các mẹ nên chọn những loại sữa tắm có độ pH vừa phải 5,5.. pH quá cao hoặc quá thấp so với mức tối ưu này đều ảnh hưởng đến những yếu tố xây dựng nên cấu trúc tự nhiên của da: chất dưỡng ẩm, vi khuẩn sinh sôi và lượng dầu trên da. Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh các loại xà phòng, sữa tắm hoặc các sản phẩm chăm sóc có chứa cồn, hương liệu dễ gây kích ứng.

– Chú ý trong bổ sung thực phẩm: Tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây ngứa ngáy thêm; tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin A như cá, trứng, các loại rau, củ… Ngoài ra, mẹ bầu nên uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày, nước uống đủ nước cũng là cách giúp da cung cấp đổ ẩm, nhanh phục hồi hơn.

– Sử dụng các loại kem, chăm sóc da: Một số loại kem/ gel bôi ngoài da chống rạn da và giữ ẩm cũng có thể làm dịu cơn ngứa. Khi sử dụng cho vùng bụng, mẹ bầu thoa kem nhẹ nhàng, tránh mạnh tay làm kích thích và gây co bóp tử cung.

Thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc cũng giúp mẹ giảm ngứa da hiệu quả
Thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc cũng giúp mẹ giảm ngứa da hiệu quả

Cách hạn chế tình trạng ngứa da bụng ở bà bầu?

Ngoài ra, mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng ngứa da bằng cách:

– Không cào, gãi, lấy dụng cụ để chà xát khi bị ngứa. Điều này chỉ khiến cho vùng da bị ngứa kích thích và gây ngứa ngáy hơn.

– Chườm khăn ấm lên vùng da bụng có thể giảm bớt cơn ngứa ngáy.

– Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn;

– Luôn giữ ẩm đầy đủ cho cơ thể, sử dụng thêm các sản phẩm chống rạn da có nguồn gốc hữu cơ hoặc chiết xuất từ tinh dầu hoặc các thành phần tự nhiên…

– Duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn.

– Mắc các trang phục có chất liệu mỏng, nhẹ, dễ chịu.

– Không để cơ thể bị tiết quá nhiều mồ hôi, tránh tiếp xúc với nơi có nhiều vi khuẩn, dụng cụ bẩn hoặc dụng cụ có thể gây dị ứng.

– Hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng dễ gây dị ứng.

– Cắt móng tay, vệ sinh bàn tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.

– Để giảm ngứa ngáy bụng do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, hãy luôn giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, mẹ bầu nên chọn các sản phẩm phù hợp, có thành phần thiên nhiên và phù hợp với phụ nữ mang thai.

Đa số các trường hợp mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Điều bất tiện duy nhất là nó khiến mẹ khó chịu, ngứa ngáy, gãi nhiều có thể gây ra sẹo làm mẹ bầu bị ảnh hưởng tâm lý. Vì vậy tuyệt đối không được tự điều trị hoặc sử dụng các sản phẩm bôi, uống linh tinh.

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp mẹ bầu có thể hiểu hơn về những nguyên nhân gây ngứa da bụng và cách trị ngứa da bụng cho bà bầu hiệu quả. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sẵn sàng để chào đón thiên thần nhỏ! Nếu cần tham khảo thêm về những sản phẩm chăm sóc da cho mẹ bầu trong thai kỳ, hãy liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được tư vấn!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]