#Cách vượt qua trầm cảm sau sinh tại nhà hiệu quả cho mẹ

cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh tâm lý thường gặp, xảy ra ở khoảng 10 – 20% phụ nữ sau khi sinh nở. Khi mắc tình trạng này, người phụ nữ luôn ở trạng thái buồn, chán nản, mệt mỏi cùng những suy nghĩ tiêu cực đeo bám. Nếu không biết cách khắc phục và vượt qua sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của mẹ và con. Đồng hành cùng với chị em phụ nữ, Mỹ Phẩm Bà Bầu chia sẻ một số cách vượt qua trầm cảm sau sinh trong bài viết, các mẹ đừng bỏ qua nhé.

Trầm cảm sau sinh là như thế nào?

Trầm cảm sau sinh (PDD) là tình trạng của người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất, tâm lý và hành vi sau khi sinh con. Biểu hiện ở những người phụ nữ này họ thường có những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán, lo lắng nhiều vấn đề trong đời sống.

Tình trạng rối loạn tâm lý này không chừa bất kỳ người phụ nữ nào, người mẹ nào cũng có khả năng mắc phải, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở những người phụ nữ sinh con lần đầu tiên và bệnh thường phát triển trong vòng 1 năm đầu sau sinh.

Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh ngày càng cao, theo số liệu thống kê có khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh rơi vào tình trạng này, và khoảng 15-25% xảy ra trong năm đầu sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là như thế nào?
Trầm cảm sau sinh là như thế nào?

Trầm cảm sau sinh ở mỗi người phụ nữ cũng có mức độ khác nhau, có thể là ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng. Một số tình trạng không cần điều trị cũng có thể tự khỏi, nhưng cũng có nhiều trường hợp phải can thiệp điều trị. Bởi nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tinh thần người mẹ ngày càng mất tự chủ, xuất hiện những hành động làm hại bản thân, em bé. Thậm chí, đôi khi phát triển thành hành vi cực đoan chọn cách kết thúc sinh mệnh của cả mẹ và bé con.

Trầm cảm sau sinh nguyên nhân do đâu?

Cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa có kết loại nào dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Vì tình trạng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thể chất, tinh thần và hoàn cảnh của mỗi sản phụ.

Tuy nhiên, sự sụt giảm, thay đổi hormone đột ngột sau sinh là yếu tố chủ yếu dẫn đến những thay đổi ở phụ nữ sau sinh.

Hormone thay đổi đột ngột

Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể tăng còn lúc sinh con thì hàm lượng hormone lại sụt giảm. Đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, thể chất, thể trạng cho người phụ nữ.

Nồng độ hormone progesterone và estrogen sụt giảm đột ngột cùng với sự sụt giảm của hormon tuyến giáp trong giai đoạn này cũng góp phần gây ra chứng trầm cảm.

Biểu hiện tâm trạng của người phụ nữ khi thay đổi hormone chính là trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, buồn phiền, chán nản, mệt mỏi,… Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là nguyên nhân trực tiếp gây nên các rối loạn tâm thần ở phụ nữ sau sinh. Thực tế, rối loạn hormone chỉ được xem là yếu tố cộng hưởng dẫn đến trầm cảm và các rối loạn cảm xúc.

Mất ngủ hay thiếu ngủ

Mất ngủ hay thiếu ngủ và trầm cảm là hai chứng bệnh có mối tương quan với nhau.

Trầm cảm có thể gây nên những triệu chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng mất ngủ kéo dài. Chính điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đồng thời khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Mất ngủ là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Bởi nhiều tác động của rối loạn hormone, sức khỏe, rối loạn đồng hồ sinh học, thay đổi cuộc sống khi phải chăm sóc con cái, nhiều thứ lo âu, suy nghĩ hơn trước. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy, chất lượng giấc ngủ kém càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần.

Tiền sử rối loạn tâm lý

Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh có thể cao hơn ở những người phụ nữ từng có có tiền sử trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai.

Di truyền

Các bà mẹ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn ở những trường hợp có người thân trong gia đình từng mắc chứng bệnh này. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh rối loạn cảm xúc có khả năng di truyền vì cơ chế sinh bệnh của chứng bệnh này có sự tham gia của một số gen. Vì vậy, các mẹ nào có chị gái, em gái mắc trầm cảm sau sinh cần chủ động tầm soát và can thiệp kịp thời.

Sức khỏe giảm sút

Những mẹ có thể trạng yếu, bị đau ốm thường xuyên trong quá trình mang thai và sinh nở cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ. Những cơn đau ốm kéo dài, thường xuyên cộng với việc chăm sóc con nhỏ mới sinh thêm phần vất vả khiến tâm lý bực bội, cáu gắt, cảm giác tiêu cực gia tăng.

Yếu tố kinh tế và đời sống

Khi có con các yếu tố về kinh tế và đời sống làm những vấn đề gây ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ. Tâm lý có sự chuyển biến tiêu cực bắt nguồn từ những vấn đề sau:

– Mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng và các mối quan hệ gia đình

– Phải tự mình chăm sóc con cái, không nhận được sự hỗ trợ từ bạn chồng và người thân

– Thiếu sự quan tâm, không có người động viên và chia sẻ

– Điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn cảnh sống chật chội đông đúc

– Lo lắng quá mức về việc chăm sóc con cái, nhất là các mẹ sinh con lần đầu tiên

– Trẻ sinh ra yếu ớt, dễ bệnh, hoặc phát hiện dị tật, gặp nhiều vấn đề sức khỏe

– Lo ngại về ngoại hình, tăng cân mất kiểm soát hoặc sụt cân sau sinh, các yếu tố về nhan sắc, làn da thay đổi tiêu cực, khó phục hồi.

Dấu hiệu mẹ bị trầm cảm sau sinh?

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh rất khó nhận biết, cho đến khi họ biểu hiện sự thay đổi về cảm xúc, hành động, suy nghĩ. Do đó, những người thân trong gia đình nên quan tâm, chăm sóc và lưu ý những biểu hiện của trầm cảm.

Triệu chứng về cảm xúc

Các mẹ có những cảm xúc buồn, ít nói, chán nản kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Cảm xúc này có thể tăng dần theo thời gian.

– Cảm thấy trống rỗng, tuyệt vọng, chán nản

– Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng

– Luôn có suy nghĩ bản thân trở nên xấu xí, bất tài, vô dụng, kém hấp dẫn, có cảm giác hối hận và tội lỗi

– Lo âu, lo lắng quá nhiều, có rất nhiều luồng suy nghĩ đan xen trong đầu nhưng đa phần đều mơ hồ, không rõ ràng

– Sợ hãi, lo lắng khi luôn có cảm giác bản thân làm tổn thương đứa trẻ

– Sợ bị bỏ rơi, sợ 1 mình và nhất là sợ ra bên ngoài

– Dễ cáu gắt, khó chịu, tức giận

Triệu chứng về hành động

– Mất hoặc giảm sự yêu thích, hứng thú và quan tâm với mọi thứ xung quanh – kể với những thói quen, món ăn, hoạt động yêu thích trước đây

– Không có hứng thú với em bé hoặc cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình

– Cảm giác nhanh kiệt sức, mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì

– Ăn uống quá mức hoặc chán ăn

– Không quan tâm, không muốn chăm sóc bản thân

– Rối loạn giấc ngủ: ngủ ngày, thức đêm quá nhiều, mất ngủ, ngủ không sâu,…

– Ngại tiếp xúc, ít nói chuyện, ngại gặp gỡ, không muốn gặp gỡ bất kỳ ai dù là gia đình hay bạn bè thân thiết

Dấu hiệu mẹ bị trầm cảm sau sinh?
Dấu hiệu mẹ bị trầm cảm sau sinh?

Triệu chứng về suy nghĩ

– Suy nghĩ, phản xạ chậm chạp

– Nhầm lẫn, suy giảm trí nhớ, sự tập trung

– Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử

– Có ý nghĩ làm tổn thương đứa trẻ hoặc bản thân hay người thân

Một số triệu chứng khác:

– Vã mồ hôi

– Hồi hộp

– Đau đầu

– Giảm hứng thú tình dục, thậm chí cảm thấy khó chịu khi bạn đời ôm ấp, gần gũi

– Khóc nhiều

Trầm cảm sau sinh có những loại nào?

Trầm cảm sau sinh chia thành nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Dưới đây là các loại trầm cảm sau sinh thường gặp:

Baby Blues

Đây được xem là trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ nhất. Có khoảng 30-80% phụ nữ mới sinh mắc hội chứng này trong thời gian ngắn khi em bé mới chào đời.

Ở tình trạng này, các mẹ thường có biểu hiện lo lắng, khóc lóc, mất ngủ, mệt mỏi, ủ rũ và buồn bã kéo dài trong 3-10 ngày sau khi sinh con và có thể kết thúc trong vòng 2 tuần. Nếu triệu chứng nặng và kéo dài hơn thì người mẹ đã mắc hội chứng trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh

Theo thống kê, có khoảng 10% bà mẹ sinh con mắc hội chứng này và thường xuất hiện sau 3 tuần sau khi sinh con. Các triệu chứng có xu hướng kéo dài, có thể sẽ phải can thiệp điều trị.

Khi quan tâm và chăm sóc mẹ bầu cần lưu ý những triệu chứng hay khóc, sự thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, thiếu tự tin, chán ghét bản thân, có ý nghĩ tự tử. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo hội chứng trầm cảm sau sinh.

Rối loạn tâm thần sau sinh

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh thường xảy ra đối với những sản phụ có tiền sử rối loạn tâm thần trước đó hoặc người thân trong gia đình có người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.

Các triệu chứng rối loạn sẽ bắt đầu trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh và kéo dài, biểu hiện cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. Lúc này, những người mẹ có các triệu chứng như dễ kích động, lú lẫn, giảm trí nhớ, cáu gắt, mất ngủ và lo lắng nhiều hơn. Nếu không phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến chứng hoang tưởng, ảo giác, thậm chí là suy nghĩ tự tử.

Trầm cảm ở người bố

Không chỉ ở chị em phụ nữ mới mắc trầm cảm sau sinh mà các ông bố mới có con lần đầu cũng có khả năng mắc phải. Tuy nhiên, khác với phụ nữ, các triệu chứng ở người bố không được chú ý.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ và đàn ông cũng có những xuất phát giống nhau, khi cuộc sống có sư thay đổi, mối quan hệ hôn nhân, cảm xúc, thiếu tự tin khi làm cha mẹ. Đặc biệt, nếu người vợ mắc bệnh trầm cảm thì người chồng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm hay không?

Trầm cảm sau sinh ở nước ta vẫn chưa thực sự được quan tâm. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu cho thấy, trầm cảm sau sinh tại Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đương với các nước trong khu vực và các nghiên cứu khác.

Và trầm cảm sau sinh được cảnh báo cho cộng đồng là căn bệnh nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng cũng như tác động tiêu cực lên đời sống của phụ nữ sau sinh con, bạn đời, gia đình cũng như bạn bè.

Nếu không có những hành động can thiệp kịp thời, không có cách vượt qua trầm cảm sinh sinh hiệu quả, cảm xúc tiêu cực ngày càng tăng dẫn đến tiến triển bệnh ngày càng nặng và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

Đối với người phụ nữ

Trầm cảm sau sinh thường khó phát hiện, có thể kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn có thể phát triển thành bệnh rối loạn tâm thần nếu không chữa trị kịp thời. Ngay cả khi được điều trị, trầm cảm sau sinh cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai ở người phụ nữ.

Phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh sẽ không đủ sức khỏe, năng lượng để hoạt động, chăm sóc con cái, có nguy cơ tự tử cao.

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm hay không?
Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm hay không?

Đối với đứa bé có mẹ mắc bệnh trầm cảm

Không chỉ người mẹ chịu ảnh hưởng mà những đứa trẻ có mẹ mắc trầm cảm sau sinh cũng gặp nhiều vấn đề về cảm xúc và hành vi:

– Chậm phát triển về ngôn ngữ, hành động nhất là trong tư duy học tập

– Hạn chế về giao tiếp

– Sự liên kết giữa mẹ và con có vấn đề

– Có những hành vi bất thường, dễ bị kích động hơn những đứa trẻ khác

– Trẻ dễ bị căng thẳng, lo sợ, khó thích nghi với môi trường, khó hòa nhập với xã hội,…

– Trẻ cũng như mẹ thường có những cảm xúc tiêu cực

– Chậm phát triển về chiều cao, nguy cơ béo phì cao hơn những đứa trẻ khác

Đối với gia đình

Người sống chung với người phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Đó có thể là người chồng, cha mẹ, anh chị em sống chung dưới một mái nhà. Sống trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tâm lý kéo dài gây bất lợi cho sức khỏe của từng thành viên trong gia đình.

Cách giúp mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh?

Nếu những mẹ mắc trầm cảm ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi, còn những trường hợp nặng hơn sẽ phải kết hợp điều trị tâm lý cùng với thay đổi bản thân, lối sống qua chế độ ăn, thư giãn, vận động phù hợp.

Có những thay đổi và phối hợp điều trị đúng là những cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả cho các mẹ bỉm.

Sự hỗ trợ từ người thân

Sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ từ người vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh. Nếu như thực hiện đúng cách, mẹ bỉm có thể hồi phục nhanh chóng và trở lại với cuộc sống bình thường.

Người thân nên hỗ trợ mẹ bỉm vượt qua trầm cảm sau sinh qua những hành động:

– Khuyến khích và chủ động đưa người bệnh đến thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc, điều chỉnh tâm lý.

– Thường xuyên quan tâm, động viên, chia sẻ nhưng phải tinh tế. Vì đối xử quá đặc biệt cũng làm người phụ nữ bị ảnh hưởng tâm lý, sinh ra cảm giác tội lỗi, bi quan, cảm thấy bản thân vô dụng và bất tài.

– Hỗ trợ, chia sẻ công việc với mẹ bỉm trong chăm sóc con cái

– Luôn có người thân bên cạnh trong suốt thời gian điều trị tâm lý, trầm cảm.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm sau sinh khá phổ biến. Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc bên ngoài cho mẹ bỉm sử dụng vì có thể có tác dụng phụ và không đúng với tình trạng bệnh.

Để hiệu quả, nên thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng, mức độ nặng nhẹ cũng như tác dụng phụ và lợi ích mà đưa ra phác đồ dùng thuốc điều trị phù hợp.

Thời gian điều trị trầm cảm có thể kéo dài từ 1- 6 tháng, hoặc kéo dài hơn, tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp cũng là cách vượt qua trầm cảm sau sinh được các bác sĩ và chuyên gia tâm lý khuyên áp dụng cho các mẹ bỉm. Thời gian đầu, có lẽ bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong chia sẻ những cảm xúc, những vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị theo sự dẫn dắt của bác sĩ tâm lý bệnh nhân sẽ dần nói chuyện, chia sẻ những vấn đề.

Trị liệu tâm lý - Cách giúp mẹ bỉm vượt qua trầm cảm sau sinh
Trị liệu tâm lý – Cách giúp mẹ bỉm vượt qua trầm cảm sau sinh

Đối với người phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh

Nếu như phát hiện mình mắc trầm cảm sau sinh, thay vì các mẹ chìm sâu vào những cảm xúc đó thì có thể cân bằng lại cuộc sống qua:

– Chia sẻ, nói chuyện nhiều hơn với bác sĩ tâm lý cũng như những bà mẹ có hoàn cảnh tương tự để hỗ trợ cùng nhau vượt qua trầm cảm.

– Học cách thư giãn: những bà mẹ mới sinh con dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn, dù là hít thở sâu, thiền hay ngâm mình trong bồn tắm, sẽ giúp dễ vượt qua các áp lực làm mẹ, mệt mỏi, chán nản.

– Tranh thủ ngủ khi con ngủ

– Luyện tập thể dục thể thao: áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe không chỉ giúp nâng cao thể trạng, thể chất mà còn cải thiện cảm xúc tốt hơn.

– Đừng kỳ vọng mình là người mẹ hoàn hảo

– Không nên ôm quá nhiều công việc, nên san sẻ việc nhà, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc.

Cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh hiệu quả?

Trầm cảm sau sinh có thể gặp ở bất kỳ người mẹ nào, nên nếu như có kế hoạch có con, các mẹ nên lên kế hoạch trước, trong và sau sinh khi con. Điều này không chỉ giúp các mẹ có sức khỏe tốt, có tâm lý thoải mái mà còn ngăn ngừa trầm cảm sinh hiệu quả.

Ngay từ khi mang thai

Khi chuẩn bị mang thai, các mẹ nên tìm hiểu trước mọi thông tin để chuẩn bị thật tốt cho hành trình làm mẹ. Các mẹ nên lên kế hoạch về dinh dưỡng, ăn uống, thể thao, vận động, điều tiết tâm lý.

Nếu như khó khăn khi tự mình sắp xếp, các mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý hay tham gia các khóa học cho quá trình làm mẹ.

Sau khi sinh con

Sau khi sinh em bé, các mẹ cũng có thể đề nghị kiểm tra sớm sau sinh để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh. Vì càng phát hiện sớm, càng dễ điều trị, cũng như hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng.

Để phòng ngừa trầm cảm sau sinh, các chị em nên:

– Cân đối dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đồng thời, bổ sung và tăng cường những dưỡng chất cần thiết

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

– Có chế độ nghỉ ngơi, cân bằng công việc và lối sống không để quá áp lực

– Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt

– Uống nhiều nước mỗi ngày. Có thể kết hợp các loại nước ép, sinh tố giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho bản thân

– Chia sẻ tâm trạng, nói ra nỗi lòng

– Không gây áp lực cho bản, điều chỉnh cảm xúc, không nên mong muốn mọi thứ hoàn hảo

– Hãy dành thời gian chăm sóc cho bản thân. Chẳng hạn như massage thư giãn, chăm sóc da, mua quần áo đẹp,…

– San sẻ công việc, yêu cầu giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn đời hay người thân.

Những thông tin trong bài viết mà Mỹ Phẩm Bà Bầu chia sẻ về trầm cảm sau sinh và cách vượt qua trầm cảm sau sinh, hy vọng các chị em hiểu hơn về vấn đề. Từ đó, giúp các mẹ có được tâm lý, sức khỏe, tinh thần tốt để chào đón bé con chào đời.

Trong trường hợp mẹ bầu cần tư vấn về tình trạng da, cách chăm sóc và chọn mỹ phẩm chăm sóc da, hãy liên hệ cho Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds