Bà bầu đau bụng dưới khi mang thai và những điều cần biết

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi nên gây nên nhiều triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, trong đó có đau bụng. Việc mẹ bầu đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp nhưng lại làm các mẹ lo sợ. Để tránh ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ nên tìm hiểu thông tin xoay quanh vấn đề này để biết cách chăm sóc mình tốt hơn. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu các cơn đau bụng dưới của mẹ bầu nhé.

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai?

Trong suốt thời gian mang thai, hầu như các mẹ bầu đều xuất hiện những cơn đau bụng dưới ở những thời điểm khác nhau. Và tùy tình trạng mà có mức độ đau nhiều hay ít. Nguyên nhân bà bầu đau bụng dưới rất đa dạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào đó. Những nguyên nhân gây đau bụng dưới ở mẹ bầu thường gặp như sau:

Thai làm tổ trong buồng tử cung

Thời gian đầu khi mới mang thai, thai nhi hình thành và làm tổ trong buồng tử cung khiến mẹ có dấu hiệu đau nhói bụng dưới. Lúc này, mẹ không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ nhanh chóng mất đi sau khoảng 2-3 ngày.

Thai nhi đạp bụng mẹ

Phần lớn các mẹ bầu đều sẽ được trải nghiệm cảm giác đau bụng cho em bé trong bụng đạp. Đây là dấu hiệu bình thường, cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt.

Những lúc như này, bụng mẹ sẽ cảm thấy căng cứng hơn bình thường, đi kèm với cảm giác đau bụng vùng dưới. Tuy nhiên, các mẹ yên tâm bởi cảm giác nhanh chóng qua đi, không kéo dài quá lâu.

Thai nhi phát triển tốt đạp bụng mẹ cũng làm mẹ đau bụng dưới
Thai nhi phát triển tốt đạp bụng mẹ cũng làm mẹ đau bụng dưới

Thai phát triển bên ngoài tử cung

Bên cạnh những dấu hiệu sinh lý bình thường thì nguyên nhân đau bụng dưới có thể là thai ngoài tử cung mà các mẹ không nên chủ quan. Những nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như:

– Viêm nhiễm vòi trứng do chlamydia, lậu, từng nạo phá thai, thực hiện các phẫu thuật vùng chậu hay

– U nang buồng trứng

– Lạc nội mạc tử cung

– Hẹp tắc vòi trứng

Triệu chứng điển hình của mang thai ngoài tử cung là mẹ đau bụng dưới kèm theo chảy máu âm đạo. Do đó, các mẹ nên theo dõi, nếu phát hiện triệu chứng nên đến thăm khám và kiểm tra ngay tại bệnh viện hay cơ sở y tế.

Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng

Thời gian mang thai mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng để tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu ăn uống không phù hợp với cơ thể có thể gây nên tình trạng đau bụng dưới râm ran.

Theo nghiên cứu, tử cung của phụ nữ mang thai chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, điều này đã vô tình khiến cho bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Thêm vào đó, progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường. Chính những điều này đã gây ra hiện tượng mẹ tiêu hóa kém hơn, dễ đau bụng và đi kèm với đó là hiện tượng táo bón.

Căng cơ và dây chằng

Đây là tình trạng thường gặp của hầu hết các mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2. Nguyên nhân là do 3 tháng giữa, thai nhi đã phát triển lớn dần khiến cho một số cơ và dây chằng quanh tử cung giãn ra. Điều này gây nên các cơn đau bụng dưới, nhất là những lúc mẹ bầu thay đổi tư thế hay bị ho.

Cơn gò Braxton – hicks

Cơn gò Braxton – Hicks còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ. Khi cơn gò xuất hiện kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt, không có cảm giác đau đớn nhưng căng tức vùng bụng dưới.

Bong nhau thai

Trong một số trường hợp, mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau bong sẽ gây nên cảm giác đau đớn bụng dưới bởi lúc này tử cung dần trở nên căng cứng.

Ngoài đau bụng dưới, các mẹ còn gặp triệu chứng đi kèm là dịch âm đạo tiết ra nhiều. Đôi khi có thể xuất hiện lẫn máu đỏ hay đen. Với những triệu chứng này các mẹ chớ nên coi thường nhé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bà bầu đau bụng dưới khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra. Tình trạng này còn đi kèm với một số triệu chứng khó chịu như tiểu buốt rát, tiểu không kiểm soát và nước tiểu có những đặc điểm bất thường như có mùi hôi, có lẫn máu,…

Tiền sản giật

Đây là một trong những nguyên nhân nguy hiểm. Tình trạng này sẽ gây đau bụng dưới ở mẹ bầu kèm với các triệu chứng: buồn nôn, khó thở, sưng tay, mặt, tăng cân đột ngột,…

Bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm hay không?

Phụ nữ mang thai luôn mang tâm lý bất an, lo lắng, nhất là những lúc cơ thể xuất hiện triệu chứng khác biệt thường ngày. Do đó, đôi lúc cơn đau bụng dưới xuất hiện khiến các mẹ lo lắng không thôi, và đặt ra thắc mắc bà bầu bị đau bụng dưới có nguy hiểm hay không?

Theo các bác sĩ, mẹ bầu đau bụng dưới do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó để nói có nguy hiểm không còn tùy theo nguyên nhân và triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải. Nếu như nguyên nhân sinh lý, không đi kèm các triệu chứng nguy hiểm thì không ảnh hưởng sức khỏe như em bé đạp hay thai nhi làm tổ trong tử cung.

Ngược lại, nếu như mẹ bầu đau bụng dưới dữ dội, xuất hiện các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Có thể là nhau bong non, thai ngoài tử cung, viêm nhiễm,… Lúc này các mẹ phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra để có biện pháp can thiệp sớm nhất. Bởi có thể gây nên nguy hiểm cho cả mẹ và bé, trong đó, thường thấy nhất là sinh non, sảy thai, dọa sảy,…

Đau bụng dưới ở bà bầu nguy hiểm không còn tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây nên
Đau bụng dưới ở bà bầu nguy hiểm không còn tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây nên

Bầu bị đau bụng dưới khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Việc theo dõi sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ rất quan trọng. Bởi nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường có thể kịp thời can thiệp, tránh gây nên hậu quả đáng tiếc.

Và đau bụng dưới cũng vậy nếu như mẹ bầu đau bụng kèm theo xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây thì nên đưa mẹ bầu đến bệnh viện hay cơ sở y tế càng sớm càng tốt nhé.

– Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn. Kèm xuất huyết ra máu âm đạo.

– Đau bụng không có sự thuyên giảm

– Đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê

– Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên choáng váng và bị ngất xỉu, sốt

Bà bầu đau bụng dưới kèm triệu chứng bất thường nên khám bác sĩ ngay
Bà bầu đau bụng dưới kèm triệu chứng bất thường nên khám bác sĩ ngay

Bởi đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung mà người thân và các mẹ không nên chủ quan.

Cách giảm đau bụng dưới cho bà bầu?

Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới mà không xuất hiện triệu chứng bất thường nào thì cần bình tĩnh và xác định nguyên nhân gây nên. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà đưa ra cách xử lý phù hợp nhất.

– Nếu mẹ đau bụng do hệ tiêu hóa kém, cơn táo bón hoành hành thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ, bổ sung nhiều nước để dễ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và giảm táo bón thai kỳ.

– Các mẹ nên đi lại, vận động, luyện tập nhẹ nhàng thường xuyên để duy trì sức khỏe cho cơ thể cũng như tăng sự dẻo dai và khả năng chịu đựng cơn đau.

– Sử dụng nước ấm để tắm hay dùng nước ấm để chườm lên bụng

– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức

– Nằm xuống phải thật nhẹ nhàng

Nằm nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý giúp mẹ bầu giảm đau bụng dưới hiệu quả
Nằm nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý giúp mẹ bầu giảm đau bụng dưới hiệu quả

Qua những thông tin trong bài viết về bà bầu đau bụng dưới, hẳn là các mẹ đã bỏ túi cho mình những kiến thức bổ ích. Từ đó, các mẹ đỡ phần nào lo lắng mà biết cách theo dõi sức khỏe cơ thể tốt hơn. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh để chào đón bé con chào đời thuận lợi.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds