Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ từ sớm mẹ nên chú ý?

dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp khi mang thai. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, mẹ cần được điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau là những chia sẻ về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà chị em cần nắm vững.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Bệnh xuất hiện khi tình trạng chuyển hóa insulin bị rối loạn.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai

Nhìn chung, chúng ta có hiểu thể, insulin chính là hormone chịu trách nhiệm giúp glucose đi chuyển đến các tế bào để tạo ra năng lượng. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tự động đề kháng với insulin ở mức độ nhẹ, việc này giúp nồng độ glucose trong máu cao hơn một chút để truyền cho thai nhi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quá trình này sẽ diễn ra quá mức khiến cơ thể không thể đáp ứng insulin hoặc không tạo ra đủ insulin. Từ đó, khiến lượng đường trong máu tăng lên và gây ra tiểu đường thai kỳ.

Các đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ?

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

– Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì.

– Gia đình từng có tiền sử Đái tháo đường.

– Mẹ bầu từng có tiền sử sinh con nặng hơn 4kg.

– Từng có tiền sử bất thường về chỉ số glucose trong máu.

– Mẹ bầu sinh con khi đã lớn tuổi. (trên 35 tuổi)

– Mẹ bầu có tiền sử thai lưu, sinh non, dị tật thai nhi,…

– Mẹ bầu bị hội chứng buồng trứng đa nang.

– Một số nghiên cứu cho rằng, những mẹ bầu Châu Á thường có nguy cơ tiểu đường cao hơn các mẹ bầu Châu u

Nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ?

Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu năng lượng cơ thể mẹ sẽ tăng lên cao hơn. Vì thế, cơ thể cũng sẽ đòi hỏi nhiều đường hơn bình thường. Tuy nhiên, để giải quyết được lượng đường này, cơ thể người mẹ cần phải sản xuất thêm nhiều insulin để giải quyết lượng đường tăng cao khi mang thai. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng thuận lợi như thế.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi hormone insuline trong cơ thể bị rối loạn
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi hormone insuline trong cơ thể bị rối loạn

Mặc khác, cơ thể người phụ nữ mang thai sẽ tạo ra rất nhiều các loại nội tiết khác nhau để giúp thai nhi phát triển. Các nội tiết này có chức năng rất lớn với sự phát triển của bào thai, song chúng cũng vô tình tác động đến cơ chế sản xuất insulin. Từ đó, dẫn tới tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ phổ biến?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ diễn ra thẩm lặng. Thông thường, các mẹ đều không biết mình đang bị tiểu đường, cho đến khi đi khám thai định kỳ và được bác sĩ chỉ định xét nghiệm. Trong một số trường hợp, mẹ cũng có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu sớm sau đây:

– Thường xuyên cảm thấy khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước;

– Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi đều rất nhiều;

– Vết thương có xu hướng lâu lành;

– Rất dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, thuốc thuốc trị nấm cũng không thấy có hiệu quả;

– Thai phụ mệt mỏi, sụt cân nhiều, thiếu sức sống.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ theo giai đoạn?

Đa phần, các mẹ bị tiểu đường đều rất khó phát hiện. Tuy nhiên, một số mẹ có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể sau:

Triệu chứng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu tiên rất khó nhận ra. Các dấu hiệu của bệnh cũng rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện mang thai thông thường. Do đó, mẹ nên khám sức khỏe thai kỳ định kỳ 1 tháng 1 lần. Lúc đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra để biết mẹ có đang bị tiểu đường hay không. Một số biểu hiện có thể có trong 3 tháng đầu bao gồm:

– Khát nước

– Hay đi vệ sinh

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối

Tụy tạng là bộ phận có chức năng sản xuất ra insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Tuy nhiên, khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết giúp thai nhi phát triển. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sản xuất insulin của tuyến tụy. Son song đó, các loại nội tiết trong thai kỳ cũng gây ra nhiều rủi ro, trong đó có việc kháng insulin. Tụy tạng không cung cấp đủ lượng insulin cần thiết khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ có nhận ra trong 3 tháng cuối bao gồm:

– Mẹ bầu bị sụt cân nhiều nhưng không rõ nguyên nhân;

– Thường cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày;

– Mắt bị mờ trong thời gian ngắn;

– Vết thương xuất hiện tình trạng lâu lành;

– Vùng kín bị ngứa, dễ nhiễm nấm, viêm nhiễm;

– Nước tiểu thu hút côn trùng;

– Ăn uống nhiều, khó kiểm soát;

– Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có sức sống.

Thời điểm nào cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Việc nghiệm pháp dung nạp glucose thường được thực hiện ở tuần thai thứ 24 – 28 của thai kỳ. Đây là giai đoạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường đầu tiên khi mẹ bị tiểu đường. Nếu mẹ đã từng bị tiểu đường thai kỳ, hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất mẹ nên thường xuyên thăm khám sức khỏe. Đồng thời luôn luôn theo dõi sự phát triển định kỳ cho con để tránh những rủi ro không mong muốn.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không?

Khi bị mắc bệnh tiểu đường, nhiều mẹ sẽ rất lo lắng. Không biết rằng bệnh lý này có gây hại gì đến con hay không. Trên thực tế, nhiều chị em bị tiểu đường vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra biến chứng ở các đối tượng này cũng tương đối cao. Song song đó, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, các mẹ vẫn có khả năng xuất hiện nhiều biến chứng về sức khỏe của cả bản thân và trẻ. Do đó, mẹ cần tầm soát bệnh và can thiệp từ sớm để tránh ảnh hưởng khi mang thai.

Đái tháo đường thai kỳ có biến chứng gì không?

Đối với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thai nhi có thể gặp những rủi ro sức khỏe sau:

– Tăng nguy cơ thai lưu;

– Trẻ có trọng lượng quá lớn, bởi nhận được nhiều glucose từ cơ thể mẹ. Đồng thời, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng có chỉ định sinh mổ khá cao.

– Trẻ chào đời phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như: bệnh về hô hấp, vàng da, tiểu đường,… Đặc biệt, các trẻ này phải cần sự chăm sóc đặc biệt.

– Tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai ở mẹ bầu: huyết áp cao, tiền sản giật và sản giật.

– Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị đa ối và làm tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, mẹ có thể bị tiểu đường sau sinh.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Khi phát hiện mình có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất mẹ nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ tiến hành các thủ tục xét nghiệm. Sau khi xác nhận mẹ bị tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ sẽ có những đánh giá, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp cho mẹ.

Nhìn chung, để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, sẽ cần đến sự hợp tác của cả bác sĩ và người bệnh. Phần lớn, trong hầu hết các trường hợp, mẹ chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng cường vận động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ dùng thêm insulin để hạ đường huyết. Song hành cùng đó là những ghi chú đặc biệt sau:

– Lập kế hoạch ăn uống lành mạnh và tuân thủ nghiêm túc;

– Tăng cường vận động, duy trì luyện tập một số bài tập thể chất để giúp cơ thể tăng cường đề kháng;

– Luôn ăn nhiều chất xơ để quá trình chuyển hóa đường chậm hơn;

– Bổ sung đủ vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể;

– Giảm việc ăn uống đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường chuyển hóa.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều sau:

Chú trọng việc luyện tập thể chất

Luyện tập thể chất chính là cách kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả nhất. Sau khi kiểm tra với bác sĩ, mẹ bầu có thể duy trì các bài tập luyện nhẹ nhàng trong và sau khi mang thai. Mỗi ngày, chị em chỉ cần dành 30 phút để thực hiện các bài luyện tập như: đi bộ nhanh, bơi lội,… Những bài tập này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện sức khỏe và kiểm soát lượng đường.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài việc tập luyện, quản lý chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những cách kiểm soát lượng đường vô cùng hiệu quả. Mẹ bầu bị tiểu đường nên giữ chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Thay thế các món ăn nhẹ có chứa nhiều đường như: bánh quy, kẹo,… thành những món ăn có chứa hàm lượng đường tự nhiên như: trái cây, cà rốt, rau củ,… Ngoài ra, để kiểm soát lượng đường, mẹ cũng cần bổ sung thêm các loại rau và ngũ cốc vào thực đơn ăn uống.

Tuân thủ việc kiểm tra tiểu đường thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Mẹ nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lần đầu tiên từ tuần thai thứ 6 – 12 và kiểm tra lại vào tuần thai thứ 24 – 28. Sau khi em bé được sinh ra, mẹ cũng cần duy trì việc kiểm tra sau 1 – 3 năm. Đối với hầu hết các mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh sẽ khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng đường trong máu vẫn tăng cao, rất có thể mẹ đã bị tiểu đường type 2. Vì vậy, dù có tiểu đường thai kỳ hay không, mẹ vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp cùng các bài tập luyện lành mạnh để hạn chế sự phát triển của bệnh.

Thường xuyên tập luyện thể chất sẽ giúp đường huyết của mẹ ổn định
Thường xuyên tập luyện thể chất sẽ giúp đường huyết của mẹ ổn định

Cách chăm sóc mẹ bầu khi bị đái tháo đường thai kỳ?

Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, để có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Từ đó, giảm những nguy cơ rủi ro cho cả bản thân và thai nhi. Trên thực tế, nếu biết cách chăm sóc và kiểm soát tốt lượng đường, những đứa trẻ sinh ra vẫn sẽ rất khỏe mạnh.

Sau đây là một số lưu ý với các chị em bị tiểu đường trước khi mang thai và mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ:

– Luôn luôn có một chế độ dinh dưỡng tốt. Không phải đợi đến khi phát hiện bị tiểu đường, các mẹ mới nên thay đổi cách ăn uống. Bởi chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát lượng đường tốt, mà còn là “chìa khóa” giúp trẻ phát triển toàn diện. Để có chế độ ăn hợp lý, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Lưu ý, các mẹ chỉ nên ăn lượng protein vừa phải, ăn nhiều chất xơ, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất ngọt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên duy trì thói quen chia nhỏ bữa ăn nhiều giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

– Kiểm soát cân nặng hợp lý. Phụ nữ khi mang thai cần phải tăng cân. Tuy nhiên, việc tăng cân chỉ nên ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, nếu các chị em có nguy cơ bị béo phì, thừa cân và đang có nhu cầu muốn có em bé, cũng cần có chế độ giảm cân hợp lý.

– Luôn chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày. Các bài tập luyện thể chất nhẹ nhàng sẽ giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Ngoài ra, việc luyện tập thể chất cũng sẽ giúp mẹ có sức khỏe dẻo dai, tăng cường thể chất để sinh em bé.

– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Trong khi mang thai, mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều,không nên làm việc quá sức khiến sức khỏe suy yếu.

– Luôn theo dõi cẩn thận và thường xuyên chỉ số đường huyết để nắm được tình hình sức khỏe. Đồng thời, việc kiểm soát đường huyết sẽ giúp mẹ nhanh chóng đưa ra những phương pháp phù hợp khi có bất thường xảy ra.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng để chăm sóc bản thân trong thời gian sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Tiểu đường thai kỳ và các câu hỏi thường gặp

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]