#Khâu tầng sinh môn mấy ngày hết đau và lành

khâu tầng sinh môn mấy ngày hết đau

Sau khi sinh, tầng sinh môn là bộ phận cần được chăm sóc cẩn thận vì chúng là cơ quan tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục và hậu môn. Tuy nhiên, do tiếp giáp với nhiều bộ phận nên việc vệ sinh không phải là điều dễ dàng, nhiều chị em cứ có cảm giác đau dai dẳng dù đã sinh con nhiều ngày. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các nàng xoay quanh việc khâu tầng sinh môn mấy ngày hết đau, hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu nhé.

Tầng sinh môn là gì

Trước khi giải đáp câu hỏi khâu tầng sinh môn mấy ngày hết đau, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ cùng các mẹ tìm hiểu thông tin về bộ phận quan trọng này.

Tầng sinh môn là tên gọi của một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ trong cơ thể phụ nữ. Có nhiều cách xác định khác nhau nên một số trường hợp những khu vực quanh hậu môn cũng được gọi là tầng sinh môn. Về mặt khoa học, tầng sinh môn nằm ở giữa xương mu và xương cụt, bao gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng dưới khung chậu. Nhìn chung, tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông:

– Tầng sâu: Bao gồm các cơ có chức năng nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bọc bởi lá cân của tầng sinh môn sâu.

– Tầng giữa: Bao gồm cơ ngang sâu và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ này đều nằm ở tầng sinh môn trước và được bao bọc bởi hai lá cân tầng sinh môn giữa.

– Tầng nông: Bao gồm năm cơ (cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn) trong đó có cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, bốn cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.

Với người phụ nữ, tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh sản. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ và là cửa giao hợp tiếp nhận tinh trùng vào tử cung và đáp ứng nhu cầu tình dục của người phụ nữ.

Trong quá trình “vượt cạn” của mẹ, tầng sinh môn cũng là bộ phận sẽ giãn nở để quá trình sinh con dễ dàng và an toàn hơn. Những người mẹ có tầng sinh môn ít co giãn và giãn nở kém thì quá trình sinh nở sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, nếu tầng sinh môn bị rách cũng gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ về sau và khiến người phụ nữ bị suy giảm chức năng tình dục.

Trong quá trình sinh con, tầng sinh môn cũng là bộ phận sẽ giãn nở để việc sinh con dễ dàng và an toàn hơn
Trong quá trình sinh con, tầng sinh môn cũng là bộ phận sẽ giãn nở để việc sinh con dễ dàng và an toàn hơn

Việt rạch và khâu tầng sinh môn thường xảy ra trong lần đầu sinh con với những mẹ sinh bằng phương pháp thường. Phương pháp này thường tiến hành bằng cách cắt vùng da từ âm dạo xuống dưới hậu môn (vùng đáy chậu) để tạo khoảng rộng cho trẻ chui ra dễ dàng hơn. Kỹ thuật này sẽ giúp quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, cũng hạn chế nguy cơ chị em bị rách âm đạo do rặn đẻ.

Vì sao có vết khâu tầng sinh môn

Có đến 95% chị em phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Trên thực tế, các mẹ sinh thường thì bộ phận sinh dục phải dần mở rộng các cơ để trẻ dễ dàng chui ra ngoài. Tuy nhiên việc giãn nở của bộ phận sinh dục cũng có giới hạn, nhất là các trường hợp thai nhi có kích thước quá lớn; nhưng độ co giãn của tầng sinh môn kém sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc sinh nở, nhiều trường hợp còn có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con nếu gắng sức.

Để xử lý những tình huống này, bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn. Thủ thuật này là một rạch một đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp cho thai nhi chào đời dễ dàng hơn, đồng thời cũng loại bỏ những nguy cơ về sau. Sau khi em bé chào đời, vết rạch này sẽ được các bác sĩ khâu lại. Đây là nguồn gốc về vết khâu tầng môn sinh trong câu hỏi khâu tầng sinh môn mấy ngày hết đau mà chị em đang thắc mắc.

Có đến 95% chị em phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường
Có đến 95% chị em phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Ngoài ra, việc rạch và khâu tầng môn sinh còn xuất hiện ở nhiều trường hợp sinh nở như:

– Tầng sinh môn của người mẹ cứng, không có độ co giãn, dày, hẹp.

– Âm hộ và tầng môn sinh phù nề, sưng tấy, viêm âm đạo.

– Mẹ bầu mắc các bệnh lý nguy hiểm, cần đẩy nhanh thời gian sinh con để đảm bảo sức khỏe như: suy tim, tiền sản giật, cao huyết áp, mắc bệnh tim.

– Thai nhi có kích cỡ quá lớn hoặc đầu quá to.

– Trẻ xuất hiện kiểu sổ bất thường: sổ chẩm cùng, ngôi mặt, ngôi mông.

– Trẻ sinh non, thiếu tháng, thai có nguy cơ bị ngạt do thiếu ối.

– Cần rạch tầng sinh môn để hỗ trợ cho các kỹ thuật sinh khác như forceps, giác hút, đỡ sinh ngôi mông…

– Mẹ sinh con lần đầu, có tầng sinh môn giãn nở kém.

– Cơn co tử cung của mẹ không đủ mạnh để kích thích sinh.

Khâu tầng sinh môn diễn ra như thế nào?

Như những chia sẻ phía trên, để hỗ trợ cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi, hầu như tất cả các mẹ sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Bằng thủ thuật chuyên khoa, các bác sĩ và hộ lý sẽ rạch một đường nhỏ trên tầng sinh môn của mẹ để giúp trẻ dễ dàng chui ra ngoài hơn. Và sau đó khi trẻ chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn để giúp mẹ cầm máu và phục hồi.

Quá trình khâu tầng sinh môn được diễn ra theo cách:

– Trước khi tiến hành khâu tầng sinh môn, các bác sĩ, hộ sinh hoặc điều dưỡng cần kiểm tra kỹ nhau thai đã sổ, không còn sót nhau, đồng thời kiểm soát được đờ tử cung và các sang chấn đường tình dục. Sau khi chắc chắn sản phụ không có bất kỳ ảnh hưởng nào mới tiến hành hành khâu.

– Trong trường hợp tầng sinh môn không rách thêm, có thể thực hiện 3 mũi khâu vắt với kỹ thuật: Mũi khâu vắt thứ nhất 0,5 – 1cm bắt đầu từ trên vết cắt trong âm đạo ra tới gốc của màng trinh phía ngoài; khâu kéo màng trinh sát vào nhau. Mũi khâu vắt thứ hai bắt đầu từ đỉnh của vết cắt tầng sinh môn phía ngoài khâu vào tới gốc của màng trinh phía trong.

– Để thẩm mỹ hơn, có thể khâu từ phần dưới da cho đến gốc của màng trinh phía trong. Nên khâu vắt dưới da hoặc trong da để tạo ra vết sẹo nhỏ và mềm mại hơn.

– Nếu vết rách thêm và sâu ở trong âm đạo thì phải khâu mũi rời, không khâu vắt để tránh việc tạo ra vết sẹo lớn. Đồng thời nên khâu luồn trong da bằng chỉ vicryl rapide để vết sẹo trông nhỏ và mềm mại hơn.

Sau khi trẻ chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn để giúp mẹ cầm máu và phục hồi
Sau khi trẻ chào đời, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn để giúp mẹ cầm máu và phục hồi

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Đối với những mẹ lần đầu sinh con bằng phương pháp sinh thường, chắc hẳn sẽ thắc mắc khâu tầng sinh môn mấy ngày lành? Thông thường, tình trạng phục hồi của cơ thể còn phụ thuộc vào tình trạng đề kháng của mẹ. Đa số các mẹ mẹ sẽ mất khoảng từ 4 – 6 tuần để vết khâu tầng sinh môn lành hẳn và chỉ tự tiêu. Tuy nhiên, để yên tâm hơn thì sau 6 tuần mẹ nên đến gặp bác sĩ khám lại để chắc chắn và cảm thấy an tâm hơn.

Trong buổi khám sau khi sinh này, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho mẹ các cách kiểm soát và ngăn ngừa những biến chứng hậu sản. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho mẹ thời gian có thể quay lại chu kỳ sinh hoạt tình dục và những lưu ý xung quanh việc giữ gìn sức khỏe sau sinh.

Khi nào cắt chỉ vết khâu tầng sinh môn?

Hiện tại, hầu hết các cơ sở y tế, bệnh viện đều đã dùng chỉ tự tiêu để khâu các vết thương, vết rạch trong phẫu thuật. Phụ nữ sinh con cũng được dùng các loại chỉ này sau khi rạch tầng môn sinh. Trong y khoa, có 2 loại chỉ tự tiêu: Một là loại chỉ có nguồn gốc tự nhiên, chúng sẽ tiêu biến trong quá trình enzyme hóa và hai là chỉ tổng hợp, loại chỉ này cũng bị tiêu biến do thủy phân. Do vậy, mẹ bầu bị rạch tầng sinh môn sẽ không cần trải qua quá trình cắt chỉ như trước đây.

Trong thời gian này, vết rạch tầng sinh môn sẽ cần thời gian để phục hồi và lành lặn trở lại. Vì vậy nhiều người mẹ sẽ gặp tình trạng chung là đau, sưng tầng sinh môn, cơ thể đôi lúc cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Tình trạng này sẽ giảm dần khoảng 7-14 ngày và sau 1 tháng thì cơ thể mới phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên tình trạng phục hồi còn tùy thuộc khá nhiều vào cơ địa của mỗi người, nhưng mẹ bầu không cần lo lắng việc phải tới bệnh viện cắt chỉ sau khi sinh do quá trình này phần lớn đã được thực hiện bằng chỉ tự tiêu.

Khi nào vết khâu tầng sinh môn hết sưng?

Thông thường, vết rạch tầng sinh môn chỉ dài khoảng 2 – 4cm, nhưng điểm bất lợi là chúng nằm ở phần thịt mềm và khu vực kín, ẩm ướt. Do đó với một số mẹ có cơ địa và sức khỏe yếu thì tương đối khó lành. Hầu hết, tầng môn sinh của mẹ bầu đều sẽ gặp tình trạng đau và sưng vài ngày và sẽ cần khoảng từ 2 – 3 tuần để vết thương lành lại. Trong khoảng thời gian này, vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau có thể sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường do quá trình liền da của vết thương. Tùy vào mỗi mẹ, tuy nhiên hầu hết tình trạng sưng của chị em sẽ giảm bớt sau 5-7 ngày.

Bên cạnh tình trạng tầng sinh môn bị sưng, mẹ bầu cũng có thể cảm thấy khó chịu do vết thương bị ngứa. đây cũng là tình trạng bình thường khi vết thương đang lành. Nếu tầng sinh môn bị sưng nhưng mẹ vẫn thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ như: vệ sinh đúng cách, sạch sẽ; không có triệu chứng sốt; vết khâu không có dấu hiệu rỉ máu,… thì khả năng nhiễm trùng khá thấp.

Sau khi sinh, tầng môn sinh của mẹ sẽ sưng đau vài ngày và sẽ cần khoảng từ 2 – 3 tuần để vết thương lành lại
Sau khi sinh, tầng môn sinh của mẹ sẽ sưng đau vài ngày và sẽ cần khoảng từ 2 – 3 tuần để vết thương lành lại

Tuy tình trạng sưng tầng môn sinh sau khi khâu không quá đáng lo nhưng vết khâu vẫn có nguy cơ nhiễm trùng do môi trường vết thương khá kín và ẩm ướt. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, tuyệt đối không chủ quan để tránh những nguy hiểm không mong muốn. Một số tình trạng mà mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện bao gồm:

– Mẹ có dấu hiệu sốt trên 37 độ C

– Vết thương tiết ra dịch nặng mùi hoặc có màu xanh

– Vết khâu bị đỏ, sưng tấy, đau nhức dữ dội

– Vết khâu xuất hiện mủ bên trong hoặc xung quanh vết thương

Khi nào vết khâu tầng sinh môn tiêu chỉ?

Vết khâu tầng sinh môn sẽ tiêu sau bao lâu còn tùy thuộc vào sức khỏe của thai phụ và quá trình chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Nếu người nhà chăm sóc thai phụ đúng chỉ định bác sĩ, đồng thời sức đề kháng của người mẹ tốt thì sẽ tử cung sẽ hồi phục rất nhanh chóng. Vết thương cũng nhanh phục hồi và chỉ sẽ tự tiêu rất nhanh. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh đúng cách hoặc cho thai phụ ăn uống linh tinh cũng có thể gây biến chứng, khiến vết thương lâu phục hồi hoặc thậm chí là tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, bà mẹ cần thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời nên tái khám định kỳ để kiểm tra lại sức khỏe.

Lưu ý là mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, trừ những trường hợp có chỉ định từ bác sĩ để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe và chất lượng dòng sữa.

Vết khâu tầng sinh môn bao giờ hết đau?

Khâu tầng sinh môn mấy ngày hết đau là câu hỏi của nhiều chị em sinh thường. Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng. Như đã chia sẻ, vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau sau một vài ngày sinh con là dấu hiệu bình thường của chức năng làm lành vết thương. Tình trạng đau kéo dài của mỗi mẹ còn tùy thuộc và tốc độ phục hồi và sức khỏe của sản phụ, hầu hết các vết thương sẽ giảm đau dần từ 5-7 ngày. Nếu vết khâu của mẹ bị đau, đi kèm theo những dấu hiệu bất thường như: xuất hiện dịch mủ, mùi lạ, sốt,… thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

Trong thời gian này, mẹ bầu có thể giảm đau bằng cách chườm lạnh, uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên cần theo đúng các chỉ dẫn và liều lượng tham khảo từ bác sĩ, không tự ý uống thuốc gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sữa.

Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn cho mẹ sinh thường

Trong quá trình phục hồi, có rất nhiều cách mẹ bầu có thể tham khảo để bớt sưng đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trong đó có một số cách được khuyến khích như:

– Chườm lạnh xung quanh vết khâu tầng sinh môn để giảm đau và sưng. Có thể ngồi trong bồn nước lạnh và sau khô vết khâu lại bằng nước sạch. Tắm hay ngâm mình trong nước ấm cũng có thể giúp giảm sưng đau tốt. Tuy nhiên nếu mẹ ngâm bằng nước ấm thì cần đợi ít nhất sau khi sinh 24 tiếng.

– Vệ sinh vết thương cẩn thận. Thay băng vệ sinh thường xuyên, cách 2 – 4 tiếng thay 1 lần.

– Có thể uống thuốc giảm đau để vết thương bớt sưng. Tuy nhiên trước khi sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, bổ sung thêm các loại chất xơ từ trái cây và rau củ để ngăn ngừa táo bón sau sinh. Nếu mẹ đang bị táo bón, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc nhuận tràng phù hợp.

– Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi làm vệ sinh cho vùng kín để tránh vi khuẩn từ tay lây lan lên vết thương.

– Sử dụng các loại khăn có chất liệu mềm mịn để lau vùng kín, tránh dùng khăn giấy có nhiều bụi giấy.

– Duy trì một số bài tập đơn giản của khung chậu để giúp vết khâu nhanh lành và giúp máu lưu thông tốt hơn.

– Giữ cho vết thương thoáng khí, tránh đóng băng vệ sinh quá chặt.

– Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, kiêng quan hệ tình dục.

Trên đây là những chia sẻ về chủ để khâu tầng sinh môn mấy ngày hết đau, hy vọng bài viết sẽ giúp các mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng cho hành trình làm mẹ sắp tới. Nhớ theo dõi website để “bỏ túi” nhiều thông tin hữu ích hơn nữa. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc da trong thời gian mang thai và sau sinh, mẹ đừng ngần ngại liên hệ hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được hỗ trợ.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]