Khó thở buồn nôn có phải có thai hay không?

khó thở buồn nôn có phải có thai

Khi mang thai trong giai đoạn đầu, người phụ nữ có thể nhận biết qua rất nhiều dấu hiệu mang thai. Trong đó, một số chị em sẽ đi kèm theo cảm giác khó thở, buồn nôn. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể là một trong những cảnh báo về một bệnh lý nào đó. Vậy khó thở buồn nôn có phải có thai không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu ngay thông tin này qua bài viết sau.

Nguyên nhân của khó thở buồn nôn

Tình trạng khó thở, buồn nôn có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến là:

Mắc phải bệnh lý trào ngược thực quản

Trào ngược thực quản có thể gây ra tình trạng khó thở, buồn nôn
Trào ngược thực quản có thể gây ra tình trạng khó thở, buồn nôn

Gây ra do hội chứng ruột kích thích

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, người bị hội chứng ruột kích thích thường đến từ các nguyên nhân do: nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa, stress kéo dài, thay đổi hormone đột ngột, gặp tác dụng phụ của thuốc, ăn các thực phẩm cay/nồng khiến đường ruột bị kích thích.

Trên thực tế, bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng sẽ tác động xấu đến sinh hàng hàng ngày. Những biểu hiện thường thấy của người bị hội chứng ruột kích thích bao gồm: ợ hơi, khó thở, nặng bụng, mất ngủ, táo bón hoặc tiêu chảy,… Ngoài ra, nếu hội chứng này thường xuyên xuất hiện và kéo dài liên tục có thể khiến cơ thể người bệnh bị suy nhược do kém hấp thu dinh dưỡng.

Do ảnh hưởng của tình trạng viêm loét dạ dày

Bệnh lý viêm loét dạ dày xuất hiện khi niêm mạc dạ dày của người bệnh tổn thương nặng. Nếu tình trạng kéo dài, không được điều trị sẽ gây ra tình trạng thủng dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa trên. Thông thường, các đối tượng thường xuyên uống rượu bia, có chế độ ăn uống không lành mạnh có khả năng bị viêm loét dạ dày cao hơn người bình thường.

Do ảnh hưởng từ ung thư dạ dày

Ở giai đoạn đầu khi bị ung thư, có thể người bệnh sẽ rất ít khi cảm giác đau đớn do bệnh gây ra. Tuy nhiên, khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh có thể di căn và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. trong đó, khó thở và buồn nôn chỉ là những biểu hiện bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư.

Nhiều người bệnh ung thư dạ dày có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu khác như: đau bụng, nôn ra máu, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn,…

Do bị thiếu máu

Khi cơ thể bị thiếu máu, tim sẽ không có đủ máu để bơm và nuôi dưỡng các cơ quan khác, dẫn đến tình trạng tức ngực, đau đầu, buồn nôn. Trong nhiều trường hợp thiếu máu nhẹ, người bệnh có thể củng cố bằng dinh dưỡng. Khi bị chóng mặt, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để cơn đau tức giảm xuống và để nhịp tim có thời gian trở lại bình thường. Với các trường hợp thiếu máu nặng, người bệnh cần thăm khám nguyên nhân gây thiếu máu và sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Do tắc nghẽn mạch máu

Người bị tắc nghẽn mạch máu có thể gây ra rất nhiều tình trạng sức khỏe như: mạch nhanh bất thường,mệt mỏi, khó thở, buồn nôn,… Nhìn chung, tắc nghẽn mạch máu là bệnh lý khá nguy hiểm. Với tình trạng này, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám sức khỏe.

Do mắc một số bệnh lý về tim mạch

Tình trạng khó thở, buồn nôn có thể xuất phát từ một số bệnh lý về tim mạch như:

– Nhồi máu cơ tim: Khi mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn, tim sẽ không được cung cấp đủ lưu lượng máu. Từ đó, các cơ tim không hoạt động có thể bị hoạt tử, gây ra tình trạng buồn nôn, khó thở, đau tức vùng ngực.

– Viêm cơ tim: Bệnh lý này có thể khiến cho cơ tim bị viêm, thậm chí là hoạt tử khiến người bệnh bị đau tức ngực, khó thở, buồn nôn,…

– Xơ vữa động mạch: Tình trạng xơ vữa xảy ra khá phổ biến ở người lớn tuổi. Khi các nhánh mạch máu nhỏ cung cấp máu đến tim xuất hiện các mảng bám tích tụ, sẽ làm cản trở sự lưu thông máu. Lâu dần, các mảng bám này ngày càng tập trung nhiều hơn, gây ra tình trạng thiếu máu và oxy, khiến người bệnh thường xuyên bị khó thở, buồn nôn.

Đang mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc phổi

Nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý về phổi hoặc đường hô hấp, cũng có thể gây ra tình trạng khó thở buồn nôn. Đặc biệt là một số bệnh lý sau:

– Tắc đường hô hấp: Bệnh lý này thường xảy ra khi có dị vật rơi vào đường hô hấp. Nếu gặp tình trạng này, chỉ cần bệnh nhân ho mạnh sẽ gây ra hiện tượng khó thở, tím tái mặt mày.

– Viêm phổi: Hai lá phổi luôn là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng để con người duy trì việc hít thở. Khi phổi có vấn đề hoặc xuất hiện tổn thương, những tình trạng khó thở, mệt mỏi, buồn nôn,… có thể sẽ xảy ra.

– Viêm phế quản: Viêm phế quản có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, buồn nôn, tức ngực, đờm đặc,…

– Viêm phế quản co thắt: Bệnh này xuất hiện khi ống dẫn khí từ khí quản vào phổi bị viêm. Lòng phế quản phù nề, bó hẹp sẽ gây co thắt đường thở, khiến người bệnh có cảm giác khó thở, buồn nôn vì thiếu dưỡng khí.

Do ảnh hưởng từ tiêu hóa và bài tiết

Ngoài bệnh lý về tim mạch và hô hấp, tình trạng khó thở, buồn nôn cũng xuất hiện khi người bệnh mắc một số bệnh về tiêu hóa và bài tiết như:

– Bị sỏi mật: Khi sỏi được hình thành, đường mật hoặc túi mật của người bệnh sẽ gây ra tình trạng đau, cơn đau thường kéo dài nhiều khi về đêm. Đặc biệt, một số dấu hiệu điển hình có thể nhận biết sỏi mật bao gồm: đau vùng thượng vị, khó thở, buồn nôn, đau bụng,…

– Trào ngược acid dạ dày – thực quản: Trong cuộc sống hiện này, bệnh lý này khá phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Không chỉ người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải, phụ nữ mang thai cũng là một trong những đối tượng thường xuyên bị trào ngược acid do ốm nghén.

– Ngộ độc: Tình trạng ngộ độc còn tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng ngộ độc của người đó ra sao. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đi ngoài và suy kiệt.

Do ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc

Hiện tượng buồn nôn, khó thở đôi khi không phải vì bất kỳ bệnh lý nào, mà là do tác dụng phụ của thuốc. Hầu hết một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc đau dạ dày,… đều có chứa những thành phần có thể gây ra tác dụng phụ.

Khó thở buồn nôn có phải có thai hay không?

Theo nghiên cứu, khó thở và buồn nôn cũng nằm trong danh sách dấu hiệu mang thai. Nhiều thai phụ nhận thấy rằng, trong những tuần đầu mang thai, họ sẽ có cảm giác tức ngực, khó thở hoặc mạch đập không bình thường. Trên thực tế, thông tin này không hề sai.

Bởi khi mang thai, sự gia tăng hormone progesterone sẽ khiến hoạt động của phổi và não bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tình trạng biến đổi hormone nội tiết còn khiến cho hoạt động tiêu hóa của người mẹ bị rối loạn. Do đó, hụt hơi, khó thở hay buồn nôn đều là những triệu chứng có thể gặp khi mang thai. Nếu các chị em đang gặp phải tình trạng này, không cần phải quá lo lắng. Bởi hầu hết chúng chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Khó thở buồn nôn có phải có thai?
Khó thở buồn nôn có phải có thai?

Tuy nhiên, nếu thai phụ gặp phải tình trạng khó thở, buồn nôn kết hợp những triệu chứng dưới đây, thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám:

– Ho nhiều đờm, đờm có màu xanh/vàng, đi kèm theo đó là sốt, tức ngực.

– Cơ thể bị phù, chân tay sưng, da chân chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ bầm.

– Mẹ bầu từng có tiền sử huyết áp thấp và đang có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng.

– Mẹ bầu từng mắc bệnh hen suyễn, huyết áp cao.

Nhìn chung, buồn nôn hay khó thở đều là những biểu hiện khi mang thai. Điều này phần lớn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tình trạng khiến mẹ bầu bị khó chịu, chị em có thể giảm khó chịu bằng những phương pháp sau:

– Luôn ưu tiên các loại quần áo rộng rãi, có mùi dễ chịu.

– Khi mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, không để cơ thể quá sức.

– Kê cao đầu ngủ, có thể “sắm” thêm một chiếc gối ngủ của phụ nữ mang thai để kê chân.

– Duy trì hoạt động thể lực nhẹ nhàng.

– Giữ tinh thần thoải mái, không thường xuyên làm việc trong môi trường áp lực.

– Chú ý tư thế ngồi, nằm, đứng để phổi nhận được nhiều oxy hơn.

Một số dấu hiệu khác nhận biết có thai?

Cơ địa của mỗi người khác nhau, mỗi mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu mang thai khác nhau. Do đó, ngoài khó thở buồn nôn, một số dấu hiệu nhận biết mang thai như:

Ngực căng tức, đau

Tình trạng đau tức ngực có thể diễn ra sau một vài ngày thụ tinh thành công. Hiện tượng đau này khá giống khi các chị em đến kỳ kinh nguyệt. Những cơn căng tức, khó chịu, đầu ti có thể cương lên và nhạy cảm vô cùng. Nguyên nhân của sự thay đổi này gắn liền với tình trạng thay đổi hormone nội tiết. An tâm là, cơ thể các mẹ sẽ dần làm quen với tình trạng này sau vài tuần khi hormone thay đổi. Khi đã thích ứng được, những cảm giác khó chịu ở vùng ngực sẽ tạm thời biến mất sau vài tháng tiếp theo.

Cơ thể mệt mỏi

Sau khi thụ tinh thành công, cơ thể thai phụ sẽ tự động tiết ra rất nhiều hormone nội tiết để giúp bào thai phát triển. Ngoài ra, các cơ quan trong cơ thể người mẹ sẽ phải thay đổi quy trình hoạt động thông thường của chúng để nuôi thai nhi. Chính sự thay đổi này khiến cơ thể không kịp thích nghi, khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, kiệt sức.

Mệt mỏi là một trong những biểu hiện mang thai sớm
Mệt mỏi là một trong những biểu hiện mang thai sớm

Xuất hiện vệt máu nâu nhạt

Vệt máu nhỏ này còn được gọi là máu báo thai. Chúng ta khá dễ nhầm lẫn với máu trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, máu báo thai chỉ xuất hiện một vài vệt nhỏ, có màu nhạt hơn kinh nguyệt và thường chỉ có trong 1 – 2 ngày. Theo thống kê, chỉ có khoảng 20% thai phụ xuất hiện trường hợp này khi mang thai.

Thân nhiệt bỗng nhiên cao hơn bình thường

Khi mang thai, lưu lượng máu của người mẹ sẽ có xu hướng tăng lên để đáp ứng việc cung cấp nguồn oxy và dưỡng chất cho trẻ. Do đó, thân nhiệt của thai phụ cũng sẽ tăng lên. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ cao hơn người bình thường tầm 0,3 – 0,5 độ C. Tuy vậy, tình trạng này cũng khá giống khi cơ thể tới kỳ rụng trứng, nên đôi khi đây cũng là dấu hiệu dễ bị bỏ sót.

Khứu giác nhạy hơn

Nếu đang mang thai, cơ thể người mẹ bỗng dưng sẽ rất nhạy cảm với các loại mùi. Thậm chí, khi người bình thường không nhận ra được mùi hương kỳ lạ, mẹ bầu vẫn có thể ngửi được mùi của chúng một cách rõ ràng. Một số mùi có thể khiến chị em cảm thấy khó chịu như: mùi thức ăn, mùi thuốc lá, xăng xe, nước hoa,…

Đau lưng

Sau vài ngày thụ tinh thành công, triệu chứng đau lưng có thể sẽ xuất hiện ngay từ sớm. Bởi lúc này, phôi thai đang bắt đầu làm tổ trong thành tử cung. Đặc biệt, đây là giai đoạn mà cơ thể mẹ sẽ tổng hợp lượng canxi cần thiết để chuẩn bị cho sự phát triển của trẻ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà có tác động đến hệ thống xương khớp của người mẹ.

Đi tiểu nhiều lần

Tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày cũng là một trong những dấu hiệu điển hình khi mang thai. Bởi trong giai đoạn này, hormone hCG sẽ tăng cao, khiến tử cung gây áp lực lên bàng quang. Từ đó làm mẹ có cảm giác liên tục buồn tiểu, khi đi tiểu nhiều lần, chị em sẽ càng khát nước. Vòng lặp này có thể kéo dài đến ngay cả khi mẹ bầu đã sinh con xong.

Chỉ số hCG tăng cao kéo theo tình trạng chèn ép bàng quang, khiến mẹ đi tiểu nhiều lần
Chỉ số hCG tăng cao kéo theo tình trạng chèn ép bàng quang, khiến mẹ đi tiểu nhiều lần

Khẩu vị thay đổi

Hàm lượng hCG tăng cao sẽ khiến thai phụ bị kích thích cảm giác thèm ăn với một số thực phẩm. Trước đó, có thể các chị em không hề thích một món ăn nào đó. Thế nhưng, khi mang thai lại vô cùng yêu thích là điều bình thường. Có một lưu ý nhỏ là các mẹ hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm khác nhau để giúp trẻ cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng nhé.

Tâm trạng thay đổi thất thường

Hormone nội tiết tăng cao sẽ khiến chất dẫn truyền thần kinh của thai phụ bị ảnh hưởng. Mẹ bầu có thể sẽ rất nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng với nhiều vấn đề trong cuộc sống mà chúng ta cho rằng nhỏ nhặt. Thậm chí, một số chị em còn dễ rơi vào cảm giác lo lắng, hoang mang, hưng phấn hoặc chán nản.

Tăng cân

Nếu chị em nào đột nhiên ăn uống ngon miệng, thèm ăn và thay đổi tâm tính. Đi kèm theo đó là tình trạng tăng cân, thì rất có thể các nàng đang mang thai. Trên thực tế, một số mẹ bầu trong những tháng đầu sẽ bị ốm nghén, vì vậy hiện tượng tăng cân không quá đáng kể. Tuy nhiên, nếu để ý một chút, mẹ cảm thấy những bất thường ngay từ sớm, sẽ cảm nhận ngay được trong cơ thể mình đang tồn tại thêm một sinh linh nhỏ.

Trễ kinh

Với các chị em có kinh nguyệt đều đặn, thì việc nhận biết dấu hiệu mang thai qua kỳ kinh nguyệt có lẽ là phương thức dễ dàng nhất. Một lưu ý nhỏ là, đôi khi trễ kinh cũng là do chị em đang bị stress hoặc gặp tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc kháng sinh nào đó. Nếu vẫn đang phân vân, chị em hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra mình có đang mang thai hay không nhé.

Xuất hiện tình trạng ốm nghén

Có tới khoảng ⅔ thai phụ xuất hiện tình trạng ốm nghén, buồn nôn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Dấu hiệu này có thể tới từ khá sớm, đôi lúc chúng sẽ xuất hiện trong vài ngày sau khi thụ thai thành công. Đa phần, tình trạng này chỉ diễn ra trong cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp, mẹ bầu bị ốm nghén đến tận lúc sinh con.

Trên thực tế, những dấu hiệu nhận biết mang thai có thể xảy ra nặng hay nhẹ, tùy theo cơ địa của mỗi người. Để xác định mình có đang mang thai hay không, mẹ hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa để được bác sĩ thăm khám. Việc xác định tình trạng mang thai sớm sẽ giúp các chị em có sự chuẩn bị kỹ càng, tăng cường bổ sung vitamin. Đồng thời, hạn chế các hoạt động và sản phẩm có thể gây hại đến con yêu.

Trên đây là thông tin chi tiết về chủ đề khó thở buồn nôn có phải có thai. Hy vọng các nàng sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng để chuẩn bị thật chu đáo cho hành trình làm mẹ sắp tới.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds