Quá trình mang thai có thể làm xuất hiện các vấn đề về da như sạm nám, tàn nhang, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy tự ti với gương mặt không còn trắng sáng, mịn màng như trước đây. Để tự tin hơn, nhiều mẹ bầu chọn cách điều trị nám bằng phương pháp laser nhưng vẫn băn khoăn liệu tia laser có ảnh hưởng đến thai nhi không. Trong bài viết này, Mỹ Phẩm Bà Bầu sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của các chị em.
Liệu pháp laser là gì?
Liệu pháp laser là phương pháp điều trị y tế, sử dụng chùm ánh sáng tập trung, mạnh mẽ, có bước sóng nhất định để thực hiện các thủ thuật phẫu thuật ở những khu vực cần nhiều chi tiết hoặc tập trung. Ánh sáng laser được tạo thành từ khi ánh sáng thông thường mang nhiều bước sóng khác nhau được truyền qua một môi trường cụ thể như khí, tinh thể, hóa chất hoặc điốt. Môi trường là yếu tố quyết định bước sóng mà tia laser sẽ tạo ra.
Hiện nay, tia laser được sử dụng rộng rãi trong y học để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau hoặc khắc phục các vấn đề mang tính thẩm mỹ như trị nám da, tàn nhang, đồi mồi… Ngoài ra, ánh sáng laser còn mạnh đến mức có thể cắt thép hoặc tạo hình kim cương.
Liệu pháp laser dùng để làm gì?
Việc điều trị bệnh và khắc phục các vấn đề mang tính thẩm mỹ sử dụng liệu pháp laser không còn quá xa lạ với mọi người nhưng cụ thể là việc gì. Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu ngay sau đây.
Điều trị nám da
Nám da hình thành khi các sắc tố melanin trong cơ thể hoạt động mạnh mẽ, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là độ tuổi lão hóa và phụ nữ mang thai. Người bị nám da có xu hướng tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người trong đời sống hàng ngày nên có mong muốn được điều trị nhanh chóng.
Liệu pháp laser được sử dụng trong điều trị nám da hiệu quả hiện nay. Bằng cách sử dụng các sóng áp suất cực ngắn vào da để phá vỡ sắc tố tối màu trên da thành các hạt nhỏ, sau đó được hệ thống miễn dịch của cơ thể hấp thu và loại bỏ. Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, ít biến chứng được nhiều người lựa chọn. Hiện nay có khá nhiều loại laser trị nám khác nhau. Tùy vào tình trạng da của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại laser phù hợp.
Theo nhiều nghiên cứu đánh giá, phương pháp điều trị nám bằng laser có thể là phương pháp hiệu quả, không chỉ với người bình thường mà còn với phụ nữ mang thai. Hơn nữa, những người điều trị nám da bằng nhiều phương pháp khác mà không mang lại hiệu quả thì liệu pháp laser cũng được xem là “ứng cử viên sáng giá”. Sau một liệu trình điều trị, bạn có thể thấy được sự thay đổi ở các vết nám và mỗi người sẽ có liệu trình điều trị khác nhau phụ thuộc vào tình trạng nám da sâu hay nông, đậm hay nhạt…
Ngoài điều trị nám da, tàn nhang hay đồi mồi cũng có thể được loại bỏ bằng tia laser tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Điều trị rạn da
Rạn da hình thành khi vùng da nào đó bị giãn ra quá mức, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất là phụ nữ mang thai, đặc biệt là các tháng cuối thai kỳ. Một số khu vực có thể xuất hiện các vết rạn da là bụng, mông, đùi và màu sắc có thể là trắng hoặc đỏ.
Để điều trị rạn da, người ta cũng sử dụng liệu pháp laser với quy trình tái tạo bề mặt hoạt động bằng cách loại bỏ lớp ngoài cùng của da và tái cấu trúc lớp da bên trong. Theo đó, một lượng ánh sáng tập trung được sử dụng để kích thích các tế bào mới phát triển.
Có hai loại laser được sử dụng để tái tạo bề mặt da bao gồm laser ablative giúp phá hủy toàn bộ lớp da trên cùng, các mô da mới phát triển mịn hơn về hình dáng và kết cấu và laser không bóc tách (Alexandrite, Fraxel), giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen cho các vùng dưới da trong khi lớp trên da được giữ nguyên.
Dù là phương pháp nào thì việc điều trị bằng laser không có khả năng loại bỏ hoàn toàn các vết rạn mà chỉ có thể làm cho các đường vân trở nên mịn hơn và vết rạn sẽ trông mờ hơn. Hiệu quả điều trị kéo dài bao lâu tùy thuộc vào cách chăm sóc da của mỗi người. Tùy tình trạng của vết rạn mà liệu pháp laser có thể thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần nhưng một khi bề mặt da trở nên mịn màng hơn thì kết quả có thể kéo dài trong nhiều năm.
Điều trị rạn da bằng laser là phương pháp xóa vết rạn không xâm lấn, rất an toàn và không có hoặc ít có khả năng gây ra bất kỳ tổn thương nào. Đây cũng là một cách dễ dàng, nhanh chóng, lâu dài và hiệu quả để loại bỏ những vết rạn xấu xí trên da.
Triệt lông
Tình trạng lông mọc nhiều ở tay, chân và vùng da dưới cánh tay khiến cho nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu vì không thẩm mỹ. Do đó, nhiều người chọn cách cạo lông, wax lông hay triệt lông để loại bỏ lông mọc ở những khu vực này.
Triệt lông bằng laser là một thủ thuật y tế sử dụng chùm ánh sáng tập trung (tia laser) để loại bỏ lông ở các khu vực không mong muốn. Trong quá trình triệt lông bằng laser, ánh sáng từ tia laser được hấp thụ bởi sắc tố melanin trong lông và chuyển đổi thành nhiệt, làm tổn thương các nang lông trên da, giúp ức chế hoặc làm chậm sự phát triển của lông trong thời gian tới.
Mặc dù tẩy lông bằng laser mang lại hiệu quả trì hoãn sự phát triển của lông trong thời gian dài, nhưng nó thường không mang lại hiệu quả triệt lông vĩnh viễn. Để mang lại hiệu quả triệt lông vĩnh viễn, bác sĩ cần kết hợp nhiều phương pháp giữa việc tẩy lông và duy trì.
Điều trị các nếp nhăn
Tái tạo bề mặt da bằng laser là một phương pháp điều trị sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm thâm nhập vào các lớp dưới hạ bì để tạo ra khả năng tái tạo tự nhiên của cơ thể. Các phương pháp điều trị tái tạo bề mặt da được thực hiện bằng laser vô cùng đa dạng vì chúng có thể điều trị một loạt các vấn đề về da. Nhìn chung, đây là phương pháp giúp điều trị các nếp nhăn, chống lão hóa phù hợp với hầu hết mọi người.
Phương pháp điều trị nếp nhăn bằng laser phát ra một lượng nhiệt nhỏ, gây cảm giác ngứa ran nhẹ trên da. Tùy thuộc vào loại laser sử dụng cũng như cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của liệu pháp có thể đạt được ở lần điều trị đầu tiên hoặc vài lần sau đó. Tương tự như điều trị rạn da, nếp nhăn trên da cũng được loại bỏ bằng 2 phương pháp laser bao gồm: laser ablative và laser không bóc tách.
Điều trị sẹo
Sẹo là một trong những vấn đề về da được cho là khó điều trị nhất hiện nay, đặc biệt là những loại sẹo lâu năm. Tuy nhiên, liệu pháp laser mở ra cơ hội mới, giúp con người cải thiện tình trạng sẹo trên da nhanh chóng so với các phương pháp điều trị bằng kem hoặc gel thông thường.
Liệu pháp laser sử dụng các chùm ánh sáng tập trung nhắm thẳng đến các mạch máu trong mô sẹo, làm mịn các mô sẹo và làm giảm mẩn đỏ, đồng thời thâm nhập vào bề mặt da để kích thích sản sinh các tế bào da mới. Phương pháp điều trị sẹo bằng laser không làm cho sẹo biến mất hoàn toàn, thay vào đó, nó được thiết kế để điều trị các vùng da bị tổn thương, giúp làm mờ các sẹo do thương tích, vết bỏng, sẹo mụn… hiệu quả.
Điều trị sẹo bằng liệu pháp laser giúp các vết sẹo mờ dần hoặc nhạt dần theo thời gian. Nếu bạn có vết sẹo vĩnh viễn, liệu pháp này cũng được sử dụng để loại bỏ lớp ngoài của bề mặt da bị tổn thương. Về cơ bản, nó cũng làm mịn da để cải thiện tông màu và bề mặt sẹo hiệu quả.
Điều trị ung thư
Một số loại ung thư có thể được điều trị bằng liệu pháp laser nhưng thường được sử dụng khi có tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư trên bề mặt mô bên trong cơ thể, chẳng hạn như trong phổi hoặc thực quản. Mục đích của việc sử dụng liệu pháp laser là điều trị ung thư tại chỗ, trước khi nó di căn vào các vùng khác của cơ thể. Ở mỗi trường hợp tiền ung thư hoặc ung thư sẽ có cách điều trị khác nhau, có thể bằng laser hoặc không.
Điều trị mạch máu
Laser có thể được sử dụng để điều trị các mạch máu theo nhiều cách bao gồm các mạch máu gần bề mặt da. Ngoài ra, laser còn có thể được sử dụng để điều trị xuất huyết các bộ phận bên trong cơ thể, chẳng hạn như vết loét hoặc polyp (khối u lành tính).
Phẫu thuật mắt
Hiện nay, nhiều bệnh về mắt được điều trị bằng liệu pháp laser vì nó có thể tiếp cận và điều trị chính xác kể cả những vùng rất nhỏ. Một trong những phẫu thuật mắt phổ biến nhất sử dụng tia laser là điều chỉnh và cải thiện thị lực, cụ thể là cận thị, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, rách hoặc bong võng mạc.
Liệu pháp laser có an toàn cho bà bầu hay không?
Liệu pháp laser mang đến nhiều lợi ích về việc thẩm mỹ nên nhiều mẹ bầu cũng mong muốn sử dụng phương pháp này để điều trị các vấn đề có thể xuất hiện trong quá trình mang thai như sạm nám, tàn nhang, đồi mồi, nếp nhăn… Tuy nhiên, sự an toàn của thai nhi là yếu tố được đặt lên hàng đầu nên nhiều mẹ vẫn còn rất băn khoăn không biết sử dụng liệu pháp laser trong thai kỳ có an toàn không.
Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi đã tìm hiểu nhiều tài liệu về các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá có hệ thống về các tác động của tia laser lên thai phụ và thai nhi từ năm 1960 đến năm 2017. Theo kết quả nghiên cứu, việc điều trị bằng laser trong giai đoạn mang thai đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra, về mặt lý thuyết của vật lý laser và quang học, thai nhi sẽ không có nguy cơ bị phơi nhiễm từ các tia laser qua da thường được sử dụng. Còn về mặt y khoa, tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có dữ liệu nào cho thấy tia laser trong thủ thuật thẩm mỹ gây hại cho mẹ bầu, đồng thời các dữ liệu cho thấy tia laser an toàn cho phụ nữ mang thai cũng chưa được kiểm chứng và có thể sẽ không được kiểm chứng vì tính nhân văn trong xã hội.
Chính vì điều này, các chuyên gia không khuyến khích mẹ bầu sử dụng liệu pháp laser trong thai kỳ nhưng nếu lỡ sử dụng rồi mới phát hiện mang thai thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.
Liệu pháp laser có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Như đã thông tin, tuy có một vài nghiên cứu về liệu pháp laser đối với phụ nữ mang thai nhưng việc đảm bảo an toàn hay ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do đó, để tránh những rủi ro không đáng có, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với tia laser.
Mẹ bầu muốn sử dụng liệu pháp laser cần lưu ý vấn đề gì?
Trong trường hợp mẹ bầu muốn điều trị các vấn đề về da hoặc trị bệnh, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau khi được tư vấn, mẹ bầu nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tự ý thực hiện. Ngoài ra, việc theo dõi thường xuyên trong quá trình điều trị cũng hết sức quan trọng để kiểm tra tình trạng điều trị, có thể thay đổi hoặc điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mẹ bầu.
Liệu pháp laser cho mẹ bầu và các câu hỏi liên quan
Các nguy hiểm của liệu pháp laser cho mẹ bầu
Theo các chuyên gia, việc sử dụng liệu pháp laser trong giai đoạn mang thai có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm kích ứng da, thay đổi màu da của bạn, rộp… do cơ thể đang bước vào giai đoạn khá nhạy cảm. Ngoài tia laser, các loại mỹ phẩm sử dụng trong quá trình triệt lông có thể gây ra một số kích ứng, dị ứng nếu không đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai và cả thai nhi. Do đó, tốt hơn hết là các mẹ nên giải quyết các vấn đề sức khỏe (nếu có thể) ở giai đoạn sau sinh để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.
Sau sinh trong bao lâu thì mẹ bầu có thể sử dụng liệu pháp laser?
Việc điều trị thẩm mỹ hay bệnh lý là cả một quá trình lâu dài chứ không phải trong một thời gian ngắn, vì thế khoảng vài tháng sau sinh, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để thảo luận về việc sử dụng liệu pháp laser. Qua quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ cho các mẹ biết khi nào nội tiết tố đã trở lại bình thường và làn da đã sẵn sàng để tiếp nhận các phương pháp điều trị bằng laser.
Như vậy, câu hỏi “tia laser có ảnh hưởng đến thai nhi không?” đã được Mỹ Phẩm Bà Bầu giải đáp trong bài viết này. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức cần thiết cho quá trình mang thai, từ đó đưa ra quyết định có nên sử dụng laser trong giai đoạn nhạy cảm này hay không. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh để chào đón thiên thần nhỏ.
Giới thiệu bác sĩ Huyền
Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.
Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!
Đặt lịch bác sĩ