Có thai mấy tuần thì có tim thai? Làm gì khi tim thai yếu?

Kể từ khi phát hiện mình đang có thai, mọi giai đoạn phát triển của con luôn là lúc mà mẹ cảm thấy hồi hộp và trông đợi. Đặc biệt, lúc nghe được nhịp tim đập thình thịch của em bé. Đây chính là một trong những âm thanh khiến mẹ trông đợi nhất. Vậy thì có thai mấy tuần thì có nhịp tim? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

Tim thai là gì?

Tim thai có thể hiểu chính là nhịp tim của bào thai. Sau khi thụ thai được 5 ngày, hợp tử sẽ phát triển thành một khối nhỏ, gọi là phôi bào. Sau 2 ngày thì phôi bào sẽ di chuyển đến tử cung. Tại đây, phôi sẽ gắn chặt với lốp niêm mạc tử cung để bắt đầu làm tổ. Lúc này, phôi sẽ bắt đầu tiết ra HCG. Tuy nhiên, siêu âm sẽ chưa thể thấy được rõ phôi.

Sau khoảng 3 tuần, ống tim nguyên thủy đã hình thành từ trung mô mạc và bắt đầu đập. Sau đó, ống tim tiếp tục phát triển và uốn cong, hình thành vách ngăn, chia tim thành 4 buồng riêng. Đến khi 2 đường thoát ra tách biệt, trái tim đã hoàn thiện. Tim thai cũng thể hiện rõ qua những lần siêu âm.

Có thai mấy tuần thì có tim thai?

Theo các chuyên gia, tình từ tuần thứ 6, tim của trẻ đã có nhịp đập khoảng 110 lần/ phút. Nhịp tim của con sẽ tăng lên khoảng 150-170 nhịp/phút trong vòng 2 tuần. Lúc này, tim của trẻ sẽ đập nhanh gấp 2 lần tim của mẹ.

Tim thai của trẻ sẽ duy trì ổn định cho tới ngày chào đời
Tim thai của trẻ sẽ duy trì ổn định cho tới ngày chào đời

Theo tốc độ tăng trưởng này, người mẹ sẽ có thể nghe thấy tim thai của con lần đầu ở tuần thai thứ 9 hoặc thứ 10. Nhịp tim của trẻ sẽ rơi vào khoảng 170 lần/phút và ổn định lại như bình thường. Khi khám, nếu muốn nghe tim thai của con, các bác sĩ sẽ đặt thiết bị siêu âm (doppler) lên bụng mẹ để khuếch đại âm thanh.

Vào tuần thứ 12, tủy xương của con đã có thể tự bắt đầu sản xuất máu. Cho đến tuần thai thứ 17, bộ não của trẻ bắt đầu điều chỉnh nhịp tim để chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ. Lúc này, tim con sẽ có xu hướng đập một cách tự nhiên hơn. Hầu hết các Bác sĩ và mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của con qua ống nghe mà không còn cần sự hỗ trợ của doppler nữa.

Quá trình hình thành tim thai

Ở tuần thai thứ 16, phôi thai đã bắt đầu xuất hiện mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Khi bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ, hạt nhỏ giữa phôi thai sẽ bắt đầu có hình hài. Đây là tiền đề phát triển sự phát triển và hoạt động của tim thai về sau. Tuy nhiên, tim thai chỉ thực sự lớn dần khi bước sang tuần thứ 7.

Ở tuần thứ 7, tim thai đã lớn dần và bắt đầu phân nhánh thành 2 buồng trái và buồng phải. Vào tuần thứ 11, tim thai bắt đầu hoạt động, đập nhẹ nhàng và gần như hoàn thiện ở tuần thứ 12. Ở tuần thứ 14, tim thai của trẻ sẽ đập rõ ràng hơn. Bước sang tuần thứ 16, tim của trẻ đã có thể tự bơm khối lượng máu khoảng 24 lít/ngày. Khối lượng này có thể tăng theo sự phát triển của bào thai. Lúc này, cấu tạo hệ tim của trẻ đã dần hoàn thiện và tự thực hiện các chức năng của mình.

Trong các tuần thai tiếp theo đến khi trẻ chào đời, tim của thai nhi sẽ tiếp tục phát triển về khối lượng và kích thước. Nhịp tim của trẻ có thể có nhịp đập khoảng 120-160 lần/phút.

Tim thai bình thường là như thế nào?

Nhịp tim chính là một trong những yếu tố bắt buộc các bác sĩ phải biết chính xác, để nắm rõ sự phát triển của trẻ. Đồng thời, theo dõi nhịp tim cũng giúp các bác sĩ tầm soát sớm và can thiệp kịp thời khi tình trạng xấu xảy ra. Từ đó, giúp cả mẹ và trẻ đàm bảo an toàn, tránh được nhiều rủi ro không mong muốn.

Để đo được nhịp tim của con, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị hiện đại, đảm bảo cho quá trình theo dõi nhịp tim chính xác nhất. Trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc siêu âm sẽ được sử dụng từ bên ngoài, một số các thiết bị khác sẽ có đầu dò được gắn lên da đầu của thai nhi. Với các chức năng theo dõi và báo cáo tình hình khác nhau. Mỗi cách thức đều có những đặc điểm riêng, việc chọn lựa cách thức đo nhịp tim sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người mẹ.

Theo dõi tim thai thường xuyên để kiểm tra sự phát triển và tình hình sức khỏe của trẻ
Theo dõi tim thai thường xuyên để kiểm tra sự phát triển và tình hình sức khỏe của trẻ

Theo các chuyên gia, mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng phát triển khác nhau. Do đó, tim thai của trẻ cũng sẽ có những nhịp đập khác nhau. Tuy nhiên, để theo dõi tình trạng phát triển của bào thai, các bác sĩ sẽ phân nhịp đập của trẻ theo 3 trường hợp cụ thể: Nhịp tim bình thường, nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm.

Nhịp tim bình thường

Ở tuần thai thứ 16, tim thai đã gần như hoàn thiện.Lúc này, nhịp tim trung bình của các trẻ có thể dao động từ 120 – 160 lần/phút. Khi trẻ hoạt động, cựa quậy nhiều, đôi khi nhịp tim có thể tăng lên 180 lần/ phút. Bước sang tuần thứ 20, tim thai có thể sẽ đập nhanh và mạnh hơn so với lúc trước.

Trong giai đoạn chuyển dạ, nhịp tim của trẻ có thể nằm trong khoảng 120 – 160 lần/phút. Đây là nhịp đập ổn định của các bé. Có một lưu ý nhỏ, đó là khi con cử động, ngủ hoặc làm bất cứ hoạt động nào cũng sẽ tác động đến nhịp tim. Do đó, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con có nhịp tim bất thường trong một thời điểm ngắn nào đó. Nếu lo lắng, bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Nhịp tim nhanh

Khi người mẹ đang trong giai đoạn chuyển dạ, bào thai sẽ cần nhiều oxy hơn bình thường. Vì thế mà nhịp tim của thai cũng sẽ có xu hướng đập nhanh hơn. Cụ thể, tim thai sẽ tăng ít nhất 15 nhịp/ phút và kéo dài trong 15 giây. Đây là hiện tượng bình thường.

Tuy nhiên, nếu tim thai tăng nhanh và đột ngột ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng mẹ vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng suy tim. Khi gặp trường hợp này, các bác sĩ sẽ can thiệp và tác động để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và trẻ.

Nhịp tim chậm

So với tim thai nhanh, thì nhịp tim thai chậm có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Đặc biệt, khi tim thai chỉ đập 80 lần/phút thì chính là dấu hiệu báo động, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Mẹ nên ăn gì để thai nhi có trái tim khỏe mạnh?

Khi tim thai chưa xuất hiện khi đi siêu âm, các mẹ bầu thường rất lo lắng và không ngừng đặt ra câu hỏi: “nên ăn gì để sớm có tim thai?”. Theo các bác sĩ Sản khoa, chế độ ăn uống đủ chất, khoa học sẽ là tiền đề giúp thai nhi phát triển tốt về thể chất, trí não và hệ tim mạch. Dưới đây là một số thực phẩm mà mẹ có thể tham khảo để giúp tim thai phát triển:

Các loại hoa quả, các loại rau xanh

Rau xanh và hoa quả luôn là những thực phẩm nằm trong danh sách các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Không chỉ thế, những dưỡng chất từ các loại thực phẩm lành mạnh này sẽ là sự hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của con.

Các loại rau xanh và hoa quả giúp bổ sung rất nhiều khoáng chất, chất xơ cùng nhiều nhóm vitamin rất tốt cho phụ nữ mang thai. Từ đó giúp tim thai của bé phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, trong thời gian này, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau quả giàu vitamin C và D. Bởi vitamin C chính là hợp chất tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, vitamin D chính là nguồn dưỡng chất giúp hỗ trợ phát triển cho mọi cơ quan trong cơ thể. Để cung cấp đầy đủ vitamin D, mẹ có thể tắm nắng sớm 10 phút mỗi ngày, kết hợp cùng việc uống các thực phẩm bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ.

Song song đó, hai khoáng chất vô cùng cần thiết cho thai nhi phải kể đến acid folic và canxi. Nếu canxi là khoáng chất giúp phát triển hệ xương và răng, thì acid folic chính là dưỡng chất giúp phát triển tế bào mới. Đây là nguồn dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển tim mạch ở thai nhi.

Các loại rau xanh và hoa quả đều là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai
Các loại rau xanh và hoa quả đều là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai

Các loại hạt ngũ cốc

Bên cạnh các loại rau quả, hạt ngũ cốc cũng là lựa chọn tuyệt vời cho cả hai mẹ con. Bởi trong các loại hạt ngũ cốc đều có chứa hàm lượng lớn vitamin B, acid folic, kali, magie vô cùng dồi dào. Những dưỡng chất này đều đồng hành và góp phần rất lớn cho sự phát triển thể chất, trí tuệ và tim mạch của trẻ.

Theo các chuyên gia, chế độ ăn của mẹ bầu nên nạp năng lượng hàng ngày bằng 50% ngũ cốc. Các loại ngũ cốc gợi ý để hỗ trợ cho sự phát triển tim thai phải kể đến như: yến mạch, gạo lứt, ngô, lúa mì nguyên cám, bắp.

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Nhiều người hơi e dè khi nhắc đến nhóm chất này. Tuy nhiên, trên thực tế thì chất béo chính là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong cơ thể. Thế nhưng, không phải nhóm chất béo nào cũng là chất béo tốt. Thay vì ăn các loại chất béo bão hòa, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các thực phẩm chứa nhóm chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa, hay còn gọi là chất béo không no là một loại dưỡng chất được tìm ra trong chất xám của não. Do đó, việc bổ sung các nhóm chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6 sẽ là cách giúp con phát triển trí tuệ và thể chất rất tốt.

Chất béo không bão hòa được tìm thấy trong các loại thực phẩm đặc trưng như:

– Các loại rau xanh: cải xanh, cải bó xôi, súp lơ, rau bina, cải xoăn,…

– Các loại cá: cá hồi và các loại cá khác. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn cá hồi, bởi một số loại cá biển có nguy cơ nhiễm thủy ngân rất cao.

Thực phẩm giàu protein

Một trong những dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai đó chính là protein. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng protein cần thiết để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu protein phải kể đến như: trứng, cá, thịt gà, thịt heo, thịt bò, đậu,… Các thực phẩm này không chỉ góp phần vào sự phát triển của bào thai, mà còn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ rất tốt.

Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu?

Nhiều chị em sẽ được tư vấn về việc siêu âm tim thai ngay từ tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, việc siêu âm tim thai sẽ được chắc chắn hơn ở tuần thứ 18 đến tuần thứ 22. Để chính xác hơn, mẹ có thể siêu âm tim thai lần đầu trong tuần thứ 6 hoặc 7 để xác định tim thai của con. Tuy nhiên, nên siêu âm kiểm tra lại trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 22. Bởi đây là giai đoạn tim thai đã có khả năng tự bơm máu và phát triển ổn định.

Mẹ nên kiểm tra lại tim thai vào tuần thứ 20 đến tuần thứ 22 của thai kỳ
Mẹ nên kiểm tra lại tim thai vào tuần thứ 20 đến tuần thứ 22 của thai kỳ

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề có thai mấy tuần thì có tim thai. Hy vọng các mẹ sẽ được bổ sung thêm nhiều kiến thức cho giai đoạn quan trọng sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Thắc mắc thường gặp của mẹ về nhịp tim thai

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds