Mẹ bầu có được nhuộm tóc không? Có gây dị tật thai nhi không?

mẹ bầu có được nhuộm tóc không

Ngày nay, việc thay đổi màu tóc thường mang lại cảm giác trẻ trung, tươi mới và phong cách hơn cho người phụ nữ. Tuy nhiên, nhuộm tóc đối với phụ nữ là việc cần e dè và cân nhắc thật kỹ do trong thuốc nhuộm có thể có nhiều thành phần không tốt cho mẹ. Vậy mẹ bầu có được nhuộm tóc không? Cùng xem hết bài viết để tham khảo những thông tin hữu ích nhé.

Vì sao bà bầu muốn thay đổi màu tóc

Đã là phụ nữ, hầu như chị em nào cũng muốn mình luôn xinh đẹp và hoàn hảo trong mắt người khác, đó là lý do các nàng thường thích các hoạt động làm đẹp và chăm chút cho bản thân. Thế nhưng khi mang thai, những mong muốn cơ bản này thật sự rất khó để đạt được.

Bởi khi mang thai, nồng độ nội tiết bên trong cơ thể và sự biến đổi về cân nặng của người mẹ sẽ tăng lên dẫn đến những thay đổi lớn về ngoại hình. Làn da sẽ mất đi độ đàn hồi, tươi trẻ vốn có mà thay bằng nền da yếu ớt dễ nổi mụn và sạm nám. Bù lại, mái tóc lúc này được sự thúc đẩy nên cũng phần nào khỏe khoắn và bóng mượt hơn. Tuy nhiên, tóc của một số chị em cũng có dấu hiệu bạc sớm. Ngoài ra, những chị em đã từng nhuộm tóc sẽ lộ ra phần chân tóc mới, phần chân tóc này là khu vực mà chị em tự ti nhất vì nghĩ chúng trông…”bẩn bẩn”.

Nhuộm tóc sẽ giúp gương mặt chị em bừng sáng, trẻ trung và tươi mới hơn
Nhuộm tóc sẽ giúp gương mặt chị em bừng sáng, trẻ trung và tươi mới hơn

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian quan trọng này, chị em cũng không có nhiều thời gian chăm sóc tóc thường xuyên nữa, mái tóc không được chăm sóc cũng rất dễ bị khô ráp, xơ rối, da đầu nhanh đổ dầu và bết dính. Lúc này, nếu để màu tóc đen vốn tự nhiên trông sẽ mất thẩm mỹ, khiến da tối màu và thậm chí là già hơn độ tuổi thật.

Với những nguyên nhân này, các chị em bầu bì rất nóng lòng trong việc thay đổi màu tóc phù hợp để nổi bật và giảm bớt giảm giác tự ti hơn. Vậy mẹ bầu có được nhuộm tóc không?

Mẹ bầu có được nhuộm tóc không?

Thực ra, nếu chị em không mang thai, thì nhuộm tóc là một phương pháp làm đẹp khá an toàn. Tuy nhiên, áp dụng cách làm đẹp này cho mẹ bầu lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Nhiều chị em rất chủ quan vì cho rằng những phương pháp làm đẹp ngoài da ít có khả năng gây ảnh hưởng đến trẻ. Nhưng trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã cho ra những số liệu về việc thuốc nhuộm có khả năng thấm qua lỗ chân lông, đi vào máu và ảnh hưởng đến thai nhi khá cao. Ngoài ra, thai phụ hít phải mùi thuốc nhuộm tóc cũng có thể gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi. Chưa kể đến là một số loại thuốc nhuộm trên thị trường có chứa các thành phần hóa học không tốt cho bà bầu như amoniac, phenylenediamine, PPD, parabens, aminophenol, carcinogenic, hắc ín,… Đây là những thành phần rất độc hại cho người mẹ.

Nhìn chung, chuyện bà bầu có được nhuộm tóc không còn tùy thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn sản phẩm nhuộm. Ngoài những rủi ro mà thành phần trong thuốc nhuộm đem lại, một số nhà sản xuất thường chọn cách thay đổi thành phần trong thuốc nhuộm để cạnh tranh với những sản phẩm đối thủ khác. Do đó, nếu mẹ có nhu cầu nhuộm tóc trong thai kỳ, chỉ nên chọn các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tốt nhất các sản phẩm đều đã được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai và không chứa các thành phần độc hại.

Hầu như trong các loại thuốc nhuộm có chứa rất nhiều thành phần hóa học không tốt, do đó việc nhuộm tóc khi mang thai cũng không được khuyến khích
Hầu như trong các loại thuốc nhuộm có chứa rất nhiều thành phần hóa học không tốt, do đó việc nhuộm tóc khi mang thai cũng không được khuyến khích

Mẹ bầu nhuộm tóc có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Trên thực tế, mẹ bầu sử dụng các loại nhuộm tóc thông thường vẫn có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi chúng chứa nhiều thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể điển hình như:

PPD

PPD (para-phenylenediamine) thường thấy trong các loại thuốc làm tóc, chúng được kết hợp trong các loại thuốc nhuộm tối màu. Chất này được tổng hợp từ than đá (hắc ín) và 1 số hóa chất đặc trưng dùng để tạo ra thuốc nhuộm như benzene, naphthalene, phenols, aniline…. Theo nghiên cứu, các thành phần có nguồn gốc từ than đá không hề “lành tính” với sức khỏe của mẹ bầu.

Phụ nữ mang thai sử dụng hoặc hít các thành phần quá nhiều này sẽ khiến trẻ bị tăng nguy cơ dị tật thai nhi, hở hàm ếch, phổi nhỏ,…

Hydrogen Peroxide

Hydrogen Peroxide được sử dụng chủ yếu để tẩy màu tóc trước khi lên màu nhuộm, tuy nhiên cũng có một số trường hợp Hydrogen Peroxide xuất hiện trong thuốc nhuộm với công dụng làm mềm tóc, giúp tóc suôn mượt hơn sau khi nhuộm. Tuy nhiên, thành phần này có khả năng làm thay đổi cấu trúc tóc, khiến tóc dễ rụng. Thậm chí sử dụng quá liều có thể gây dị ứng, rát da và tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư.

Ammonia

Ammonia có chức năng phá vỡ cấu trúc bên ngoài của tóc để các màu nhuộm dễ dàng len lỏi hơn. Thành phần này có khả năng thẩm thấu cao, do đó có thể gây ăn mòn da và khi hít phải cũng khiến lá phổi của mẹ bị ảnh hưởng.

DMDM Hydantoin

DMDM Hydantoin là 1 chất bảo quản thường thấy sử dụng nhiều trong các loại thuốc nhuộm. Khi vào trong cơ thể, chúng có thể sản sinh ra chất độc formaldehyde. Chất độc này có thể gây hư tổn các tế bào và khiến hệ miễn dịch dần bị suy giảm.

Paraben

Ngoài thành phần bảo quản trên, paraben cũng là một trong các chất chất bảo quản thường gặp nhất. Chúng thường xuất hiện trong thuốc nhuộm tóc với cái tên Methylparaben và Propylparaben.Thành phần này có thể khiến mẹ bầu dị ứng nặng, tổn thương da. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng paraben cũng có khả năng gây ra ung thư khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể.

Lead Acetate

Lead Acetate có chức năng là một chất phụ gia có tác dụng tạo màu cho thuốc nhuộm. Thành phần này là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu và khiến mẹ mắc các bệnh về thần kinh.

Resorcinol

Resorcinol cũng là thành phần nằm trong danh sách cấm của mẹ bầu do có thể gây dị ứng và làm rối loạn nội tiết.

Silicone

Silicone được ứng dụng trong khá nhiều trong ngành công nghiệp làm đẹp. Trong thuốc nhuộm, silicone có tác dụng giúp mái tóc mềm và suôn mượt hơn sau khi nhuộm. Tuy nhiên, silicone có cấu tạo hóa học tương đối giống với estrogen – thành phần hormone nội tiết trong cơ thể mẹ. Do đó, khi sử dụng có thể khiến mẹ bị rối loạn nội tiết, điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Trong các loại thuốc nhuộm thông thường có chứa khá nhiều các thành phần có thể gây hại
Trong các loại thuốc nhuộm thông thường có chứa khá nhiều các thành phần có thể gây hại

Trên đây là những nguy cơ mà các thành phần trong thuốc nhuộm có thể đem lại. Ngoài ra, những rủi ro có thể xảy ra như: quy trình sản xuất, hàng giả, hàng nhái,… cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu.

Nhìn chung, với những chia sẻ về nguy cơ trên thì việc nhuộm tóc là cách làm đẹp khá nguy hiểm với mẹ. Tuy nhiên không có nghĩa là mẹ không được nhuộm tóc. Thay vì dùng các sản phẩm nhuộm thông thường, mẹ có thể chọn các sản phẩm nhuộm tóc có thành phần lành tính với phụ nữ mang thai. Đồng thời cần tuân thủ đúng những quy định về việc nhuộm tóc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ.

Mẹ bầu mấy tháng thì được nhuộm tóc?

Như các chia sẻ phía trên, thì có lẽ chúng ta đã có câu trả lời cho việc bà bầu có được nhuộm tóc không. Không hẳn là mẹ bầu không thể nhuộm tóc. Tuy nhiên cần đảm bảo an toàn tuyệt đối để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp mẹ bầu thật sự rất thích nhuộm tóc, mẹ có thể nhuộm tóc bắt đầu những tháng tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ nhất chưa phải là thời điểm thích hợp, do những tháng này là thời điểm vô cùng quan trọng cho những bước phát triển đầu đời của trẻ. Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm nhuộm đảm bảo an toàn, có chứa các thành phần an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để nhuộm tóc nên bắt đầu từ những tháng tam cá nguyệt thứ hai để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Cách giúp mẹ nhuộm tóc nhưng vẫn an toàn cho bé?

Tương tự như việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da, để nhuộm tóc cho phụ nữ mang thai, tiêu chí an toàn luôn cần đặt lên hàng. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nhuộm tóc khi mang thai. Ngoài ra, chị em cũng có thể tham khảo một số mẹo sau:

Chờ đến tam cá nguyệt thứ hai

Theo các thông tin đã chia sẻ, tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển đầu đời của bào thai, do đó trẻ rất dễ bị tác động bởi bất kỳ yếu tố nào. Để loại bỏ những nguy cơ không mong muốn, tốt nhất mẹ nên “để dành” cho việc làm đẹp này đến tam cá nguyệt thứ hai. Đây là giai đoạn khá ổn định, trẻ cũng ít bị tổn thương hơn.

Nhuộm màu nhẹ nhàng

Trong các sản phẩm thuốc nhuộm tóc, tông màu càng sáng thì càng chứa thành phần tẩy trắng và amoniac nhiều, các thành phần này rất có hại cho sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, trước khi nhuộm, mẹ cần xem kỹ bảng thành phần sản phẩm, tránh tuyệt đối những thành phần có thể gây tiêu cực đến trẻ. Đồng thời,mẹ cần kiểm tra kỹ xem có các thành phần mà mình bị dị ứng hoặc đã từng xuất hiện tác dụng phụ hay không.

Chọn vị trí ngồi nhuộm thoải mái, thông thoáng

Không chỉ có thể thấm qua da, mùi thuốc nhuộm tóc cũng có thể gây ảnh hưởng đến phổi và sức khỏe mẹ bầu. Do đó khi nhuộm tóc, mẹ cần đeo khẩu trang, đảm bảo khu vực nhuộm thông thoáng, thoải mái. Mẹ có thể bật quạt và mở cửa sổ để mùi thuốc nhuộm bay ra ngoài.

Thử trên một phần tóc trước khi nhuộm cả đầu

Khi mang thai, bất cứ sự tỉ mỉ nào cũng đều là cần thiết để ngăn chặn triệt để những tình trạng không mong muốn. Trước khi nhuộm cả đầu, mẹ bầu có thể test trước một phần tóc và xem các phản ứng.

Ưu tiên các loại thuốc nhuộm thực vật

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên ưu tiên dùng các loại thuốc nhuộm từ thực phẩm để làm đẹp. Đây là phương pháp khá an toàn cho mẹ bầu khi nhuộm tóc, vì các thành phần từ thiên nhiên tương đối lành tính. Nhược điểm duy nhất của loại thuốc nhuộm này là độ bám màu không tốt, mẹ chỉ có thể nhuộm các màu tương đối nhẹ.

Có thể tham khảo việc sử dụng cây lá móng (henna)

Cây henna hay còn gọi là cây lá móng. Đây là một giống thực vật có hoa được trồng nhiều tại vùng khô hạn ở châu Phi, Nam Á và Bắc Úc. Lá cây henna được phơi khô và giã nhuyễn, sau đó được pha trộn với các nguyên liệu khác để ứng trong trong nhiều ngành khác nhau như: nghệ thuật vẽ trên da, nhuộm da, nhuộm vải, nhuộm tóc, làm sơn móng tay, tạo hình trên da động vật và vải vóc,….

Cây henna (cây lá móng)
Cây henna (cây lá móng)

Henna là thành phần nhuộm tóc được các chuyên gia đánh giá khá cao do có nguồn gốc tự nhiên, tính an toàn khá cao. Ngoài ra, henna cũng có khả năng giữ màu khá tốt nhưng không hề gây ra tổn hại nào cho phụ nữ mang thai.

Nếu có sẵn lá henna tại nhà, mẹ bầu có thể tự tiến hành các bước nhuộm tóc đơn giản như: Ngâm lá henna trong nước, để qua đêm. Sau khi ngâm, đem lá nghiền cho đến khi chúng có màu xanh chàm. Vuốt toàn bộ hỗn hợp này lên tóc và lấy lược chải. Mẹ có thể kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác như tinh chất lá trà, trứng,… để giúp tóc khỏe hơn.

Hiện nay, có một số nơi cũng bán bột lá henna để nhuộm tóc. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ các thông tin sản phẩm, thành phần phụ kèm theo và xuất xứ của chúng để tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả.

Mẹ bầu muốn nhuộm tóc cần lưu ý những gì?

Hiện nay chưa có các nghiên cứu cụ thể nào chứng minh các loại thuốc nhuộm thông thường có thể gây hại đến phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, những thành phần hóa học trong chúng là những bằng chứng mà chúng ta “không thể chối cãi” về mức độ gây hại. Do vậy, tốt nhất để an toàn trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên chọn các sản phẩm thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thiên nhiên để sử dụng.

Ngoài ra khi nhuộm tóc, mẹ cần lưu ý một số điểm như sau:

– Chọn lọc các loại thuốc nhuộm an toàn, thành phần lành tính. Đảm bảo được kinh doanh tại những địa chỉ uy tín để tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả.

– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Mẹ có thể nhờ người thân, nhân viên gội đầu hoặc bạn bè nhuộm tóc giúp.

– Kiểm tra kỹ bảng thành phần, thời hạn sử dụng sản phẩm. Nên chọn các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, sản phẩm có hạn sử dụng quá dài thường chứa nhiều hóa chất hơn.

– Đeo khẩu trang, mở cửa sổ và bật quạt để tránh tối đa việc hít phải mùi thuốc nhuộm.

– Kiểm tra thuốc nhuộm trước trên một phần tóc và da tay, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì không nên sử dụng.

– Hạn chế cho thuốc nhuộm tiếp xúc trực tiếp lên da đầu, để thuốc cách da đầu ít nhất 1cm. Đồng thời chọn các sản phẩm có thời gian nhuộm nhanh, tránh để thuốc ngấm quá lâu trên da.

– Không ăn uống khi đang nhuộm tóc.

– Không ngồi xổm nhuộm, điều này có thể gây hại cho bé, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ.

– Gội đầu thật sạch sau khi nhuộm, không để thuốc còn vương lại trên da.

– Sau khi nhuộm, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường nào thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

– Sau khi nhuộm tóc, mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm dầu dưỡng. Đồng thời kết hợp với các sản phẩm dầu gội và dầu xả hữu cơ như: Dầu gội hữu cơ phục hồi, giảm rụng tóc Mukti Botanique Shampoo và Dầu xả hữu cơ ngừa rụng tóc Mukti Botanique Conditioner để giúp tóc khỏe mạnh và óng mượt hơn.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất về việc mẹ bầu có được nhuộm tóc không. Hy vọng những thông tin này có thể giải đáp cho những vấn đề mà mẹ thắc mắc. Nếu mẹ cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc tóc và da trong thai kỳ, hãy liên hệ ngay Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]