#Những điều chị em cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ở mỗi giai đoạn trong quá trình mang thai, mẹ bầu đều sẽ gặp những khó khăn khác nhau. Trong đó, cột mốc 3 tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn quan trọng nhất trước khi trẻ chào đời. Vậy 3 tháng cuối này tại sao lại quan trọng nhất? Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng cuối này là gì? Các mẹ hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé.

Thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ phát triển như thế nào

Chặng đường của tam cá nguyệt thứ ba kéo dài kể từ tuần 29 đến tuần 40. Ở giai đoạn này, bé cưng sẽ hoàn thiện các bước phát triển cuối cùng và bắt đầu xoay đầu để chuẩn bị chào đời. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào mà mẹ gặp phải trong những điều kiêng kỵ trong 3 tháng cuối cũng có thể gây ra những rủi ro không mong muốn cho trẻ.

Đối với mẹ bầu, 3 tháng cuối này có lẽ là khoảng thời gian thách thức cả về thể chất lẫn cảm xúc của người mẹ. Bởi khi thai nhi ngày càng lớn hơn thì gánh nặng đối với cơ thể của mẹ bầu cũng ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó, thời gian ngày dự sinh cận kề cũng khiến mẹ sẽ khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, mong ngóng khi được ôm con vào lòng.

Thời gian dự sinh cận kề cũng mẹ sẽ khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, mong ngóng khi được ôm con vào lòng
Thời gian dự sinh cận kề cũng mẹ sẽ khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, mong ngóng khi được ôm con vào lòng

Ở những tháng mang thai cuối cùng, em bé sẽ tiếp tục hoàn thiện. Khi đón chào thế giới mới, cơ thể bé có thể nặng từ 2,7 – 4 kg và dài từ 48 – 53 cm tùy theo sự tăng trưởng của từng trẻ. Các giai đoạn phát triển cụ thể mà mẹ có thể tham khảo như:

Tuần thứ 28: mí mắt trẻ đã mở một phần

Đây là thời điểm giao thoa giữa tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, ở giai đoạn này thai nhi có thể có chiều dài khoảng 250mm và nặng khoảng 1000g. Mí mắt của bé có thể mở một phần và lông mi cũng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, hệ thần kinh trung ương dần hoàn thiện giúp thai nhi có thể điều khiển các cử động như thở và điều hòa nhiệt độ cơ thể.

Tuần thứ 29: bé có thể đá và duỗi người

Ở tuần thứ 29 của tam cá nguyệt thứ ba, bé đã có khả năng đá chân, duỗi người hoặc thực hiện một số động tác ôm ghì.

Tuần thứ 30: bắt đầu mọc tóc

Tại tuần thứ 30 của tam cá nguyệt thứ ba, trẻ có thể có chiều dài khoảng 270mm và nặng khoảng 1300g. Lúc này, mắt của bé đã có thể mở to, tóc cũng bắt đầu mọc và tủy xương đã bắt đầu sản sinh hồng cầu.

Tuần thứ 31: giai đoạn tăng cân

Vào tuần thứ 31 của thai kỳ, cơ thể trẻ đa phần đã hoàn thành xong những bộ phận quan trọng. Đây cũng là giai đoạn tăng cân nhanh ở bé. Tùy vào khả năng hấp thu dinh dưỡng, mỗi trẻ sẽ có mức độ tăng cân khác nhau.

Tuần thứ 32: Bắt đầu tập thở

Ờ tuần này, bé có thể có chiều dài khoảng 280 mm, nặng khoảng 1700g; móng chân của trẻ đã có thể nhìn thấy được qua siêu âm, lớp lông tơ mềm trên người cũng bắt đầu rụng đi.

Tuần thứ 33: Cảm nhận ánh sáng

Trong suốt tuần thứ 33 của thai kỳ, đồng tử của trẻ có thể thay đổi kích thước để đáp ứng lại những kích thích ánh sáng. Ngoài ra, xương của trẻ cũng chắc khỏe hơn, tuy nhiên xương sọ của vẫn còn khá mềm.

Tuần thứ 34: Móng tay bắt đầu mọc dài ra

Ở tuần thứ 34, móng tay của trẻ đã phát triển, dài ra và trùm kín đầu ngón tay. Thời điểm này trẻ có thể có chiều dài khoảng 300mm, nặng 2100g.

Tuần thứ 35: da bé mịn màng hơn và có màu hồng

Tuần thứ 35 của thai kỳ, da của trẻ sẽ trở nên mịn màng hơn và có màu hồng. Tay và chân thai nhi giờ trông khá mũm mĩm hơn do tăng cân, đây là những dấu hiệu bé phát triển tốt.

Tuần thứ 36: Lớn nhanh, chiếm phần lớn không gian túi ối

Tuần thứ 36 của thai kỳ cũng là lúc trẻ đã tương đối lớn, chiếm phần lớn không gian trong túi ối, khiến tử cung trở nên chật hẹp so với thai nhi. Mẹ bầu có thể cảm nhận được các cử động lăn, ngọ nguậy, ưỡn người của con.

Tuần thứ 37: Xoay đầu xuống dưới

Ở giai đoạn này, trẻ hầu như đã phát triển toàn diện, bắt đầu có xu hướng xoay đầu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Ở tuần thứ 37, trẻ bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời
Ở tuần thứ 37, trẻ bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời

Tuần thứ 38: móng chân của trẻ dài ra

Lúc này, có thể trẻ có nâng nặng khoảng 2900g. Chu vi vòng đầu của nhiều trẻ có thể đã bằng chu vi vòng bụng, móng chân cũng dài ra trùm kín ngón chân, toàn bộ lông tơ phần lớn đã rụng hết.

Tuần thứ 39: lồng ngực trẻ phát triển hơn nữa

Lồng ngực của trẻ sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong tuần thứ 39. Với bé nam, tinh hoàn cũng tiếp tục di chuyển xuống dưới bìu. Đồng thời lượng mỡ phân bổ khắp cơ thể thai nhi giúp cơ thể trẻ giữ nhiệt tốt hơn.

Tuần thứ 40: Thời điểm chào đời

Tuần thứ 40 của thai kỳ là thời điểm cuối trong tam cá nguyệt thứ ba. Ở giai đoạn này, mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, do đó kích thước và cân nặng thai nhi chỉ là yếu tố quyết định tương đối, không phải là yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của bé.

Phần lớn các mẹ bầu đều có dấu hiệu sinh trong thời điểm này, tuy nhiên, nếu mẹ bầu vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ vào ngày dự sinh thì cũng đừng quá lo lắng. Ngày dự sinh chỉ là ước đoán theo số tuần thai kỳ, do đó nếu mẹ bầu chưa có dấu hiệu cũng không phải là vấn đề.

Tuần thứ 41 và 42

Thời điểm chuyển dạ cho phép trong thai kỳ bình thường là 40 tuần. Tuần thứ 41, 42 cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu sau 42 tuần mà chưa có bất kỳ dấu hiệu nào là tình trạng bất thường, có nguy cơ để lại biến chứng cho trẻ. Tốt nhất mẹ bầu nên đến thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân, không nên để quá lâu có thể ảnh hưởng đến trẻ.

Ngoài ra, để quá trình “vượt cạn” của mẹ diễn ra thuận lợi, trong suốt tam cá nguyệt cuối này, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai để kiểm tra lượng nước ối, nhịp tim thai nhi, cân nặng, ngôi thai; trong trường hợp phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên có biện pháp để ngăn ngừa kịp thời.

Tại sao 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất?

Đối với mọi người mẹ, bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai đều quan trọng. Tuy nhiên những điều kiêng kỵ trong 3 tháng cuối thường được các bác sĩ đặc biệt nhắc nhở khi trẻ sắp chào đời. Bởi nếu chỉ cần sai sót một chút thôi, từng cột mốc đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Trong giai đoạn quan trọng này, chỉ một chút sai sót thể ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển của con mai sau
Trong giai đoạn quan trọng này, chỉ một chút sai sót thể ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển của con mai sau

Nhắc đến tam cá nguyệt cuối cùng, đây là giai đoạn rất quan trọng do là cột mốc đánh dấu hoàn thiện sự phát triển của trẻ, cũng là giai đoạn khiến mẹ mong ngóng, lo lắng khi sắp được gặp con yêu. Ngoài ra, giai đoạn này là khoảng thời gian mà mẹ bầu có thể gặp nhiều tình huống xấu ,có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, thậm chí đe dọa đến sự chào đời của con như:

Đái tháo đường

Vào đầu tam cá nguyệt thứ ba, một số mẹ bầu có thể gặp tình trạng đái tháo đường khi mang thai. Đái tháo đường trong thai kỳ xảy ra do sự xáo trộn nội tiết tố, khiến cơ thể mẹ bầu khó điều tiết insulin hiệu quả. Nếu insulin không thể thực hiện chức năng điều tiết lượng đường có thể khiến lượng glucose (đường huyết) cao bất thường. Nguy hiểm hơn, hầu hết mẹ bầu đang mang thai đều không có triệu chứng nên thường rất chủ quan.

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều vấn đề cho thai nhi. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thai nhi khi mẹ bị đái tháo đường cũng có thể tăng nguy cơ sinh mổ và tăng nguy hiểm cho mẹ khi sinh.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con.

Chuyển dạ sinh non

Chuyển dạ sinh non cũng là một trong những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp trong những tháng tam cá nguyệt cuối cùng. Dù vì bất kỳ nguyên nhân gì, trẻ sinh non đều có thể gặp những nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe vì cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện. Trẻ càng nhỏ khi sinh ra, càng dễ xảy ra các biến chứng lớn hơn.

Các vấn đề với nhau thai và sảy thai

Những nguy cơ tiềm ẩn của việc chảy máu trong tam cá nguyệt thứ ba cũng có thể gây nguy hiểm trước khi trẻ chào đời, nhiều trường hợp bé gặp các vấn đề về nhau thai như nhau bong non có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, chuyển dạ sớm hoặc thậm chí là sảy thai.

Trẻ tăng trưởng hạn chế

Đôi khi trẻ sẽ xuất hiện tình trạng phát triển không như mong muốn. Điều này trong y khoa thường được gọi là thể trạng trẻ hạn chế phát triển trong tử cung. Hạn chế tăng trưởng trong tử cung có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khiến trẻ phát triển không đối xứng. Những em bé trong tình trạng này thường có kích thước đầu bất thường, có thể to hoặc nhỏ hơn kích thước cơ thể.

Mang thai già tháng

40 tuần là khoảng thời gian khuyến nghị của bác sĩ, tuy nhiên cũng có khoảng 7% mẹ bầu sinh sau 42 tuần hoặc nhiều trường hợp sinh muộn hơn. Nguyên nhân của việc mẹ mang thai già tháng vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên bất kỳ thai kỳ nào kéo dài hơn 42 tuần đều được xem là bất thường.

Mang thai già tháng thường không nguy hiểm cho người mẹ nhưng lại có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. Sau 41 tuần, kích thước trẻ đã tương đối lớn, chiếm phần lớn diện tích trong tử cung mẹ. Ngoài ra, ở giai đoạn này, chức năng truyền dưỡng chất của nhau thai ít nhiều cũng đã giảm hoạt động. Điều này có thể dẫn đến việc giảm lượng nước ối xung quanh thai nhi, khiến trẻ bị ngạt do thiểu ối. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể khiến dây rốn bị chèn ép và giảm lượng oxy được cung cấp đến trẻ.

Hội chứng hít phân su

Phân su là chuyển động ruột của thai nhi, thường xuất hiện phổ biến với các bé sinh đủ tháng. Hầu hết mọi đứa trẻ đều đi tiêu bên trong tử cung không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số trường hợp thai nhi bị căng thẳng có thể hít phải phân su, tăng nguy cơ viêm phổi nghiêm trọng.

Ngôi ngang

Khi đến tháng thứ 9 của thai kỳ, bé thường được cố định trong tử cung cho đến khi chào đời. Tuy nhiên cũng có một số bé xuất hiện tình trạng ngôi ngang, tức là thai nhi sẽ nằm nghiêng. Ngôi ngang có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của người mẹ. Tốt nhất đối với trường hợp này, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sinh để tránh gây ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ.

Những điều mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần nắm những điều kiêng kỵ trong 3 tháng cuối và một số lưu ý dưới đây để chuẩn bị tốt cho trẻ chào đời:

– Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, sử dụng chất kích thích hay vận động các bài tập thể lực quá mạnh không phù hợp hoặc sử dụng thuốc không đúng chỉ định. Đây đều là hoạt động nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến cả mẹ bà bé.

– Ăn đủ chất, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, nhai ăn chậm rãi để đường ruột dễ tiêu hóa thức ăn, hạn chế thực phẩm nhiều gia vị hay dầu mỡ. Chú ý giữ hàm lượng chất béo chỉ nên ở mức 20% trong chế độ ăn mỗi ngày.

– Cố gắng uống đủ lượng nước cần thiết, không đứng hoặc ngồi nhiều, duy trì các bài tập luyện thể dục và nhất là giữ tinh thần luôn thoải mái.

– Kể từ tuần thai thứ 28, mẹ cần đi khám thai thường xuyên hơn để kiểm tra tình trạng của trẻ.

Kể từ tuần thứ 28, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên để cập nhật tình trạng của con
Kể từ tuần thứ 28, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên để cập nhật tình trạng của con

– Học đếm số lần đạp của Bé theo hướng dẫn của Bác sĩ và báo ngay cho Bác sĩ nếu Bé trầm tính hơn thường ngày.

– Giai đoạn này, mẹ bầu nên tiêu thụ ít nhất 30mg sắt mỗi ngày để hỗ trợ tăng thể tích máu, đồng thời đảm bảo lượng sắt dự trữ cho trẻ trong những năm đầu đời sau khi sinh. Các mẹ lưu ý là tuy sắt có nhiều trong gan động vật nhưng không nên ăn quá nhiều gan động vật nhé.

– Bổ sung thêm muối I-ốt để cung cấp thêm dưỡng chất hooc-môn tuyến giáp cho cả mẹ và bé.

– Khi xuất hiện những cơn gò tử cung, mẹ nên ngồi hoặc nằm nghiêng, để tinh thần thư giãn và uống thêm nước

– Để không gây kích ứng bầu ngực khi tuyến sữa phát triển, nên chọn các loại áo ngực có chất liệu tốt, mềm mại và dễ thấm hút. Có thể vệ sinh cơ thể và chăm sóc thường xuyên hai đầu ngực. Tránh thụt, rửa sâu trong âm đạo vì có thể gây nguy hiểm.

– Ngủ đủ giấc và để tinh thần thoải mái, không tự tạo áp lực trước khi sinh.

– Có thể tham gia các lớp tiền sản để học cách đối đầu và chế ngự những cơn đau do chuyển dạ. Đồng thời một số lớp học tiền sản cũng giúp mẹ có thêm kiến thức cần thiết trong ngày con chào đời, tạo ra sự gắn kết gia đình.

– Tìm hiểu kỹ và quyết định hình thức sinh. Ngoài ra, giai đoạn này mẹ nên lên kế hoạch mua sắm các vật dụng cần thiết cho trẻ, đồng thời bố mẹ đã có thể bắt tay vào để trang trí nhà cửa để chào đón bé chào đời.

– Mẹ và người thân hãy học trước cách ẵm và cho bé bú. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ được bảo vệ chống lại nhiễm trùng, chống dị ứng, đồng thời phát triển tư duy và vận động tốt hơn. Ngoài ra, cho bé bú cũng giúp tử cung co hồi tốt hơn, giảm căng thẳng, tránh băng huyết sau sinh, giảm mất máu và chống thiếu máu cho mẹ.

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng cuối, hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin trước khi chào đón thiên thần nhỏ chào đời. Khi trẻ dần phát triển hơn, mẹ bầu sẽ gặp vô vàn những khó khăn về cả thể chất và tinh thần. Nhưng bên cạnh những lo lắng, niềm hạnh phúc vì sắp được ôm bé con trong vòng tay khiến mẹ như có thêm sức mạnh vượt qua được mọi giai đoạn khó khăn. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn có nhiều sức khỏe trong suốt giai đoạn thiêng liêng này.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds