#Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu

Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu

Khi hai vợ chồng đã sẵn sàng cho kế hoạch chào đón thành viên mới trong gia đình, việc chuẩn bị cho quá trình trước khi mang thai rất quan trọng. Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai mà bố mẹ cần biết.

Vì sao cần phải chuẩn bị trước khi mang thai

Nếu như trước đây, nhu cầu sinh nở được “phó mặc” cho trời, thì hiện nay các kế hoạch cho việc mang thai hầu như đều được bố mẹ sắp xếp lộ trình rõ ràng. Tuy việc chuẩn bị trước mang thai không phải kế hoạch bắt buộc. Nhưng khi vạch ra kế hoạch rõ ràng trong cuộc đời, bố mẹ sẽ dễ dàng chủ động hơn trong việc chuẩn bị chi phí và thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như: thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, ngưng sử dụng thuốc tránh thai,…

Chuẩn bị trước mang thai sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong mọi việc
Chuẩn bị trước mang thai sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong mọi việc

Đồng thời, hai vợ chồng cũng sẽ thống nhất được thời gian hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm chứa hóa chất, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích để tăng chất lượng trứng và tinh trùng. Việc này cũng giúp bào thai phát triển khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Thêm vào đó, mang thai và làm mẹ là hai giai đoạn chuyển đổi có lẽ sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời. Bố mẹ sẽ có thêm nhiều trách nhiệm, bận rộn, cuộc sống cũng vất vả hơn rất nhiều. Hầu như sau khi có em bé, hầu như gia đình nào cũng phải tạm gác lại những cuộc vui để vùi đầu vào bỉm sữa. Do đó, nếu hai vợ chồng không thống nhất với quyết định có con, sẽ xảy ra những bất đồng ý kiến và những cuộc cãi vã không đáng có. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý của người mẹ đang mang bầu và sau sinh.

Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai

Mang thai là kết quả của quá trình duy trì nòi giống. Thế nhưng việc chào đón thêm một thành viên mới tới với cuộc sống là điều không hề đơn giản, hai vợ chồng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để em bé được sinh ra thuận lợi và khỏe mạnh. Vì vậy, bố mẹ nắm những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai vô cùng cần thiết. Bố mẹ đã nắm rõ những điều dưới đây chưa?

Chuẩn bị tâm lý

Không giống như khi chỉ có hai người, sinh con là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cả bố và mẹ. Cuộc sống gia đình sẽ dần thay đổi khi có sự xuất hiện của sinh linh nhỏ bé này. Khi em bé được sinh ra thì cuộc sống lại càng đảo lộn hơn.

Hiện nay, có rất nhiều người trẻ vẫn giữ thói quen cuộc sống tự do tự tại, không kịp thích ứng khi con xuất hiện. Thậm chí nhiều bố mẹ “sốc” khi bế con trên tay mà không biết cần phải làm gì tiếp theo. Nguyên nhân phần lớn là do bố mẹ đều chưa có sự chuẩn bị về tâm lý. Mặc khác, những áp lực và lo lắng đồng thời kéo tới khiến cả bố và mẹ hoang mang. Do đó, chuẩn bị tâm lý sinh con chính là bước đệm đầu tiên để chuẩn bị cho một tổ ấm hạnh phúc.

Có kế hoạch tiêm vắc xin trước khi mang thai

Thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có đề kháng yếu, dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu và cuối của thai kỳ. Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ phổ biến khá cao, nếu mẹ bị mắc phải trong thời gian này sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.

Theo Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, người mẹ nên được tiêm một số loại vắc – xin cần thiết trước khi mang thai để bảo vệ cơ thể và trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, Sởi – quai bị-rubella, thủy đậu,… Trong trường hợp chưa được tiêm phòng nhưng đã có thai, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm các mũi vắc-xin bổ sung trong thời gian sắp tới.

Khám sức khỏe sinh sản

Sức khỏe của mẹ trước khi mang thai quyết định rất nhiều đến sự phát triển của con sau này. Do đó, việc khám sức khỏe tiền sản cho cả vợ và chồng giúp phát hiện những bất thường trong cơ thể, từ đó có những can thiệp kịp thời. Tùy vào các cơ sở y tế sẽ có những bài khám sức khỏe tiền sản khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các bài kiểm tra này đều xoay quanh việc xét nghiệm hormon, xét nghiệm máu và nước tiểu, khám sức khỏe tổng quát, siêu âm,…

Các mẹ có chẩn đoán mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp cao, trầm cảm, tim mạch có nguy cơ cao khi mang thai. Nếu chị em đang mắc các loại bệnh này và có nhu cầu có thai, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

Sàng lọc di truyền

Trước khi sinh, mẹ cần thực hiện một số sàng lọc di truyền để biết được khả năng em bé sinh ra mắc các bệnh di truyền là bao nhiêu. Một số bệnh di truyền nghiêm trọng phổ biến được kiểm tra bao gồm: Xơ nang, hồng cầu hình liềm, hoặc một số bệnh khác. Sàng lọc di truyền sẽ mang có nhiều lợi ích trong việc sàng lọc các bệnh di truyền, trong trường hợp phát hiện bất thường sớm, mẹ sẽ được can thiệp để trẻ phát triển tốt hơn.

Những điều cần làm trước khi mang thai sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị cho sự chào đời của con
Những điều cần làm trước khi mang thai sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị cho sự chào đời của con

Bắt đầu bổ sung acid folic

Bằng cách bổ sung 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày, mẹ có thể giúp trẻ giảm đến 50 đến 70% khả năng bị các khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống và một số dị tật bẩm sinh khác.

Acid folic là thực phẩm bổ sung an toàn, mẹ hoàn toàn có thể mua tại hiệu thuốc hoặc nhờ bác sĩ tư vấn các thương hiệu phù hợp. Ngoài ra, mẹ nên kiểm tra các loại vitamin tổng hợp đang dùng hàng ngày, hàm lượng trong sản phẩm không được chứa nhiều hơn 770 mcg RAE (2,565 IU) vitamin A. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến trẻ, thậm chí là dị tật bẩm sinh, quái thai hoặc thai lưu.

Từ bỏ việc hút thuốc lá, uống rượu bia

Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và nhẹ cân ở trẻ. Đối với nam giới, hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng của tinh trùng. Lưu ý, việc hút thuốc lá thụ động cũng có những tác động tương tự.

Bên cạnh đó, việc uống rượu trước khi mang thai không phải là điều quá cấm kỵ, tuy nhiên không nên uống nhiều để tránh gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, khi đã mang thai thì mẹ cần từ bỏ hoàn toàn bia rượu nhé.

Kiểm soát hàm lượng cafein

Ngoài việc hạn chế sử dụng rượu bia, uống quá nhiều caffein trong một thời gian dài sẽ làm giảm khả năng tổng hợp sắt và canxi trong cơ thể. Ngoài ra, dùng quá nhiều caffein có thể khiến chị em khó ngủ, thay đổi chu kỳ sinh học khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Ăn nhiều các thực phẩm lành mạnh

Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất là cách giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngay khi có kế hoạch sinh con, tốt nhất mẹ nên thay đổi ngay thói quen ăn uống, bổ sung thêm rau và trái cây vào bữa ăn.

Ngoài ra, chị em cần ăn thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm cung cấp nhiều canxi như sữa, nước cam, sữa chua. Các thực phẩm cung cấp nguồn protein dồi dào như đậu, đậu nành, chế phẩm từ đậu nành, quả hạch, thịt gia cầm. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trước và sau khi mang thai sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển toàn diện.

Quản lý cân nặng hợp lý

Theo một số nghiên cứu, những người mẹ có số cân quá nặng, đồng thời chỉ số BMI quá cao hoặc thấp đều khó “cấn bầu” hơn những người phụ nữ bình thường. Ngoài ra, việc duy trì cân nặng hợp lý cũng là cách để bảo vệ sức khỏe trước khi bước vào giai đoạn mang thai. Vì vậy, tốt nhất chị em nên quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống, đồng thời thực hiện thêm một số bài tập đơn giản để kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Kiểm soát tốt cân nặng và chỉ số BMI giúp mẹ tăng cường sức khỏe, cơ hội mang thai cũng cao hơn
Kiểm soát tốt cân nặng và chỉ số BMI giúp mẹ tăng cường sức khỏe, cơ hội mang thai cũng cao hơn

Lưu ý khi ăn cá và các loại hải sản

Cá là một nguồn cung axit béo omega-3 tuyệt vời cho cơ thể, bởi omega-3 được xem là “thức ăn” của não, rất tốt cho sự phát triển não, hệ thần kinh và mắt cho bé. Ngoài ra, trong cá cũng có chứa nhiều protein, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên các loại cá biển thường có chứa hàm lượng thủy ngân khá cao, loại chất này có thể gây hại đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy chị em nên ưu tiên chọn các loài cá hồ, cá nước ngọt, cá da trơn để ăn, hạn chế ăn các loại cá và hải sản có chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ, cá thu, tôm cua biển,…

Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là một trong những thói quen lành mạnh mà mẹ cần bổ sung những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai. Trước khi mang thai, những bài tập thể chất có thể đem lại cho chị em một sức khỏe tốt. Các mẹ hãy thường xuyên duy trì các bài tập thể dục lành mạnh như: đi bộ, đạp xe, tập tạ, kéo giãn cơ, yoga, bơi lội,… từ 30 phút trở lên để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Tính toán ngày rụng trứng

Nhiều chị em không có thói quen ghi lại chu kỳ rụng trứng, tuy nhiên đây được xem là một thói quen sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tính thời điểm thụ thai. Nếu mẹ muốn tính ngày chính xác hơn, hãy bắt đầu thiết lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản (BBT) và những thay đổi chất nhầy trong cổ tử cung. Đồng thời theo dõi các triệu chứng “hành kinh” trong thời gian này để biết được thời điểm rụng trứng.

Gặp nha sĩ

Khi bước vào giai đoạn mang thai, nồng độ nội tiết sẽ là nguyên nhân khiến các chị em dễ mắc bệnh về răng nướu hơn bình thường. Khi hormone progesterone và estrogen tăng cao kéo theo những phản ứng khác nhau với vi khuẩn trong mảng bám, dẫn đến việc sưng nướu, đỏ và dễ chảy máu khi cắn đồ cứng hoặc khi chải răng. Tin vui là những các chị em có thói quen chăm sóc răng miệng trước thai kỳ cũng giúp giảm những tình trạng này. Do đó, khi có mong muốn sinh con, các chị em nhớ thêm việc đến gặp nha sĩ vào trong bảng kế hoạch nhé.

Bảo vệ sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm

Nếu đã có kế hoạch sinh con, cả bố và mẹ đều nên tránh xa các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là những bệnh có thể gây hại sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh bệnh như: thường xuyên vệ sinh nơi ở, thân thể và tay chân, bổ sung một số thực phẩm tăng sức đề kháng, đồng thời tiêm các mũi tiêm phòng cần thiết trước khi mang thai.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Trong xã hội hiện tại, chúng ta rất khó để loại bỏ hoàn toàn các tác hại từ môi trường. Tuy nhiên, mẹ nên cố gắng hạn chế nhất có thể, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, chị em cũng cần tránh các sản phẩm sản phẩm tẩy rửa, thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu. Thêm vào đó, dung môi và chì trong nước uống từ các đường ống nước cũ cũng nên được loại bỏ để bảo vệ sức khỏe trước khi mang thai.

Kiểm soát tài chính

Mang thai và sinh con đều sẽ tốn một khoản chi phí nhất định. Do đó, bố mẹ cần lập kế hoạch về tài chính cụ thể để kiểm soát chi tiêu, đồng thời giúp mẹ và bé có môi trường sinh hoạt thoải mái hơn. Một mẹo nhỏ là các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường có thể tiết kiệm chi phí hơn uống sữa ngoài, vì thế chị em hãy chuẩn bị một cơ thể và sức khỏe thật tốt để nuôi con nhé.

Mang thai và sinh con đều tốn rất nhiều chi phí, do đó việc “thiết lập” ngân sách sinh con cũng rất quan trọng
Mang thai và sinh con đều tốn rất nhiều chi phí, do đó việc “thiết lập” ngân sách sinh con cũng rất quan trọng

Thay thế các sản phẩm chăm sóc cho bà bầu

Có thể chị em chưa biết, nhưng trong một số sản phẩm chăm sóc mà chúng ta thường dùng hàng ngày cũng có chứa các thành phần không phù hợp với bà bầu. Trong thời gian mang thai, các mẹ phải bỏ những sản phẩm này là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu đã có kế hoạch mang thai cụ thể, tốt nhất chị em nên bỏ những sản phẩm chăm sóc thông thường ngay từ trước khi mang thai. Bởi không chỉ có thể gây hại cho phụ nữ mang thai, hóa chất trong một số sản phẩm dưỡng cũng có khả năng tích tụ độc tố. Dần dần khi tích tụ vừa đủ, lượng hóa chất này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, đồng thời cũng gây ảnh hưởng tiêu cực ngay vừa khi trẻ vừa hình thành.

Để an toàn, chị em nên thay thế các sản phẩm chăm sóc thông thường thành những sản phẩm có thành phần thiên nhiên hoặc hữu cơ để sử dụng. Các mẹ có thể chọn những thương hiệu hữu cơ cao cấp như Mukti Organics hoặc Juice Beauty để dùng, đây là hai thương hiệu hữu cơ được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh.

Ngoài những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai trên, để đón chào một thai kỳ khỏe mạnh, hai vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản trước đó tầm 3-5 tháng. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm một số sàng lọc như:

Dành cho mẹ:

– Kiểm tra sức khỏe tổng quát

– Tiêm chủng trước khi mang thai

– Xét nghiệm gen sàng lọc bệnh lý di truyền

– Kiểm tra sức khỏe hệ thống sinh sản

– Các chị em có độ tuổi trên 35 nên làm thêm một số đánh giá để sàng lọc các vấn đề như: Suy buồng trứng, nguy cơ sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật

Dành cho bố:

– Kiểm tra sức khỏe tổng quát

– Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện sớm các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, chất lượng tinh trùng,…

– Sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Nhìn chung, việc chuẩn bị các kiến thức mang bầu và sinh con sẽ là hành trang, cũng là bài học dài để bố mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Chăm con khoa học không chỉ giúp bé phát triển toàn diện, mà còn phần nào giúp hai vợ chồng giảm bớt gánh nặng. Mỹ Phẩm Bà Bầu hy vọng những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai trên đây sẽ giúp bố mẹ bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng trong giai đoạn sắp tới.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds