Những loại trái cây gây sảy thai và sinh non mẹ bầu cần nắm

Khi có em bé trong bụng, nguồn dinh dưỡng bé nhận được sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ chế độ ăn hằng ngày của mẹ. Do đó, khi có tin vui, các mẹ cần hết lưu ý đến chế độ ăn uống của bản thân để đảm bảo an toàn cho cả bé và mẹ. Trong chế độ ăn hằng ngày của bà bầu, ngoài các thực phẩm cần thiết, bác sĩ khuyến cáo bổ sung thêm các loại trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình dưỡng thai. Tuy nhiên, khi chọn trái cây các mẹ phải tìm hiểu thật kỹ bởi có những loại trái cây có khả năng gây sảy thai. Thế nên, để biết những loại trái cây gây sảy thai nhằm loại ra khỏi thực đơn mỗi ngày, các mẹ cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu theo dõi bài viết sau đây nhé.

Sảy thai là gì?

Theo khoa học và các kiến thức mà chúng ta biết được, một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (38 tuần) hay theo quan niệm y học hiện đại có thể lên đến 42 tuần.

Trong khi đó, sảy thai là tình trạng thai chết và mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Có một số trường hợp dấu hiệu của sảy thai gần với mang thai nên khiến nhiều thai phụ nhầm lẫn và không có biện pháp can thiệp sớm nhất.

Thông thường, tính từ thời điểm thụ thai đến tuần thứ 20 của thai kỳ, tình trạng sảy thai có nguy cơ cao và dễ xảy ra nếu mẹ bầu không cẩn thận. Tuy nhiên, nguy cơ sảy thai sẽ giảm đi khi thai nhi lớn hơn và được khoảng 30 tuần.

Và sảy thai là điều mà các gia đình, các bà mẹ không muốn xảy ra vì đây là điều xui rủi nên các mẹ khi mang thai hãy hết sức cẩn thận. Sảy thai xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có chế độ ăn uống không đảm bảo. Vì vẫn tồn tại những thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai cao.

Dấu hiệu của sảy thai?

Sảy thai thường diễn biến theo 2 giai đoạn: dọa sảy và sảy thai thực sự. Vì thế, các mẹ cần phải quan sát triệu chứng, dấu hiệu nhận biết tình trạng để kịp thời khám và điều trị. Bởi nếu chỉ ở giai đoạn dọa sảy thì tiên lượng vẫn có thể giữ được thai.

Các dấu hiệu trong giai đoạn dọa sảy thai: Ra máu âm đạo, ra máu đỏ hay máu có màu đen và thường lẫn với dịch nhầy, số lượng máu ra ít một nhưng liên tiếp. Mẹ bầu không có dấu hiệu đau bụng hoặc chỉ có cảm giác đau tức bụng dưới.

Các dấu hiệu trong giai đoạn sảy thai thực sự:

– Chảy máu âm đạo: Máu âm đạo ra nhiều có thể thấm hết toàn bộ một miếng gạc trong 1 giờ đồng hồ, màu đỏ tươi, máu loãng lẫn với máu cục kèm theo hiện tượng co thắt mạnh gần giống với co thắt trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Chất nhầy âm đạo:mẹ bầu có thể nhận thấy âm đạo tiết ra những mảng huyết dày kèm theo một lượng chất nhầy có màu xám hoặc màu hồng đi kèm với hiện tượng chuột rút

– Đau bụng dưới kèm đau lưng: tình trạng đau bụng dưới nhiều, thành từng cơn, liên tục. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những cơn co thắt thường nghiêm trọng, rất đau đớn và xuất hiện cách nhau từ 15 đến 20 phút.

Mẹ bầu cảm thấy đau bụng dưới nhiều, thành từng cơn, liên tục có thể là dấu hiệu của sảy thai
Mẹ bầu cảm thấy đau bụng dưới nhiều, thành từng cơn, liên tục có thể là dấu hiệu của sảy thai

– Một số dấu hiệu khác: Cảm giác buồn nôn không còn hoặc ít khi xuất hiện; nồng độ hormone nữ trong cơ thể trở về bình thường; không còn cảm giác mang thai; sốt; không có chuyển động thai,…

Và dù có bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra đi nữa, thì việc đưa mẹ bầu đến bệnh viện, cơ sở y tế sớm nhất là vô cùng cần thiết bởi ở giai đoạn này tiên lượng rất xấu, không giữ được thai.

Các loại trái cây gây sảy thai mẹ cần tránh?

Các loại trái cây cung cấp chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu và thai nhi trong thai kỳ rất tốt. Tuy nhiên, không phải loại quả nào cũng tốt, bởi thành phần của một số loại quả tiềm ẩn khả năng gây sảy thai. Theo Bác sĩ Sản Phụ Khoa, không có thức ăn nào là xấu hay tốt hoàn toàn. Chúng ta bổ sung vào cơ thể cần tuân thủ 2 nguyên tắc:

Ăn đúng nhóm dinh dưỡng, vừa đủ lượng trong một ngày. Không ăn cố cho “đã thèm”.

Nếu bạn có một thai kỳ “không suôn sẻ” theo dự báo của Bác sĩ, thì bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt thực đơn do BS tư vấn. Do đó, nếu các mẹ có thai kỳ nhạy cảm thì không được phép sơ sẩy, cần tìm hiểu và lưu ý tránh bổ sung các trái cây dưới đây nhé!

Dứa hay thơm

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thời điểm 3 tháng đầu vô cùng nhạy cảm và nguy cơ sảy thai cao nên các mẹ không nên ăn dứa hay uống nước ép dứa. Bởi thành phần của quả dứa có chứa nhiều bromelain – một loại enzyme có tác dụng làm mềm cổ tử cung, có thể gây ra những cơn co thắt tử cung gây chuyển dạ và dẫn đến sảy thai.

Quả dứa có chứa nhiều bromelain - chất có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai
Quả dứa có chứa nhiều bromelain – chất có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai

Ngoài ra, bromelain thường có nhiều trong phần lõi trong khi chúng ta thường bỏ phần này và chỉ ăn phần thịt. Do đó, nếu lỡ có ăn dứa và băn khoăn không biết ăn bao nhiêu dứa gây sảy thai thì câu trả lời là nếu mẹ bầu ăn 7 – 10 quả trong 1 lần thì mới nên lo lắng. Còn nếu chỉ ăn 1 miếng nhỏ thì sẽ không gây ảnh hưởng nhiều. Nhưng để an toàn các mẹ cũng hạn chế loại quả này trong 3 tháng đầu nhé.

Đu đủ xanh

Khi nhắc đến các loại quả dễ gây sảy thai thì không thể bỏ qua đu đủ xanh. Đu đủ xanh là đu đủ chưa chín, có chứa nhiều mủ và nhựa. Và trong mủ và nhựa của đu đủ xanh có chứa nhiều papain – một chất có thể hoạt hóa prostaglandin và oxytocin, những nội tiết tố làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.

Bên cạnh đó, Pepsin và papain có thể ngăn cản sự tồn tại và phát triển của thai nhi bằng cách gây ra hiện tượng ngăn làm tổ khiến phôi không thể phát triển được trong tử cung và gây nhiễm độc thai nghén.

Ngoài ra, chất papain trong nhựa đu đủ còn có thể làm suy yếu màng ối, làm chậm quá trình phát triển của tế bào và mô. Từ đó ngăn cản sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, đu đủ chín lại vô cùng tốt cho mẹ bầu trong thai kỳ, do đó, các mẹ đừng lầm tưởng mà bỏ qua đu đủ chín giàu dinh dưỡng nhé.

Quả nhãn

Theo Đông y, quả nhãn là loại quả có mùi thơm, vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt đem đến một số lợi ích cho sức khỏe nhưng với phụ nữ mang thai thì không nên bổ sung. Nguyên nhân là vì phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường xuyên táo bón, nếu như ăn nhãn quá nhiều sẽ tăng tình trạng nóng trong. Đồng thời, còn làm giảm lưu lượng máu lưu thông dẫn tới động thai, sảy thai và nguy cơ sinh non.

Quả nhân có khả năng làm giảm lưu lượng máu lưu thông dẫn tới động thai, sảy thai
Quả nhân có khả năng làm giảm lưu lượng máu lưu thông dẫn tới động thai, sảy thai

Táo mèo

Táo mèo cũng là loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đây không phải là lựa chọn hoàn hảo cho phụ nữ mang thai. Quả táo mèo có vị chua, chát, ngọt nhẹ là một trong những vị rất được chị em yêu thích trong giai đoạn thai nghén. Tuy nhiên, trong táo mèo có chứa chất kích thích làm co bóp tử cung dẫn đến hiện tượng dễ dọa sẩy thai, đặc biệt với mẹ bầu 3 tháng đầu.

Bà bầu ăn táo mèo có thể gây đau bụng, dẫn đến co thắt cổ tử cung, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi sinh ra cơ thể yếu kém, thấp còi và có khả năng bị suy dinh dưỡng rất cao.

Me

Mặc dù quả me có chứa nhiều vitamin C nhưng lượng vitamin này lại vượt quá ngưỡng cho phép. Và nếu như mẹ bầu bổ sung, lượng vitamin C này có thể làm ngăn chặn việc sản xuất progesterone trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và thậm chí có thể dẫn đến tổn thương tế bào ở thai nhi.

Mãng cầu (quả na)

Mãng cầu là loại quả có mùi thơm, vị ngọt rất được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, với mẹ bầu không nên bổ sung, vì gây nóng trong, ảnh hưởng đường huyết, dễ gây táo bón. Hơn nữa ăn nhiều mãng cầu xiêm có thể gây nguy cơ sảy thai, sinh non.

Quả nho

Nho là một loại quả giàu dinh dưỡng với nhiều loại vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nho là quả mà nhiều mẹ nên hạn chế trong thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, rượu vang cũng tuyệt đối không uống khi đang mang thai.

Nhiều người vẫn không tin rằng nho gây sảy thai, nhưng gần đây các nhà nghiên cứu đã chứng minh, nho có chứa hợp chất resveratrol không tốt cho các bà bầu và thai nhi.

Hơn nữa, khi mang thai các mẹ bầu có hệ tiêu hóa yếu nên dễ bị khó tiêu. Mà vỏ nho đen là thành phần làm hệ thống tiêu hóa hoạt động kém hơn bình thường. Đây là lý do tại sao nho được đưa vào danh sách các loại trái cây không ăn trong thai kỳ. Ngoài ra, do tính axit cao, bà bầu ăn nho dễ bị tiêu chảy, gây mất nước và mệt mỏi.

Quả mít

Xét về thành phần dinh dưỡng, quả mít cũng có vô vàn chất dinh dưỡng như: protein, glucid, caroten, vitamin C, B2,… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho,… mang đến nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, mít là một loại quả có chứa nhiều đường và rất nóng mà các chuyên gia cũng khuyên hạn chế trong thai kỳ. Bởi nếu ăn quá nhiều một lúc có thể gây chướng bụng, đau bụng, xuất huyết và dễ sảy thai, sinh non.

Những điều cấm kỵ khi bà bầu ăn trái cây?

Việc ăn uống của bà bầu trong thai kỳ không quá nghiêm ngặt, nhưng các mẹ phải biết cân nhắc loại quả nên và không nên. Đồng thời, cũng phải tuân thủ các nguyên tắc để an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Dưới đây là một số cấm kỵ khi bà bầu ăn trái cây mà các mẹ nên nhanh chóng cho vào sổ tay của mình để lưu ý nhé:

– Không dùng trái cây thay bữa chính: nhiều mẹ bầu lên thực đơn dùng trái cây thay cho bữa chính, tuy nhiên đây là cách ăn phản khoa học và không tốt cho bà bầu. Bởi nguồn dưỡng chất trong hoa quả không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá, trứng, sữa, cơm,… Và nếu chỉ cần nạp hoa quả thôi thì mẹ bầu sẽ không đủ lượng protein cung cấp năng lượng cho mẹ và bé.

– Khi ốm nghén không ăn nhiều trái cây: nhiều mẹ bầu ốm nghén tìm đến vị chua ngọt của trái cây để cảm thấy dễ chịu hơn và giảm cơn nghén. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mà mỗi loại quả phải theo hàm lượng mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Bởi trong trái cây có hàm lượng đường cao, có thể gây ra sự chuyển hóa glucose bất thường trong thời kỳ mang thai và gây nên bệnh tiểu đường.

– Không ăn trái cây chưa rửa: Cũng như trong các loại thịt tái, sống, trái cây chưa rửa có chứa các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, bụi bẩn, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis và nhiều hóa chất độc khác gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

– Không súc miệng sau khi ăn trái cây: khi mang thai, lượng canxi của mẹ cần nhu cầu cao hơn để cung cấp cho thai nhi. Do đó, mà sức khỏe răng miệng của miệng cũng ảnh hưởng một phần. Lúc này, nếu ăn trái cây mà không vệ sinh răng miệng sẽ liên tục đưa carbohydrate lên men, axit tiếp xúc men răng. Bên cạnh đó, trong trái cây cũng có đường và nước bọt sẽ không thể loại bỏ hết được chúng, cũng như không thể trung hòa axit. Điều này rất dễ làm hại răng của mẹ bầu, dễ gây ăn mòn men răng, sâu răng,…

– Không ăn trái cây ngay sau bữa ăn: Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn chính có thể gây đầy hơi và táo bón cho mẹ bầu – tình trạng này thường gặp trong thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu nên ăn trong vòng 2 giờ sau ăn và 1 giờ trước bữa ăn chính.

– Không ăn trái cây ướp lạnh: Đồ ăn, thực phẩm vừa được lấy ra từ tủ lạnh đặc biệt là hoa quả rất dễ khiến mẹ bầu lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu. Chính vì vậy, các mẹ chỉ ăn sau khi đã để đồ ăn ra ngoài tủ lạnh khoảng 1 giờ. Hoặc nên ăn trái cây tươi không qua để lạnh.

Một trong những điều cấm kỵ khi mẹ bầu ăn trái cây chính là trái cây ướp lạnh vì dễ gây lạnh bụng
Một trong những điều cấm kỵ khi mẹ bầu ăn trái cây chính là trái cây ướp lạnh vì dễ gây lạnh bụng

– Không ăn trái cây có tính nóng: Ăn quá nhiều loại hoa quả có tính nóng như táo gai (táo mèo), anh đào, quả lựu, vải thiều… sẽ khiến mẹ bị dễ bị nóng trong, dễ phát ban, nổi mụn,…

– Không ăn chuối tiêu khi đói: trong chuối tiêu có chứa nhiều magie. Nếu ăn loại quả này khi đói nó sẽ phá hủy sự bằng magie và canxi trong máu ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

– Không ăn trái cây khi mà chưa gọt vỏ: đối với một số loại quả như xoài, ổi, đào, táo,… các mẹ nên rửa sạch và còn gọt thật kỹ khi ăn.

– Không nên ăn trái cây còn xanh, chưa chín vì rất dễ ảnh hưởng tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng ở mẹ bầu.

Qua chia sẻ về những loại trái cây gây sảy thai trong bài viết, hẳn là các mẹ đã bổ sung kiến thức bổ ích cho hành trang mang thai của chính mình. Để trái cây tốt cho quá trình dưỡng thai, các mẹ nên bổ sung đúng nguyên tắc, chọn các loại quả phù hợp cho thai kỳ các mẹ nhé. Chúc các mẹ có chế độ dinh dưỡng khoa học để thai kỳ thật khỏe mạnh!

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]