Sau sinh ăn dưa leo được không? Lợi ích và tác hại?

Sau sinh ăn dưa leo được không

Dù sinh thường hay sinh mổ, sau sinh cũng là khoảng thời gian mà cơ thể mẹ bầu yếu ớt nhất. Do đó, các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung hàng ngày sẽ là yếu tố giúp mẹ nhanh lấy lại sức khỏe. Vậy mẹ sau sinh ăn dưa leo được không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

Giá trị dinh dưỡng của dưa leo

Trước khi giải đáp cho câu hỏi: ‘sau sinh ăn dưa leo được không’, các mẹ hãy cùng Mỹ Phẩm Bà bầu tìm hiểu về những đặc điểm của chúng. Dưa leo hay có tên khoa học Cucumis sativus L. là một cây trồng phổ biến thuộc họ bầu bí. Từ lâu, chúng đã được xem là một loại thực phẩm quan trọng có tính thương mại. Dưa leo được trồng khá lâu đời và phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài ra, tại một số quốc gia, dưa leo còn được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng độc, giảm ngứa, sưng đau,…

Dưa leo là một loại quả thuộc họ bầu bí
Dưa leo là một loại quả thuộc họ bầu bí

Hiện tại, có rất nhiều loại dưa leo khác nhau. Trong đó, một số loại dưa leo điển hình phải kể đến như:

– Dưa leo Baby, hay còn gọi là dưa bao tử: Đây là giống dưa khá được ưa chuộng, bởi chúng có khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Trái của dưa leo Baby chỉ có kích thước từ 3 – 5cm, quả của chúng có màu xanh lá cây, đôi lúc có sọc trắng, có vị ngọt và thanh mát.

– Dưa leo trắng: Dưa leo trắng cũng có vị ngọt và thanh mát. Kích thích của chúng thường lớn hơn dưa Baby một chút (tầm 4 – 6cm). Quả dưa khi chưa chín sẽ có màu xanh. Khi chín, chúng sẽ chuyển dần sang màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Loại dưa này khá phù hợp để làm salad, các món nước ép giải nhiệt.

– Dưa leo Shiraz: Giống dưa leo này có đặc điểm nổi bật là vỏ mỏng, có độ giòn ngọt và vị mát thanh khó lòng nhầm lẫn. Khi cây lớn, sẽ cho trái thon dài, kích thước phổ biến của mỗi trái dưa sẽ rơi vào khoảng 16 – 18cm, quả có màu xanh đậm và gân nổi lên ngoài vỏ.

– Dưa leo Thái Lan: Dưa leo Thái Lan là loại dưa phổ biến nhất Việt Nam. Chúng rất dễ trồng, thường có kích thước dài tầm 18 – 20cm, trái suông và có màu xanh đậm.

– Dưa leo Nhật Bản: Hiện nay, dưa leo Nhật bản cũng khá được ưa chuộng. Loại dưa này gần như không có hạt, kích thước khoảng 30 – 50cm, vỏ của chúng xanh đậm, thịt dưa thơm ngọt, dịu mát.

Nhìn chung, dù thuộc chủng tộc dưa leo nào, thành phần dinh dưỡng trong chúng cũng rất cao. Theo thống kê, trong 100g dưa chuột có chứa 96 gram nước, 0.6 gram protein, 0.1 gram mỡ, 22 gram đường cùng các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người.

Đặc biệt, những nhóm vitamin trong dưa leo có thể kể đến như: 0.03mg vitamin B1, 12mg vitamin C, 0.02mg vitamin B2, 45 đơn vị vitamin A. Ngoài ra, các khoáng chất vi lượng trong dưa leo bao gồm 15mg magie, 0.3mg sắt, 12mg canxi, 24mg photpho.

Dưa leo chứa khá nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể
Dưa leo chứa khá nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể

Sau sinh ăn dưa leo được không

Tuy có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu giải đáp cho câu hỏi trên thì câu trả lời là “KHÔNG”. Trên thực tế, dù dưa leo là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người. Hơn nữa, trong chúng lại chứa nhiều nhóm chất dinh dưỡng quan trọng như: carbs, chất xơ, chất béo, protein, beta carotene, vitamin C, E, K, các nhóm vitamin B khác nhau và nhiều khoáng chất quan trọng như: canxi, sắt, mangan,…

Thế nhưng, trong dưa leo cũng có chưa những thành phần được xem là độc tố cho mẹ sau sinh. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng, mẹ bầu ăn dưa leo liên tục có thể gây mất sữa. Đồng thời, khi ăn quá nhiều còn gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: mất nước, cơ thể phù nề, lão hóa da.

Tác hại việc sau sinh ăn dưa leo

Một số tác hại khi mẹ sau sinh ăn dưa leo phải kể đến như:

Ngộ độc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một số quả dưa leo có vị đắng sẽ chứa thành phần độc tố điển hình như cucurbitacins và triterpenoids tetracyclic. Hai độc tố này có thể gây ngộ độc khi ăn phải. Thực ra, hai độc tố này trong dưa leo không quá cao, thậm chí chúng còn được đánh giá là khá bình thường với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, với các mẹ vừa sinh con xong, hệ tiêu hóa của mẹ cực kỳ yếu, nên nguy cơ ngộ độc cũng cao hơn.

Dễ gây mất nước

Tuy trong dưa leo có chứa khá nhiều nước. Nhưng chúng lại gây ra tác dụng khá mâu thuẫn là có thể làm mất nước khi mẹ sau sinh ăn phải. Điều này đã được nhiều bác sĩ cảnh báo. Xét theo khía cạnh khoa học, trong dưa leo có chứa hoạt chất cucurbitin. Về mặt tích cực, hoạt chất này giúp tăng tần suất đi tiểu cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ đi tiểu quá nhiều lần sẽ gây ra tình trạng mất nước cơ thể. Điều này rất nguy hiểm, do chúng có thể vô hình chung gây ảnh hưởng đến quy trình tiết sữa của mẹ. Đồng thời, làm mất chất điện giải khiến sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng.

Dưa leo có thể gây ra tình trạng mất nước cho mẹ sau sinh
Dưa leo có thể gây ra tình trạng mất nước cho mẹ sau sinh

Gây tác động tiêu cực đến làn da của mẹ

Mặc dùng trong đời sống, dưa leo được áp dụng rất nhiều trong việc làm đẹp. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì lại khác. Các nhóm chất vitamin C trong dưa leo khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành pro oxy, gây thúc đẩy sự phát triển của tế bào gốc và khiến mẹ bị lão hóa sớm.

Không tốt cho tim mạch

trong dưa leo có chứa đến 95% là nước. Cũng là nghĩa là chỉ cần ăn 100g dưa leo, mẹ sẽ hấp thụ 95g nước. Lượng nước trong dưa leo sẽ khiến mẹ bị tăng thể tích máu. Điều này sẽ tạo áp lực lên thành mạch và khiến hệ tim mạch của mẹ thường xuyên căng thẳng. Về lâu dài không tốt cho hệ tim mạch, thậm chí có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tăng nguy cơ phù nề

Dưa leo cũng là loại rau củ chứa khá nhiều Kali, hàm lượng của chúng có thể lên tới 155mg. Trên thực tế, Kali rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều cùng một lúc sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy hơi. Từ đó, gây ra sự tồn đọng cơ thể và phù nề cho mẹ sau sinh. Không chỉ vậy, nếu mẹ bầu có tiền sử bệnh thận, hấp thu quá nhiều Kali sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn đấy nhé.

Sau sinh bao lâu thì được ăn dưa leo

Tưởng chừng như vô hại, nhưng dưa leo lại mang khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn khôn lường. Tuy vậy nhưng chúng ta cũng không thể cấm mẹ bầu ăn dưa chuột mãi được, bởi trên thực tế, dưa leo vẫn là một loại quả tốt.

Theo các bác sĩ sản khoa, nếu mẹ đang ở cữ và cho con bú, thì không nên ăn dưa leo. Sau khi bé chuyển qua giai đoạn ăn dặm, bé cũng giảm bớt thời gian bú mẹ, chị em có thể ăn với số lượng vừa phải. Để an toàn, mẹ hãy vừa ăn vừa thăm dò lượng sữa của bé bú. Nếu bé không có dấu hiệu gì bất thường, mẹ có thể yên tâm ăn.

Nếu đang ở cữ và cho con bú, mẹ không nên ăn dưa leo
Nếu đang ở cữ và cho con bú, mẹ không nên ăn dưa leo

Với các mẹ không cho con bú, khi cơ thể các chị em đã hoàn toàn hồi phục thì không cần kiêng cữ. Tuy nhiên, nếu mẹ có bệnh lý về thận thì nên kiêng cử việc ăn dưa leo.

Lưu ý khi ăn dưa leo sau khi sinh

Để an toàn, mẹ hãy ghi chú lại một số lưu ý khi ăn dưa leo với các mẹ sau sinh sau:

– Không ăn dưa leo khi vừa mới sinh, chỉ nên ăn khi trẻ đã ít bú mẹ và chuyển qua ăn dặm;

– Chọn các loại dưa leo sạch, ngâm và rửa với muối trước khi sử dụng;

– Không ăn quá nhiều để tránh trường hợp mất nước;

– Các mẹ có tiền sử bệnh về thận không nên ăn dưa leo, ngay cả khi đã ngưng cho con bú;

– Hạn chế ăn dưa leo sống, hãy chế biến thành nhiều món ăn để tránh ngộ độc.

Trên đây là một số thông tin về chủ đề ‘sau sinh ăn dưa leo được không?’ Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em có thêm nhiều kiến thức trong quá trình nuôi con sắp tới. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds