Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh

Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng mà không ít mẹ gặp phải. Tình trạng này kéo dài có thể gây đau nhức, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng sữa nuôi con. Vậy chườm nóng hoặc lạnh có thể cải thiện tình trạng tắc tia sữa không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này qua bài viết tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh dưới đây.

Tắc tia sữa nguyên nhân do đâu?

Cơ chế quá trình tiết sữa bắt đầu từ các nang sữa, nơi mà sữa được sản xuất ra. Sữa sẽ chảy qua các ống dẫn và đổ vào xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Khi trẻ bú mút, động tác này sẽ kích thích sự chảy của sữa ra ngoài. Tuy nhiên, nếu trong lòng ống dẫn bị hẹp bít lại, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được và tạo thành tắc sữa. Khi tắc sữa xảy ra, sữa vẫn tiếp tục được sản xuất, tạo ra một áp lực ngày càng lớn trong các ống dẫn trước chỗ tắc, dẫn đến sự căng giãn của các ống dẫn và hiện tượng sữa đông kết.

Tắc tia sữa khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn
Tắc tia sữa khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn

Trong quá trình tắc sữa, các tế bào sản xuất sữa vẫn tiếp tục hoạt động và sản xuất sữa, làm cho áp lực trong các ống dẫn sữa trước chỗ tắc càng ngày càng tăng. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lý, khiến tình trạng tắc sữa ngày càng nặng hơn.

Khi xuất hiện tình trạng tắc tia sữa, mẹ sau sinh sẽ bị đau, khó chịu và khó khăn trong việc cho con bú. Mẹ bỉm bị tắc tia sữa cần được phát hiện và điều trị sớm, để tránh ảnh hưởng đến việc nuôi con và sức khỏe của bản thân. Bởi, tuy hiện tượng này khá phổ biến, nhưng nếu không được cải thiện, có thể gây ra nhiều tác hại như áp xe vú, viêm tuyến vú. Lâu dần có thể dẫn tới u xơ tuyến vú.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tắc tia sữa rất đa dạng. Dưới đây là các nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng tắc tia sữa, bao gồm:

– Mẹ mới sinh xong: Sau khi vừa sinh con, sữa đã được sản xuất trong bầu ngực, nhưng chưa thể đầy ra ngoài cho bé bú, gây ra tình trạng tắc tia sữa sinh lý. Mẹ bỉm nằm trong trường hợp này có thể sốt nhẹ. Nếu cho bé bú thường xuyên, tình trạng tắc tia sẽ sẽ nhanh chóng cải thiện.

– Viêm tuyến vú: Nhiễm khuẩn trong tuyến vú có thể dẫn đến viêm nang lông, viêm mủ hay viêm cấp tính, gây tắc tia sữa.

– Thay đổi đột ngột trong việc cho con bú: Đôi khi việc bỏ một buổi bú hoặc thay đổi lịch trình bú đột ngột có thể gây ra tắc tia sữa.

– Mẹ có quá nhiều sữa: Nếu mẹ sản xuất quá nhiều sữa nhưng bé bú ít, sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa sữa trong bầu ngực, gây tắc nghẽn. Nằm trong trường hợp này, mẹ nên hút sữa ra ngoài thay vì chờ đợi bé bú.

– Bé bú sai khớp: Các bé không ngậm đúng khớp bú sẽ không thể hút hết lượng sữa từ các tuyến vú. Từ đó gây ra tình trạng dư thừa và tồn đọng sữa.

– Không cho con bú thường xuyên: Các mẹ không cho trẻ bú hoặc không hút sữa thường xuyên rất dễ bị tồn đọng sữa và tắc tia sữa.

– Áp lực trên vú: Áp lực từ quần áo hoặc tay đè lên vú có thể làm tắc tia sữa.

– Núm vú dị hình: Nếu núm vú dị hình hoặc có những vết sẹo, có thể làm giảm khả năng vận chuyển sữa.

– Mẹ bị stress: Khi mẹ bị căng thẳng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Tình trạng này khá phổ biến với các mẹ vừa sinh xong, nhất là với các chị em lần đầu làm mẹ.

– Sử dụng thuốc ức chế sữa: Một số loại thuốc có thể ức chế sản xuất sữa, dẫn đến tắc tia sữa.

Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa?

Dấu hiệu của tắc tia sữa có thể bao gồm:

– Sưng vú: Tắc tia sữa có thể làm cho vú bị sưng to và căng cứng, có thể cảm thấy đau nhức hoặc nóng rát.

– Đau vú: Nếu tắc tia sữa không được giải quyết, đau vú có thể trở nên nghiêm trọng hơn và lan sang khắp bầu ngực.

– Khó vắt sữa: Tắc tia sữa có thể khiến việc vắt sữa trở nên khó khăn và không đều, do sữa bị tắc ở một số vị trí.

– Sữa bị dẫn trở: Tắc tia sữa có thể làm cho sữa không lưu thông được, dẫn đến sữa bị dẫn trở và gây nhiễm trùng.

– Sốt và mệt mỏi: Nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài, có thể dẫn đến các triệu chứng như sốt và mệt mỏi cho thai phụ.

Nếu sản phụ có những dấu hiệu trên sau sinh, thì rất có thể mẹ đang bị tắc tia sữa. Có thể thực hiện một số thao tác thông sữa cơ bản như massage vú, chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện. Nếu tình trạng tắc tia sữa không được cải thiện, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Dấu hiệu điển hình của tắc tia sữa là đau, nhức dữ dội vùng bầu ngực
Dấu hiệu điển hình của tắc tia sữa là đau, nhức dữ dội vùng bầu ngực

Tắc tia sữa chườm lạnh có tốt không?

Chườm lạnh là một phương pháp quen thuộc và thường được ứng dụng trong nhiều trường hợp y tế. Thao tác này cũng được tận dụng khá nhiều với những mẹ sau sinh bị tắc tia sữa. Nhìn chung, các mẹ có thể hiểu chườm lạnh là phương pháp dùng các vật có nhiệt độ thấp như khăn lạnh, nước lạnh, đá lạnh… có nhiệt độ thấp dưới 15 độ C để chườm vào khu vực bị tổn thương với mục đích: giúp hạ thân nhiệt, giảm xung huyết, giảm đau.

Vì thế, có thể nói việc chườm lạnh vùng vú cũng giúp giảm đau và sưng do tắc tia sữa. Tuy nhiên, chườm lạnh cũng có thể gây co mạch máu. Từ đó làm giảm lưu lượng sữa, khiến cho việc vận chuyển sữa trở nên khó khăn hơn.

Do đó, nếu mẹ đang gặp tình trạng tắc tia sữa và muốn sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau và sưng; mẹ chỉ nên ứng dụng phương pháp này trong thời gian ngắn. Ngoài ra, việc chườm lạnh cần kết hợp với nhiều thao tác khác như massage, xoa bóp nhẹ nhàng để giúp kích thích lưu thông máu và sữa.

Nếu tình trạng tắc tia sữa không được cải thiện sau khi chườm lạnh, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách.

Tắc tia sữa chườm nóng có tốt không?

Khác với chườm lạnh, chườm nóng là phương pháp được thực hiện sử dụng nhiệt lượng cao để chườm lên da với mục đích: làm giãn mao mạch và động mạnh nhỏ, kích thích tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt, giảm đau.

Với nhiều đặc tính trên, chườm nóng đem lại khá nhiều lợi ích khi bị tắc tia sữa như: làm tan khối sữa bị đông, giúp sữa lưu thông tốt hơn, giãn mao mạch của ống dẫn sữa, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp thả lỏng cơ, dây chằng và giảm đau. Nhiệt độ ấm của nước khi chườm nóng có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, chườm nóng cũng không phải thao tác toàn năng. Nếu quá lạm dụng, các mao mạch giãn ra có thể gây tổn thương tuyến vú, từ đó làm giảm lưu lượng sữa.

Ngoài ra, khi chườm nóng vùng vú để giảm tắc tia sữa, mẹ bỉm nên kết hợp với việc massage bầu vú nhẹ nhàng để kích thích lưu thông sữa và giảm tình trạng tắc tia sữa. Nếu sau khi sử dụng phương pháp chườm nóng và massage vú, hiện tượng tắc tia sữa vẫn không được cải thiện, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng và điều trị đúng cách.

Lưu ý, khi áp dụng chườm nóng hay bất kỳ phương pháp nào khác để giảm tắc tia sữa, mẹ nên thận trọng và luôn bảo đảm vệ sinh để tránh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm.

Chườm nóng là cách giảm đau, giúp lưu lượng máu và sữa lưu thông
Chườm nóng là cách giảm đau, giúp lưu lượng máu và sữa lưu thông

Tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh?

Cả chườm nóng và chườm lạnh đều có những ưu nhược riêng. Vậy mẹ sau sinh bị tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh?

Nhìn chung, khi bị tắc tia sữa, cả chườm nóng và chườm lạnh đều là những phương pháp có thể giúp giảm tình trạng khó chịu do tắc tia sữa. Tuy nhiên, việc nên chườm nóng hay lạnh còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cảm giác của người mẹ.

Trong trường hợp mẹ cảm thấy vú đau nhức hoặc bầu ngực bị sưng, tức hoặc cương lên do tắc tia sữa, mẹ có thể chườm nóng để giúp giảm đau và kích thích lưu thông máu và sữa. Nhiệt độ ấm của nước sẽ là môi trường tuyệt vời để giảm tắc tia sữa một cách hiệu quả. Các mẹ bỉm có thể sử dụng khăn ướt nóng hoặc ngâm vú trong nước ấm trong khoảng 10-15 phút trước khi vắt sữa hoặc cho bé bú. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có một số loại thiết bị chườm nóng giảm đau trong thai kỳ, mẹ cũng có thể sử dụng những thiết bị này để chườm nóng giảm đau.

Nếu mẹ có cảm giác bầu vú đau nhức nhiều, bất thường hoặc bị sưng to quá nhiều, mẹ có thể chọn phương pháp chườm lạnh có thể giúp giảm đau và làm giảm sưng vú. Chườm lạnh thường sẽ giúp mạch máu co lại, giúp cảm giác đau giảm nhanh hơn. Để thực hiện, mẹ hãy sử dụng khăn lạnh hoặc đá viên được bọc trong khăn mềm và áp lên vùng bầu vú và khu vực xung quanh trong khoảng 15-20 phút.

Để đảm bảo an toàn, mẹ cần phải luôn đảm bảo vệ sinh xuyên suốt quá trình. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để chườm nóng hoặc lạnh đúng cách. Tránh gây tổn thương đến tuyến vú hoặc các vùng da vung quanh bầu vú. Ngoài ra, nếu mẹ muốn cho trẻ bú thì nên vệ sinh lại đầu vú, không để vi khuẩn lây nhiễm sang miệng con. Nếu tình trạng tắc tia sữa không được cải thiện ngay sau khi đã chườm nóng và chườm lạnh, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đúng cách. Bởi một số trường hợp mẹ bị tắc tia sữa là do nhiều bệnh lý.

Hướng dẫn chườm nóng đúng cách khi mẹ bị tắc tia sữa

Trên thực tế, việc chườm nóng là thao tác tận dụng nhiệt độ cao để giúp giảm đau. Do đó, mẹ bỉm hoàn toàn có thể sử dụng bất kỳ vật phẩm nào có nhiệt độ cao để chườm lên bầu ngực. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp quá gấp và thiếu dụng cụ, mẹ có thể tham khảo cách chườm nóng bằng khăn như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị một cái khăn sạch, có chất liệu mềm mại, Ngâm khăn vào nước ấm. Lưu ý, nước cần duy trì ở độ ấm, không quá nóng để tránh làm tổn thương tuyến vú và làm bỏng da.

– Bước 2: Vắt khô khăn sao cho khăn không quá ướt. Tuy nhiên, cũng không cần để khăn quá khô sẽ khiến mất đi nhiệt lượng cần thiết.

– Bước 3: Đặt khăn lên bầu vú bị tắc tia sữa, nhẹ nhàng massage, xoa bóp những nốt sữa cứng hoặc những chỗ bị đau nhức.

– Bước 4: Chườm nóng liên tục trong khoảng thời gian từ 10-15 phút. Trong lúc chườm nóng, mẹ nên massage nhẹ nhàng liên tục để kích thích lưu thông máu và lưu lượng sữa.

– Bước 5: Sau khi chườm nóng xong, mẹ hãy tiếp tục cho con bú. Nếu trẻ chưa đói, có thể vắt sữa để giúp lượng sữa lưu thông tốt hơn.

Chườm nóng bằng khăn ấm là cách thực hiện đơn giản nhất
Chườm nóng bằng khăn ấm là cách thực hiện đơn giản nhất

Thực hiện chườm nóng thông tắc tia sữa tại nhà cần lưu ý gì

Hiện tượng tắc tia sữa không chỉ khiến mẹ bị đau đớn, khó chịu, mà hiện tượng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con. Vì thế, để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này, mẹ bỉm có thể lưu lại những cách chườm nóng hoặc chườm lạnh cơ bản. Đặc biệt, với các mẹ chọn phương pháp chườm nóng cần lưu ý những điều sau:

– Chọn thời điểm thích hợp để chườm: Tốt nhất nên chườm nóng sau khi cho trẻ bú hoặc vắt sữa. Lúc này, các tuyến sữa đang ở trạng thái mở rộng hơn.

– Luôn kiểm tra nhiệt độ nước: Nước chườm nóng không nên quá nóng để tránh làm tổn thương tuyến vú hoặc gây bỏng da. Nhiệt độ nên ở mức ấm, khoảng từ 37-40 độ C.

– Vệ sinh trước và sau khi chườm: Trước khi chườm, hãy rửa tay sạch và vệ sinh vùng vú để tránh lây nhiễm hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh lại bầu vú sau khi chườm để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

– Không gây áp lực mạnh lên bầu vú: Khi chườm nóng, mẹ hãy cố gắng nhẹ nhàng, xoay tay liên tục, không tạo áp lực hoặc nhấn vào một chỗ để tránh gây tổn thương cho tuyến vú.

– Kết hợp massage liên tục: Khi chườm nóng, bạn có thể massage nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu và sữa. Tuy nhiên, massage cần được thực hiện đúng cách và không nên áp lực mạnh.

– Điều chỉnh tần suất: Tần suất chườm nóng phụ thuộc vào mức độ tắc tia sữa của mẹ. Nếu mẹ cảm thấy thoải mái hơn sau khi chườm nóng, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, không quá lạm dụng vì có thể làm giãn mao mạch, gây tổn thương mạch máu.

– Thời gian chườm hợp lý: Thời gian chườm nóng nên được giữ trong khoảng 10-15 phút để tránh làm tổn thương tuyến vú.

– Vắt sữa ngay cả khi con không bú: Mẹ có thể kết hợp với việc cho con bú và vắt sữa để giúp sữa lưu thông tốt hơn.

– Tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia: Để thực hiện việc chườm nóng hiệu quả, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc y tá trực.

– Dừng lại khi cảm thấy khó chịu: Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu khi chườm nóng, bạn nên dừng lại và thử lại sau.

– Cho con bú thường xuyên, đúng cữ: Nếu bé không bú đúng cữ, lượng sữa sẽ không được hút hết ở các tuyến vú mà ứ đọng bên trong. Lâu ngày có thể gây tắc tia sữa hoặc áp xe.

– Luôn uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày là cách giúp sản xuất sữa được nhiều hơn. Đây cũng là cách đơn giản giúp khơi thông tuyến sữa trong bầu ngực.

– Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, giờ giấc nghỉ ngơi phù hợp. Cần hạn chế căng thẳng, stress trong giai đoạn sau sinh và cho con bú.

– Không tạo áp lực cho ngực: Mẹ hãy hạn chế hoặc không mặc áo ngực quá chật. Đồng thời, không cố gắng tạo áp lực lên ngực, tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng dòng sữa..

– Duy trì các thói quen giúp cải thiện sức khỏe: Ngoài những lưu ý trên, mẹ hãy thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… Những hoạt động này vừa tốt cho sự hồi phục sức khỏe, cũng giúp sản xuất sữa và ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa rất tốt.

Một số phương pháp điều trị thay thế

Với một số mẹ bị tắc tia sữa nặng, việc can thiệp bằng chườm nóng hay chườm lạnh đôi khi cũng không có tác dụng. Lúc này, mẹ bầu có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để thực hiện một số phương pháp điều trị thay thế. Các phương pháp điều trị tắc tia sữa phổ biến tại nhiều bệnh viện là phương pháp nhiệt, điều trị bằng siêu âm và điều trị bằng laser.

Nhìn chung, các phương pháp y tế như nhiệt, siêu âm hay laser đều là những kỹ thuật được ứng dụng cho nhiều bệnh lý, không phải chuyên dùng chỉ để điều trị tắc tia sữa. Tuy nhiên chúng có thể được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ trong một số trường hợp cụ thể như:

Nhiệt là phương pháp sử dụng nhiệt độ để điều trị các tình trạng đau và viêm. Trong trường hợp tắc tia sữa ở mẹ, sử dụng phương pháp nhiệt có thể giúp làm giãn các ống dẫn sữa và cải thiện lưu thông máu, giúp cho sữa dễ dàng hơn trong quá trình chảy ra ngoài. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần phải được tiến hành cẩn thận. Tốt nhất mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế, để tránh các nguy hiểm có thể gặp.

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để điều trị một số bệnh lý. Trong trường hợp tắc tia sữa ở mẹ, áp dụng siêu âm có thể giúp loại bỏ những cục sữa đông kết và làm giãn các ống dẫn sữa, giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, áp dụng siêu âm cũng cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế và chỉ nên được sử dụng khi cần thiết. Tuyệt đối không lạm dụng.

Tương tự, laser là phương pháp sử dụng ánh sáng laser trong điều trị một số bệnh lý. Trong trường hợp tắc tia sữa ở mẹ, tia laser sẽ giúp làm giảm phù nề tổ chức, chống viêm giảm đau và tăng hoạt tính nguyên bào sợi, quá trình tổng hợp collagen. Tuy nhiên, phương pháp không phải là cách điều trị thường được sử dụng tắc tia sữa. Bởi, phương pháp này có mức độ kỹ thuật tương đối khó, chỉ nên sử dụng khi những phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề tắc tia sữa chườm nóng hay lạnh. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho giai đoạn mới này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]