#Những loại thuốc gây dị tật thai nhi mà mẹ bầu cần nên tránh xa?

thuốc gây dị tật thai nhi

Nếu như trước đây, chị em có thể sử dụng thuốc để phòng bệnh,chữa bệnh, chẩn đoán hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ. Vậy đâu là những loại thuốc gây dị tật thai nhi mà mẹ cần tránh xa? Cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu điểm danh các nhóm thuốc không phù hợp qua bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm có hơn 41.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Việc này đồng nghĩa với cứ 33 trẻ em lại có một bé mắc dị tật khi còn trong bụng mẹ. Nguyên nhân khiến trẻ dị tật có rất nhiều, tuy nhiên một số nguyên nhân được cho là phổ biến có thể kể đến là:

Yếu tố di truyền

Gen là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của bào thai, cũng là nguyên nhân gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho trẻ thông qua những đột biến di truyền. Nếu cha hoặc mẹ của bé mang gen bệnh có biểu hiện bệnh hoặc vẫn khỏe mạnh, nhưng trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng trẻ mắc bệnh khá cao. Những bất thường di truyền này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng thai lưu, sảy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh nơi trẻ.

Ngoài ra, quan hệ cận huyết cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh di truyền hiếm gặp. Đồng thời cũng làm tăng gần gấp đôi nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc trẻ có dấu hiệu thiểu năng trí tuệ và một số bất thường khác.

Nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật đến từ rất nhiều lý do khác nhau
Nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật đến từ rất nhiều lý do khác nhau

Yếu tố dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển, nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng sẽ để lại rất nhiều hậu quả. Cụ thể hơn, chế độ ăn uống thiếu canxi, folate, axit folic có thể khiến trẻ thiếu cân, tăng nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Hoặc thừa vitamin A cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Yếu tố tuổi tác

Theo thống kê, những người mẹ từ độ tuổi 35 tuổi trở lên và những người cha từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc hội chứng bẩm sinh hơn các độ tuổi thấp hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, do độ tuổi đã cao nên chất lượng trứng và tinh trứng từ cha mẹ không còn được đảm bảo, quá trình phân chia nhiễm sắc thể dễ xảy ra lỗi dẫn đến những bất thường về di truyền, tăng khả năng gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Yếu tố truyền nhiễm ở thai phụ

Người mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm như giang mai, rubella là một nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Thai phụ uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình mang thai, các mẹ có thể sẽ được bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc bổ nhằm bổ sung các chất dưỡng chất thiết yếu để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại thuốc nào cũng phù hợp với mẹ bầu. Đặc biệt một số loại thuốc điều trị có thể gây nguy hiểm, thậm chí là sảy thai hoặc biến dạng bào thai.

Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, lưu thai

Sau khi gặp phải những rủi ro không mong muốn như sảy thai, sinh non, lưu thai,… người mẹ lại có thai quá sớm thì cơ thể chưa kịp phục hồi lại sức khỏe, do mới bị mất máu và tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời lúc này cơ thể mẹ cũng không đủ sức khỏe, thể lực để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

Mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng

Tâm trạng của người mẹ sẽ tác động trực tiếp vào sự phát triển của thai nhi. Nếu tâm trạng của mẹ không tốt cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội tiết. Vì vậy mẹ bầu thường xuyên bị stress, mệt mỏi, căng thẳng, hormone sản sinh từ tuyến thượng thận sẽ gây cản trở vai trò của lớp tế bào phôi mô. Đặc biệt nếu mẹ bầu bị căng thẳng liên tục trong 3 tháng đầu mang thai thì sẽ tăng nguy cơ gây ra dị tật cho thai nhi như sứt môi hoặc hở hàm ếch.

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị dị tật thai nhi còn có thể do các nguyên nhân như: mẹ bầu bị viêm gan siêu vi, viêm thận, mẹ dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, cà phê, tiếp xúc với các tia X…

Phụ nữ mang thai tự ý dùng thuốc có thể gặp những nguy cơ gì?

Khi đang mang thai, một số bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu uống các loại thuốc nhằm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Đây là các loại thuốc có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên đối với những loại thuốc gây dị tật thai nhi, các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu không được sử dụng, bởi các thành phần trong thuốc khi vào cơ thể có thể sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhi.

Cụ thể hơn, thuốc vào cơ thể mẹ sẽ đi qua nhau thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, nếu mẹ dùng thuốc trong thời gian mang bầu sẽ dễ bị sảy thai, thai lưu hoặc dị tật bẩm sinh.

Bên cạnh đó, thuốc đi vào cơ thể còn có khả năng làm thay đổi chức năng của bánh rau, giảm nguồn cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho trẻ, khiến cho thai kém phát triển. Ngoài ra, khi thuốc hấp thu vào cơ thể cũng gây tác động lên tử cung, co bóp và gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi hoặc khiến mẹ sinh non.

Mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc có thể để lại rất nhiều hậu quả khó lường
Mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc có thể để lại rất nhiều hậu quả khó lường

Thuốc có thể gây hại cho thai nhi như thế nào

Nếu mẹ bầu uống thuốc trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, khả năng em bé chào đời sẽ bị dị tật khá cao. Bởi vì tam cá nguyệt đầu tiên là khoảng thời gian cốt lõi, bước đầu hình thành một số bộ phận quan trọng trên cơ thể. Các thành phần trong thuốc sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành của cả thể chất và trí tuệ ở trẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ như: dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai chết lưu,… sau khi chào đời. Vì vậy 3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng mà mẹ cần phải lưu ý vì có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bào thai.

Không chỉ có thể gây ảnh hưởng trong 3 tháng đầu, thuốc nằm trong nhóm không phù hợp với mẹ bầu trong hầu hết các giai đoạn khi mang thai. Kể từ tháng thứ 4, ngay cả sau khi trẻ đã phát triển những bước nền cơ bản, độc tính của thuốc cũng có khả năng đe dọa tới các cơ quan đang phát triển. Các bác sĩ cho biết, nếu mẹ bầu dùng thuốc trong giai đoạn từ tháng thứ 4 – tháng thứ 9 thì thai nhi cũng sẽ chịu nhiều tác động xấu, gây nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện; thậm chí là dị tật bẩm sinh, thai lưu hoặc sinh non.

Đâu là biểu hiện của dị tật ở thai nhi?

Dị tật bẩm sinh được nhắc đến với các trẻ có khiếm khuyết cấu trúc khi một bộ phận trên cơ thể bị thiếu hoặc dị hình. Một số cấu trúc phổ biến ở các trẻ bị dị tật như: Khuyết tật tim, sứt môi hoặc vòm miệng, tật nứt đốt sống, chân khoèo, hội chứng down, bệnh hồng cầu hình liềm, xơ nang,… Cũng có những khiếm khuyết đôi khi không phát hiện ngay khi trẻ sinh ra mà trải qua nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau mới khởi phát.

Trong quá trình phát triển của bào thai, đôi khi công việc thăm khám thông thường cũng khó phát hiện các biểu hiện của dị tật thai nhi. Đó cũng là lý do các sĩ khuyên mẹ bầu nên làm kiểm tra dị tật định kỳ để tầm soát từ sớm, đặc biệt là những cha mẹ nằm trong nguy cơ có khả năng sinh con bị dị tật.

Mẹ bầu cần nắm rõ các cột mốc cần siêu âm để sàng lọc dị tật thai nhi vào tuần 11 – 13, tuần 18 – 22, tuần 28 – 32. Thông qua các lần kiểm tra quan trọng này, bác sĩ sẽ có thể phát hiện tổng quan về hình thái, chứng năng về tim, nội tạng, não, chân tay,… của trẻ, từ đó có thể tầm soát các dị tật bẩm sinh từ sớm và có hướng can thiệp hiệu quả hơn.

Những loại thuốc gây dị tật thai nhi mẹ cần tránh xa

Một số nhóm thuốc mẹ bầu vẫn có thể sử dụng trong liều lượng an toàn, tuy nhiên đa phần các nhóm thuốc uống điều trị đều chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý các nhóm thuốc dưới đây:

Thuốc chống rối loạn tâm thần và ổn định tâm trạng

Mẹ bầu khi mang thai thường rất dễ bị mất ngủ, lo lắng, stress, tinh thần không ổn định, bồn chồn sẽ nghĩ ngay đến dùng thuốc an thần. Tuy nhiên dưới đây là các nhóm thuốc an thần có thể gây dị tật bẩm sinh, quái thai và giảm sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý các loại thuốc sau để tránh nguy hiểm:

– Thuốc an thần nhóm Benzodiazepin (diazepam, bromazepam, clonazepam)

– Thuốc an thần nhóm Barbiturat (phenobarbital)

– Risperidone

– Lurasidone

Thuốc kháng khuẩn

Thuốc kháng khuẩn thường được dùng trong nhiều trường hợp. Ở phụ nữ, đa phần được sử dụng kê đơn với các trường hợp bị mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm phụ khoa, viêm họng, viêm tai.

Tuy nhiên đây cũng là nhóm thuốc khá nguy hiểm do có thể làm tổn thương thận, ảnh hưởng dây thần kinh số 8, gây ra triệu chứng Gray Baby, hở hàm ếch hoặc một số ảnh hưởng khác như gây ảnh hưởng đến thính giác, sảy thai, tác động xấu đến gan, xương, hộp sọ, hệ thần kinh:

– Aminoglycosid

– Chloramphenicol

– Fluoroquinolones

– Nitrofurantoin

– Streptomycin

– Sulfonamid

– Tetracycline

– Trimethoprim

Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu thường được kê đơn với các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, thuốc này cũng được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19 với tác dụng ngăn ngừa và điều trị tình trạng hình thành máu đông.

Một số loại thuốc chống đông máu có thể gây xuất huyết, độc tính trên phôi thai, tăng dị tật ở thai nhi mà mẹ không nên dùng là:

– Apixaban, Rivaroxaban, Edoxaban

– Warfarin

Một số nhóm thuốc mẹ bầu vẫn có thể sử dụng trong liều lượng an toàn, tuy nhiên đa phần các nhóm thuốc uống điều trị đều chống chỉ định với phụ nữ mang thai
Một số nhóm thuốc mẹ bầu vẫn có thể sử dụng trong liều lượng an toàn, tuy nhiên đa phần các nhóm thuốc uống điều trị đều chống chỉ định với phụ nữ mang thai

Thuốc chống co giật

Nhóm thuốc này được dùng cho các bệnh nhân động kinh, sốt cao. Một số loại thuốc thuộc nhóm này chứa thành phần gây dị tật thai nhi mà mẹ nên tránh có thể kể đến là:

– Carbamazepine

– Lamotrigine

– Levetiracetam

– Phenobarbital

– Phenytoin

– Trimethadione

– Valproate

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được dùng phần lớn trong điều trị bệnh do lo âu, trầm cảm. Những loại thuốc gây dị tật thai nhi thuộc nhóm này mà mẹ nên tránh là:

– Bupropion

– Sertraline, Citalopram, Escitalopram

– Fluoxetin, Paroxetin

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm cũng được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau. Đối với mẹ bầu, các loại thuốc chống viêm không steroid có thể gây dị tật thai nhi bao gồm:

– Aspirin

– Buprenorphine

– Nhóm thuốc gây nghiện (Meperidine Morphine)

– Methadone

Thuốc chống nôn

Thuốc chống nôn Ondansetron thường được chỉ định để ngăn ngừa nôn đối với người sử dụng thuốc điều trị ung thư hoặc xạ trị. Thuốc có nguy cơ gây sứt môi hoặc hàm ếch ở trẻ, mẹ bầu không được dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu mẹ bầu bắt buộc sử dụng, hãy thay thế bằng loại thuốc khác có tác dụng tương tự dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hormon giới tính

Một số loại hormone giới tính là loại thuốc được dùng để điều trị bệnh mà mẹ bầu cần tránh là: Danazol, Progesterone tổng hợp

Thuốc điều trị bệnh giáp

Một số mẹ bầu đang bị bệnh về tuyến giáp, phải bắt buộc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, có một số loại thuốc trong nhóm này cũng có khả năng gây dị tật ở thai nhi, các loại thuốc mà mẹ bầu cần cân nhắc khi sử dụng là: Methimazole, Propylthiouracil, Iod,… Trong trường hợp bắt buộc sử dụng, mẹ bầu nên thay thế bằng các loại thuốc có tác dụng tương tự dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị.

Các nhóm thuốc điều trị bệnh như: ung thư, tuyến giáp, thuốc chống đông,... cũng nằm trong những loại thuốc có thể gây dị tật cho thai nhi
Các nhóm thuốc điều trị bệnh như: ung thư, tuyến giáp, thuốc chống đông,… cũng nằm trong những loại thuốc có thể gây dị tật cho thai nhi

Thuốc trị mụn Isotretinoin

Đây là loại thuốc được chỉ định điều trị các loại mụn trứng cá có tên biệt dược là Isotina, Acnotin, Desactin,… Isotretinoin thuộc 1 trong những dẫn xuất vitamin A nên cũng không phù hợp với phụ nữ mang thai, lạm dụng có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Một số loại vaccine

Tuy vaccine có khả năng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh nhưng cũng có một số nhóm vaccine mà mẹ bầu được khuyến cáo không được tiêm khi mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như: Vacxin phòng lao BCG (bacille Calmette-Guerin), Vắc-xin MMR phòng sởi quai bị, rubella, Typhim Vi phòng bệnh thương hàn.

Lưu ý trong việc sử dụng thuốc khi đang mang thai

Bên cạnh những loại thuốc gây dị tật thai nhi đã được khuyến cáo phía trên, để an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, mẹ bầu cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây khi uống thuốc trong giai đoạn mang thai:

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

– Cố gắng chọn các phương pháp điều trị không dùng thuốc, hạn chế tối đa việc uống thuốc trong khi mang thai.

– Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ bầu cần làm đúng theo dặn dò và chỉ định của bác sĩ, không tự ý cắt liều hoặc thay đổi loại thuốc sử dụng.

– Nếu đã từng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi đang mang bầu trước đó, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tầm soát từ sớm.

– Tuân theo đơn thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc tại nhà.

– Với chị em đang có nhu cầu mang thai, cần lưu ý giai đoạn nửa cuối của chu kỳ kinh, không uống thuốc từ lúc rụng trứng cho tới khi có kinh trở lại vì đây là thời điểm có khả năng thụ thai cao.

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn thử thách, kèm theo đó là vô vàn những khó khăn về thói quen và sinh hoạt. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho các mẹ có thêm thông tin,cũng như giảm bớt được những lo lắng về những loại thuốc gây dị tật thai nhi. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các mẹ luôn khỏe mạnh để chào đón thiên thần nhỏ chào đời!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]