Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Mẹ nên xem?

tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không

Khoai lang là một trong những thực phẩm thơm ngon, chứa vô số các dưỡng chất quan trọng mà mẹ bầu nên ăn. Tuy nhiên, vị ngọt của một số loại khoai lang cũng làm không ít chị em lo lắng. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Hãy tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu, tiểu đường là một bệnh lý về chuyển hóa. Một người được xem là mắc bệnh tiểu đường khi nội tiết tố insulin trong tuyến tụy bị thiếu hoặc giảm tác động do cơ thể con người. Chức năng chính insulin là chuyển hóa lượng đường trong máu đến các cơ quan cần chúng. Tuy nhiên, khi cơ thể không thể đáp ứng đủ insulin, lượng đường vẫn sẽ tập trung trong máu. Lâu ngày, tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường thai kỳ cũng là hiện tượng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh lý này thường xảy ra và phát triển ở tuần thai thứ 24 – 28. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường của các tế bào, gây ra tình trạng đường trong máu cao. Nếu mẹ bầu không phát hiện và can thiệp sớm, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều tình trạng không tốt cho cả mẹ và trẻ.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang?

Dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Những lo lắng về việc nên ăn gì và không nên ăn gì luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Đặc biệt là các chị em đang bị tiểu đường thai kỳ và có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Đó cũng là nguyên nhân mà ‘Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không”là cụm từ được nhiều mẹ bầu tìm kiếm.

Khoai lang có thể đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người
Khoai lang có thể đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người

Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang là loại thực vật có chứa rất nhiều các dưỡng chất khác nhau. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khoai lang gồm có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

– Nước (77%)

– Carbohydrate (20,1%) – tinh bột, các loại đường đơn glucose, fructose, sucrose và maltose

– Protein (1,6%)

– Chất xơ (3%)

– Hầu như không có chất béo

Ngoài ra, theo các chuyên gia, trong 100g khoai lang có bao gồm: Glucid khoảng 28.5g, protein khoảng 0.8g, chất xơ khoảng 1.3g, các nhóm vitamin: A, C, B2, lipid khoảng 0.2g…, các loại khoáng chất kali, mangan, đồng, niacin,…

Đặc biệt, lượng vitamin A từ khoai lang được cung cấp dưới dạng beta-caroten. Đây được xem là một dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của con người.

Bà bầu ăn khoai lang có lợi ích gì?

Khoai lang có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

Ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin A

Trong khoai lang có một hàm lượng beta carotene vô cùng dồi dào. Đây có nguồn cung vitamin A thực vật dồi dào cho cơ thể. Sau khi ăn khoai lang, beta carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Trong nhiều nghiên cứu, phân tử này đôi lúc còn được đánh giá tốt hơn các nhóm vitamin A thông thường.

Dưỡng chất beta carotene là một trong những tiền chất của vitamin A
Dưỡng chất beta carotene là một trong những tiền chất của vitamin A

Giảm stress

Khoai lang chứa chứa nguồn magie vô cùng dồi dào. Đây là nhóm khoáng chất quan trọng giúp cơ thể hoạt động. Đặc biệt, magie cũng có vai trò rất lớn giúp cơ thể giảm stress, tình trạng căng thẳng kéo dài. Thông thường, do việc thay đổi nội tiết đột ngột nên các chị em rất dễ bị stress. Vì vậy, khoai lang chính là người bạn đồng hành hỗ trợ giảm stress cho mẹ bầu vô cùng hiệu quả.

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Tuy trong khoai có chứa khá nhiều chất bột đường. Tuy nhiên, lượng đường trong khoai có khả năng giải phóng vào máu khá chậm. Sự giải phóng này giúp cơ thể có thời gian kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, mẹ bầu ăn khoai lang cũng có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.

Kiểm soát cân nặng

Khoai lang có chứa khá nhiều chất xơ có thể lên men và hòa tan. Vì thế, việc ăn khoai lang cũng là một trong những cách thúc đẩy cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên. Các chất xơ đặc biệt như pectin trong khoai không chỉ có hiệu quả trong việc kiểm soát ăn uống cho mẹ, mà còn giúp cân nặng của chị em không tăng quá nhanh.

Làm lành vết thương do lở loét bao tử

Tình trạng nôn mửa, ốm nghén, trào ngược khi mang thai lâu ngày sẽ khiến các niêm mạc trong bao tử và hệ thống đường ruột bị tổn thương. Mặc khác, các dưỡng chất từ khoai lang đều có tác dụng phục hồi tình trạng viêm rất tốt.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong khoai lang có chứa hàm lượng polyphenol rất cao, hợp chất này có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ phát triển thành bệnh tim mạch. Ngoài ra, khoai lang cũng có chứa nhiều chất xơ hòa tan đem lại nhiều hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Giúp cải thiện tóc và da

Hàm lượng vitamin A, C và E dồi dào trong khoai lang có tác dụng tích cực đến tóc và da của con người. Mặc khác, phụ nữ mang thai rất dễ gặp nhiều vấn đề về làn da và mái tóc. Trong thời gian này, mẹ có thể cải thiện chúng bằng cách ăn nhiều khoai lang.

Hỗ trợ tiêu hóa

Hỗ trợ tiêu hóa là tác dụng được rất nhiều người biết đến của khoai lang. Nguyên nhân là do khoai lang có chứa nhiều chất xơ cần thiết cho đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Các dưỡng chất trong khoai lang cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

Cải thiện thị lực

Vitamin A trong khoai lang là dưỡng chất rất tốt cho mắt. Loại vitamin này không chỉ có chức năng hình thành các sắc tố, chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng, mà còn duy trì cấu trúc thích hợp cho võng mạc mắt. Thêm vào đó, vitamin A cũng là một trong những dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của báo thai.

Phòng chống cảm cúm và các bệnh lây nhiễm

Sức đề kháng của mẹ bầu vốn dĩ đã rất kém. Khi thời tiết chuyển mùa, các chị em không biết cách giữ gìn sức khỏe thì càng dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm khác. Đối với người bình thường, các bệnh này đôi khi chỉ “lướt” qua. Tuy nhiên, với mẹ bầu, cảm cúm, cảm lạnh hay các bệnh truyền nhiễm đều là các yếu tố có thể đe dọa tới sự phát triển của thai nhi.

Điều đặc biệt là trong khoai lang có chứa khá nhiều hợp chất beta caroten. Hợp chất này như một ngôi sao sáng của khoai lang, chúng không chỉ có khả năng chuyển hóa thành vitamin A có lợi cho mắt và não, đồng thời cũng mang tác dụng tăng cường đề kháng cho mẹ bầu.

Hàm lượng beta caroten trong khoai lang có tác dụng rất tốt với thị lực
Hàm lượng beta caroten trong khoai lang có tác dụng rất tốt với thị lực

Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Khi mang thai, mẹ sẽ được các bác sĩ tư vấn khá nhiều về dinh dưỡng. Bởi dinh dưỡng chính là yếu tố giúp mẹ khỏe mạnh và con phát triển toàn diện. Do đó, những thắc mắc xoay quanh vấn đề “tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không” được rất nhiều các chị em quan tâm. Nhìn chung, khoai lang là thực phẩm khá tốt. So với cơm trắng, ngoài tinh bột thì khoai lang có chứa rất nhiều dưỡng chất hỗ trợ cho việc củng cố hệ miễn dịch của mẹ.

Có rất nhiều chị em cho rằng, thai phụ bị tiểu đường thì không nên ăn khoai lang, vì chúng có chứa nhiều đường. Trên thực tế, khi nếm vị khoai lang, các mẹ đều có thể cảm nhận được, trong khoai có chứa khá nhiều chất bột đường. Đây là dưỡng chất không hề thân thiện với người bị tiểu đường. Tuy vậy, nhưng hàm lượng tinh bột trong khoai lại có khả năng chuyển hóa thấp. Do đó, mẹ bầu vẫn có thể ăn khoai lang. Trái lại, nếu biết cách tận dụng những lợi ích từ chúng, mẹ bầu sẽ được cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón và kiểm soát cân bằng trong suốt thai kỳ.

Có một lưu ý, tuy khoai lang khá tốt nhưng mẹ bị tiểu đường chỉ nên ăn khoai lang với số lượng ít. Bởi dù chuyển hóa chậm, nhưng trong khoai lang cũng có khá nhiều đường. Các chị em cần thật sự nghiêm ngặt trong việc quản lý dinh dưỡng, tránh để đường huyết lên quá cao, tránh các biến chứng không mong muốn như:

Tình trạng thai quá lớn

Sự phát triển quá lớn của thai nhi là do ảnh hưởng từ việc kiểm soát insulin trong máu của mẹ. Hàm lượng glucose không được chuyển hóa sẽ được truyền tới thai nhi. Từ đó, khiến trẻ phải hấp thu lượng đường quá lớn và có kích thước to quá mức.

Do vậy, hầu hết các mẹ bị tiểu đường thai kỳ, nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết đều có khả năng phải sinh mổ. Nhiều trường hợp sinh thường có thể gặp những nguy hiểm như: sinh khó do kẹt vai trẻ, sinh nở khó khăn khiến con bị chấn thương khi sinh,…

Trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ, con sẽ có nguy cơ cao bị mắc chứng suy hô hấp. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể khiến trẻ tử vong ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng. Bởi với nền y học tiến bộ như hiện nay, mẹ bầu bị tiểu đường sẽ được sàng lọc, em bé cụng sẽ được đánh giá sự phát triển phổi trước khi sinh ra.Từ đó, các bác sĩ có thể can thiệp sớm và đảm bảo tính mạng cho con.

Bé mắc bệnh về chuyển hóa, hạ glucose huyết tương

Các bé sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc các bệnh lý về chuyển hóa, hạ glucose cao hơn các trẻ thông thường. Nguyên nhân là do gan của trẻ kém đáp ứng với glucose và có xu hướng tự tạo ra glucose từ gan.

Trẻ bị vàng da sơ sinh

Tình trạng vàng da sơ sinh vốn dĩ là do việc tăng nồng độ bilirubin trong huyết tương. Bệnh này thường xảy ra ở các trẻ có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ và không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Bệnh lý vàng da ở trẻ sẽ cần điều trị sớm, để tránh nhiễm độc bilirubin gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Bé mắc phải tình trạng tăng hồng cầu

Một trong những nguy cơ sức khỏe bé có thể mắc phải khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ phải kể đến tình trạng tăng hồng cầu. Bệnh này cũng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và chi phí điều trị cũng tương đối tốn kém.

Một số ảnh hưởng khác

Ngoài những ảnh hưởng trên, các bé sinh ra bởi mẹ bị tiểu đường thai kỳ có khả năng bị béo phì, tiểu đường type 2, rối loạn tâm thần – vận động hơn các bé bình thường.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên sử dụng khoai lang như thế nào?

Mặc dù mẹ bầu bị tiểu đường vẫn được ăn khoai lang. Tuy nhiên, các chị em cần nắm những lưu ý sau:

– Chọn lọc các loại khoai lang, chỉ nên ăn các loại khoai lang ít đường như: khoai lang nhật, khoai lang cam, khoai lang tím,…

– Tuy có nhiều lợi ích, nhưng mẹ vẫn không nên ăn quá nhiều, bởi trong khoai lang cũng có chứa khá nhiều đường. Mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn 250gr khoai lang chín.

– Chỉ nên ăn khoai lang luộc, hấp, nướng. Hạn chế ăn các loại khoai lang chiên, rán hoặc snack khoai lang. Các loại khoai lang đã qua chế biến trên chỉ khiến đường huyết của mẹ tăng cao hơn.

– Không nên ăn khoai lang đã mọc mầm hoặc khoai lang sống. Trong hai loại khoai lang này có thể chứa một số tiền chất khiến mẹ bị ngộ độc hoặc đau bụng.

– Dù quá thích khoai lang, mẹ cũng không nên chỉ ăn mỗi khoai lang. Các chị em cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, mẹ cần chú trọng cân bằng các dưỡng chất để giúp thai nhi phát triển toàn diện.

– Nếu lỡ ăn quá nhiều khoai lang trong cùng một lúc, mẹ hãy bù thêm dưỡng chất bằng các loại rau, củ quả có ít đường để tránh tình trạng đường huyết tăng cao.

– Mẹ nhớ theo dõi đường huyết thường xuyên, đo đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng đường huyết quá cao nhé.

Phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn khoai lang, tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều
Phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn khoai lang, tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều

Một số loại khoai lang tốt cho tiểu đường thai kỳ

Đến đây, có lẽ các chị em đã có lời giải cho câu hỏi: “Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?”. Trên thực tế, mẹ vẫn có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên, cần đi kèm theo đó là một số lưu đặc biệt. Ngoài ra, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ưu tiên một số loại khoai lang sau:

– Khoai lang Nhật (khoai vàng): Trong khoai có hoạt chất caiapo rất lớn. Hợp chất này có khả năng kiểm soát lượng đường. Đồng thời, chúng có khả năng làm giảm đường huyết tự nhiên trong vòng 2 giờ. Ngoài ra, hợp chất này cũng có tác dụng giảm cholesterol rất tốt.

– Khoai lang ruột cam: Khoai lang ruột cam có chứa rất ít đường. Đồng thời, loại khoai này cũng có chứa chỉ số đường huyết rất thấp và hàm lượng chất xơ vô cùng cao.

– Khoai lang tím: So sánh các loại khoai, khoai lang tím là một trong những loại khoai có chỉ số đường huyết vô cùng thấp (thấp hơn cả khoai lang cam). Đặc biệt, dưỡng chất Anthocyanin trong khoai được chứng minh có khả năng kháng insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 vô cùng hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không. Hy vọng các chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng trong giai đoạn quan trọng này. Mỹ Phẩm Bà Bầu chúc các chị em luôn khỏe mạnh!

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]

This will close in 0 seconds