#Tư thế gội đầu cho bà bầu dễ chịu không ảnh hưởng thai nhi

tư thế gội đầu cho bà bầu

Tư thế đứng hay ngồi trong những tháng mang thai thực sự rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy việc “vác” bụng đầu gội đầu để mái tóc luôn thơm tho, suôn mượt là một thử thách “bất khả thi”. Bài viết này sẽ giúp các mẹ giải quyết những thắc mắc về các tư thế gội đầu cho bà bầu phù hợp. Các mẹ hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu xem hết bài viết để tham khảo thêm các thông tin hữu ích sau nhé.

Điều nên làm và không nên làm khi gội đầu cho bà bầu

Trong thời gian mang thai, do ảnh hưởng của nội tiết tố nên mái tóc của các mẹ thường có xu hướng dày và dài hơn lúc chưa mang bầu. Do đó, nhiều mẹ rất hài lòng với sự thay đổi này. Tuy nhiên, mái tóc dày và dài cũng cũng rất dễ gãy rụng và xơ rối do có nhược điểm là khó chăm sóc. Những thói quen chăm sóc tóc thường nhật cũng phải thay đổi để tránh gây ảnh hưởng cho đến trẻ.

Tóc của chị em trong giai đoạn mang thai trông dày và dài hơn lúc trước
Tóc của chị em trong giai đoạn mang thai trông dày và dài hơn lúc trước

Thế nhưng không nhất thiết là khi mang thai mẹ bầu phải nhếch nhác và để đầu tóc rối bời do ít gội đầu và chải đầu. Để giúp mái tóc luôn sạch sẽ, thơm tho; mẹ hãy lưu ý những điều nên làm và không nên làm sau khi gội đầu:

Không nên làm

– Không ngồi trên gót chân khi gội đầu: Tư thế gội đầu cho bà bầu trong thời gian mang thai vô cùng quan trọng. Vì bất kỳ thói quen nhỏ nào trong thời gian này cũng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ. Khi chưa mang thai, nhiều chị em thường có thói quen ngồi lên gót chân khi gội đầu, thói quen này được vô tình được duy trì ngay cả khi bước vào thời kỳ mang thai. Việc này có thể tạo sức ép lên vùng bụng và gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

– Ngồi xổm khi gội đầu: Tương tự như ngồi trên gót chân, ngồi xổm cũng là thói quen ngồi gội đầu của nhiều chị em. Tư thế gội đầu này cũng nằm trong danh sách không nên, do khi ngồi xổm sẽ làm mẹ khó giữ thăng bằng, tê chân, phù chân. Đồng thời, ngồi xổm cũng tạo sức ép lên thành tử cung, chèn ép lên các mạch máu. Từ đó gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

– Không đứng quá lâu trong khi gội đầu: Cũng như việc ngồi quá lâu, đứng quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ do có thể gây ra tình trạng tê chân, giãn tĩnh mạch,… Ngoài ra, việc gội đầu quá lâu sẽ khiến mẹ bị “nhiễm nước”, dễ mắc các bệnh như cảm cúm, trúng gió, đau đầu,…

– Không dùng các loại dầu gội, dầu xả có chứa hóa chất: Trong một số loại dầu gội thông thường có chứa các loại hóa chất không phù hợp với mẹ bầu như parabens, sodium lauryl sulphate,… có thể gây ra những tác động không tốt đến trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần này có thể phá vỡ cân bằng hormone, từ đó gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ sau này.

Nên làm

– Gội đầu 2 – 3 lần/ tuần: Tuy mái tóc mẹ sẽ trông dày và dài hơn bình thường. Tuy nhiên mái tóc dày cũng khiến mẹ rất khó chăm sóc, chúng thường dễ bị đổ dầu, gàu, tạo ra cảm giác nóng bức và dễ bết. Tuy nhiên, dù mái tóc có dễ đổ dầu thì mẹ cũng chỉ nên gội đầu từ 2 – 3 lần/ tuần. Bởi nếu mẹ gối đầu quá nhiều sẽ khiến da đầu mất đi độ cân bằng pH tự nhiên, từ đó làm da càng khô, dễ tổn thương, gây ra gàu và dễ tiết dầu hơn. Ngoài ra, các mẹ chỉ nên đầu với thời gian nhanh trong khoảng thời gian 5 – 7 phút và dùng máy sấy tóc khô ngay. Không nên gội đầu quá lâu khiến cơ thể bị nhiễm nước, dễ sinh bệnh.

– Nếu bụng đã quá lớn, nên ra tiệm hoặc nhờ người thân giúp đỡ: Ở những tháng cuối của thai kỳ, trẻ sẽ lớn lên rất nhanh. Vào thời điểm này, mẹ nên ra tiệm hoặc nhờ người thân giúp đỡ để làm sạch mái tóc. Không nên tự cố cúi để gội đầu tại nhà để tránh gây ra những rủi ro không mong muốn. Lưu ý, nếu gội đầu tại tiệm, mẹ nên đem theo các loại dầu gội và dầu xả thường dùng để các nhân viên hỗ trợ. Không sử dụng các loại dầu gội thông thường có chứa những thành phần không phù hợp.

– Nên chọn dầu gội có thành phần thiên nhiên: Trong thai kỳ, bất cứ sản phẩm nào uống, bôi ngoài da hay sử dụng hàng ngày cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Trong việc chọn sản phẩm gội đầu, để bảo đảm an toàn cho mẹ và trẻ, mẹ nên chọn các loại dầu gội có chứa 100% thành phần thiên nhiên hoặc hữu cơ để sử dụng. Không chỉ có tác dụng làm sạch tóc, các sản phẩm dầu gội thiên nhiên cũng có chức năng giúp duy trì độ ẩm, phục hồi hư tổn cho mái tóc và bảo vệ da đầu tốt hơn.

– Nhiệt độ nước gội đầu vừa phải: Phụ nữ mang thai phải kiêng kỵ rất nhiều thứ. Tuy nhiên, khi gội đầu mẹ vẫn có thể sử dụng nước mát, không cần sử dụng nước ấm để gội đầu thường xuyên vì nước ấm dễ làm tóc khô, xơ. Bên cạnh đó, chị em cũng không nên sử dụng nước quá lạnh để gội đầu, nước sử dụng để gội đầu cần nhiệt độ vừa phải. Trong lúc gội đầu nên dùng các đầu ngón tay để massage, tránh sử dụng móng tay để cào gây tổn thương cho da đầu khiến tóc rụng nhiều hơn.

– Sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải hoặc sấy lạnh: Sau khi gội đầu, mẹ bầu nên sử dụng máy sấy để làm khô tóc càng nhanh càng tốt để tránh cho nước thấm vào da đầu, dễ sinh bệnh. Khi sấy, mẹ nhớ chọn chế độ sấy thường hoặc sấy lạnh để bảo vệ mái tóc, cách ít nhất 15 cm và không sấy một chỗ quá 3 giây. Đồng thời dùng tay để vẩy tóc liên tục để hạn chế tóc khô và hư tổn.

Mẹ bầu nên duy trì việc gội đầu 2-3 lần mỗi tuần để mái tóc giữ được độ pH tự nhiên
Mẹ bầu nên duy trì việc gội đầu 2-3 lần mỗi tuần để mái tóc giữ được độ pH tự nhiên

Tư thế gội đầu cho bà bầu an toàn cho mẹ và bé

Tuy không được ngồi xổm và ngồi lên gót chân khi gội đầu, nhưng mẹ bầu có thể chọn những tư thế gội đầu khác an toàn hơn cho thai nhi. Một số tư thế mà mẹ bầu có thể tham khảo như:

Tư thế cúi người

Cúi gập người để gội đầu ở bồn rửa mặt hoặc nước chảy là tư thế thường thấy ở nhiều mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

– Ưu điểm: Đây là cách gội đầu khá quen thuộc với nhiều chị em. Mẹ bầu có thể tự thực hiện tư thế này trong những giai đoạn đầu mà không cần người thân giúp đỡ. Tư thế gội này phù hợp với nhiều mẹ có bụng bầu nhỏ, trẻ chưa quá lớn.

– Nhược điểm: Ở những tháng giữa và cuối của thai kỳ, trẻ sẽ lớn lên rất nhanh. Lúc này, tư thế cúi gập người sẽ không còn phù hợp nữa do việc cúi người sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, cúi người xuống quá lâu cũng khiến mẹ dễ bị mỏi lưng, tê chân và phù chân. Ngoài ra, khi em bé đã lớn hơn, mẹ gập người xuống sẽ tạo ra áp lực lên tử cung, từ đó gây ra những tác động không tốt cho trẻ.

Tư thế ngồi

Ngồi gội đầu không phải là tư thế khuyến khích khi mang thai, đặc biệt là với những mẹ đang trong những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có một loại chậu gội đầu riêng dành cho mẹ bầu. Với loại chậu này, lưng mẹ sẽ được gắn sát vào lưng bằng đai cố định, tư thế này khá an toàn với phụ nữ trong hầu hết các giai đoạn khi mang thai.

– Ưu điểm: Sử dụng loại chậu này, mẹ bầu không cần cúi người hay đứng thẳng nữa. Ngoài ra, loại chậu này cũng giúp mẹ bầu những tháng cuối có thể tự gội đầu tại nhà mà không cần đi tiệm, giúp tiết kiệm một phần chi phí cho gia đình.

– Nhược điểm: Mặc dù có nhiều thuận tiện, tuy nhiên nếu gội đầu theo cách này, mẹ bầu không thể tự gội mà cần đến sự giúp đỡ của người thận. Ngoài ra, dù tiết kiệm được một phần đi tiệm gội nhưng mẹ cũng phải bỏ ra một khoảng chi phí để mua chậu.

Tư thế đứng thẳng

Do có thể tắm và gội cùng lúc, nên đây là tư thế tắm gội vô cùng đơn giản thường xuất hiện ở “cánh mày râu” hơn là chị em phụ nữ. Khi mang thai, mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng cách này để gội đầu này để đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Ưu điểm: Tư thế đứng gội đầu khá an toàn với trẻ, do đó mẹ bầu có thể áp dụng tư thế này ở bất cứ giai đoạn nào. Mẹ hoàn toàn có thể tự tắm rửa và gội đầu mà không cần nhờ vả ai khác. Ngoài ra, tư thế này cũng rất phù hợp cho các mẹ bầu để tóc ngắn.

– Nhược điểm: Đứng gội đầu quá lâu sẽ khiến cho toàn thân mẹ bị ướt, thời gian bị ướt càng lâu sẽ tăng nguy cơ khiến mẹ bị nhiễm lạnh, gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Bên cạnh đó, phương pháp này phù hợp hơn với những mẹ để tóc ngắn, chị em sẽ tóc dài sẽ tương đối khó gội do tóc khi bị ướt sẽ dính vào lưng. Ngoài ra, nếu mẹ tắm gối với phương pháp này cần lưu ý nên dọn sạch phần xà phòng dưới chân trước khi di chuyển đến nơi khác để tránh trượt ngã.

Tư thế đứng gội đầu được đánh giá khá an toàn với trẻ
Tư thế đứng gội đầu được đánh giá khá an toàn với trẻ

Tư thế nằm ngửa gội đầu

Nằm ngửa là một trong tư thế gội đầu cho bà bầu được nhiều chị em ưa thích và lựa chọn. Không nhất thiết phải đến tiệm, mẹ bầu vẫn có thể thực hiện gội đầu bằng tư thế nằm ngửa ở nhà. Mẹ có thể để chậu gội đầu tại giường và thực hiện ngay tại nhà.

– Ưu điểm: Tư thế này là dáng gội đầu thoải mái nhất dành cho mẹ bầu, vừa có tác dụng làm giảm áp lực lên chân, vừa làm giảm áp lực lên cột sống. Ngoài ra, gội đầu tại nhà cũng giúp mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí hơn so với gội ngoài tiệm.

– Nhược điểm: Tương tự như việc dùng chậu gội đầu thông minh, mẹ bầu cũng không thể tự tư thế này mà cần sự hỗ trợ của người thân trong gia đình.

Những lưu ý khi gội đầu cho bà bầu

Những thời điểm bà bầu nên tránh gội đầu

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sức đề kháng của phụ nữ sẽ bị suy giảm khi mang thai, cơ thể mẹ lúc này nhạy cảm hơn với sự thay đổi của nhiệt độ và sự tấn công từ môi trường bên ngoài. Việc tắm gội không đúng thời điểm có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và con. Do đó, mẹ bầu cần nắm một số thời điểm không nên gội đầu sau:

– Không nên gội đầu vào đêm khuya

– Không gội đầu khi vừa ăn no hoặc đang quá đói

– Không gội đầu khi cơ thể bị đổ mồ hôi

– Tránh gội đầu khi đang bị sốt, thân nhiệt cao hơn bình thường

– Không gội đầu ngay khi vừa mới thức dậy

– Không gội đầu sau khi vừa bị động thai

– Không gội đầu sau khi vừa bị ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi

Bà bầu 1 tuần gội mấy lần là đủ?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên giữ cho cơ thể sạch sẽ để tránh sự tấn công của các loại vi rút, nhưng không cần ngày nào cũng phải gội đầu. Gội đầu quá nhiều lần trong tuần chỉ khiến cho da đầu dần mất đi độ pH tự nhiên, dễ đổ dầu và sinh ra gàu nhiều hơn. Tần suất gội đầu tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai là 2-3 lần/ tuần. Bên cạnh đó, trong quá trình gội, chị em cũng cần đảm bảo tư thế gội đầu cho bà bầu hợp lý để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra vào những ngày thời tiết chuyển mùa, chị em cũng rất ngại gội đầu, nhiều mẹ để tóc cả tuần không gội. Điều này cũng không có vấn đề gì to tác, bởi luôn giữ sức khỏe của mẹ ổn định và trong trạng thái tốt nhất mới là điều quan trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn khỏe mạnh, không bị mệt thì vẫn nên vệ sinh đều đặn nhé. Cơ thể mẹ sạch sẽ thì sẽ hạn chế được nhiều bệnh tật do vi khuẩn xâm nhập, khi mẹ khỏe mạnh thì em bé cũng phát triển tốt hơn.

Cách chọn dầu gội cho bà bầu

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu có rất nhiều điều kiêng kỵ và hạn chế sản phẩm chăm sóc thông thường. Dầu gội đầu cũng là một trong những sản phẩm mà chị em cần lựa chọn kỹ lưỡng để duy trì mái tóc khỏe mạnh tự nhiên, bồng bềnh, suôn mượt; đồng thời không tác động đến sự phát triển của trẻ. Mẹ có thể tham khảo một số cách chọn dầu gội đầu như sau:

Không sử dụng sản phẩm có hóa chất

Những sản phẩm dầu gội đầu thông thường trên thị trường hiện nay phần lớn đều chứa một số các thành phần không phù hợp với phụ nữ mang thai như: Silicone, tetrasodium EDTA, parabens, sodium lauryl sulphate… Đây là những chất có khả năng giúp mái tóc được làm sạch và óng mượt sau khi gội. Tuy nhiên chúng có khả năng gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và trẻ. Nhiều trường hợp lạm dụng còn có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ gây ra ung thư, dị tật bẩm sinh, thai lưu,…

Vì vậy, điều đầu tiên để lựa chọn những sản phẩm dầu gội đầu phù hợp là mẹ bầu ưu tiên các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, organic để sử dụng. Ngoài ra, chỉ sử dụng những loại dầu gội đầu không chứa thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất tạo màu,… Và các thành phần đã được chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai.

Sản phẩm có mùi hương tự nhiên, không chứa chất tạo mùi nhân tạo

Hầu hết các sản phẩm gội đầu thông thường đều có chứa chất tạo mùi nhân tạo. Nếu người bình thường sử dụng thì không gây ảnh hưởng nhiều, nhưng mẹ bầu sử dụng sản phẩm chứa chất tạo mùi nhân tạo rất dễ bị dị ứng và kích ứng da, thậm chí là gây rối loạn nội tiết trong giai đoạn mang thai.

Mẹ nên chọn các sản phẩm có thành phần thiên nhiên hoặc organic để sử dụng
Mẹ nên chọn các sản phẩm có thành phần thiên nhiên hoặc organic để sử dụng

Chọn sản phẩm chứa thành phần dưỡng tóc tự nhiên

Nhiều người nghĩ ra các sản phẩm chăm sóc có chứa thành phần hóa học sẽ giúp mái tóc sạch sẽ và ngăn ngừa được tình trạng đổ dầu, gàu,… Tuy nhiên, dầu gội đầu có các thành phần thiên nhiên cũng không hề thua kém như chị em vẫn nghĩ. Trên thực tế, một số sản phẩm dầu gội đầu thiên nhiên còn chứa các dưỡng chất như vitamin và chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng mái tóc và phục hồi những tổn thương của da đầu. Từ đó giúp tóc chắc khỏe và suôn mượt hơn từng ngày.

Không chọn các sản phẩm dầu gội điều trị

Một số chị em đang sử dụng các sản phẩm điều trị da đầu như: nấm da, trị gàu,… cũng không nên tiếp tục sử dụng các sản phẩm này. Bởi khi mang thai, bất kỳ sản phẩm nào mà mẹ sử dụng cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Mặc khác, trong các sản phẩm điều trị thường có chứa nhiều thành phần tẩy rửa mạnh, một số sản phẩm còn có chứa cả kháng sinh. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của bé, mẹ không nên tiếp tục dùng hoặc chọn các sản phẩm này để sử dụng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tư thế gội đầu cho bà bầu mà mẹ cần biết, hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp chị em có thêm hành trang để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn quan trọng sắp tới. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc da khi mang thai, mẹ hãy liên hệ ngay hotline 0906.95.26.28 – 0906.943.438 để được hỗ trợ ngay nhé.

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]