Uống thuốc cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Uống thuốc cảm khi mang thai

Giữ gìn sức khỏe tốt trong thai kỳ là điều mà hầu như ba mẹ nào cũng muốn. Thế nhưng, hành trình mang thai dài 9 tháng 10 ngày rất khó tránh khỏi sự xuất hiện của các vấn đề về sức khỏe, trong đó cảm cúm là bệnh thường gặp nhất. Vậy mẹ bầu bị bệnh có thể uống thuốc cảm khi mang thai hay không? Hãy cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bầu không nên uống thuốc cảm khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu không nên uống thuốc cảm khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Bà bầu bị cảm nguyên nhân do đâu?

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp trong năm, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng lại gây lo lắng nhất khi xảy ra ở mẹ bầu. Một số triệu chứng thường gặp khi bị cảm là viêm họng, ho, hắt hơi, sổ mũi… gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như làm ảnh hưởng đến thai nhi nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên trầm trọng.

Để đối phó với các triệu chứng của bệnh cảm cúm này, mẹ bầu cần biết được nguyên nhân gây cảm như sau:

– Hệ miễn dịch yếu ớt: hẳn là nhiều mẹ cũng đã biết hoặc đã từng nghe bác sĩ trao đổi qua, việc mang thai dẫn đến những thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó hệ miễn dịch có thể trở nên yếu hơn người bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công, hình thành nên bệnh cảm.

– Sự thay đổi thời tiết: thời tiết thay đổi thất thường, nhất là những thời điểm giao mùa khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi, dễ bị các loại vi khuẩn, virus gây bệnh cảm cúm tấn công.

– Tiếp xúc với người bị cảm: sự lây nhiễm chéo giữa người bị cảm và không bị cảm có thể xảy ra khi cả hai tiếp xúc gần. Chính vì thế, nếu mẹ bầu có tiếp xúc với người bị cảm trong giai đoạn này cũng rất dễ bị lây bệnh cảm thông qua các giọt bắn.

Bà bầu bị cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị bệnh cảm cúm, nhất là trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cụ thể là:

– Làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như bệnh tim bẩm sinh (hở van tim), hở hàm ếch, khiếm khuyết trên cơ thể, rối loạn tâm thần…

– Sinh non, sảy thai hoặc thai nhi chết lưu trong bụng mẹ khi mẹ bầu bị sốt cao kết hợp với độc tính của virus, dẫn đến kích thích co bóp tử cung.

Nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng này là do các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai, đồng thời gây tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của thai nhi. Không những thế, sự gia tăng thân nhiệt kéo dài (ở mức cao từ 39 độ C thì phải thận trọng) ở mẹ bầu khi mang thai cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến não bộ của thai nhi.

Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị cảm cúm không được bác sĩ chỉ định mà mẹ bầu tự ý mua về uống cũng có thể tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Chính vì thế, khi phát triển các triệu chứng của bệnh cúm, mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám ngay để được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn cách trị bệnh phù hợp, an toàn nhất.

Mẹ bầu uống thuốc cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho thai nhi
Mẹ bầu uống thuốc cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro cho thai nhi

Uống thuốc cảm khi mang thai có nguy hiểm không?

Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu không nên sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai, nhất là trong vòng 13 tuần đầu vì thai nhi có thể chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do thuốc mang lại, trừ những thuốc được chỉ định riêng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong đó có nhiều mẹ bầu không biết mình đang mang thai nên đã vô tình uống thuốc khi bị cảm. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh và kiểm tra xem loại thuốc mình vừa uống là gì đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các xử lý hiệu quả.

Trên thực tế, không phải mẹ bầu nào dùng thuốc trong giai đoạn mang thai cũng đáng lo ngại vì còn tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng và tuần thai. Tuy nhiên, để an toàn nhất là các mẹ không nên tự ý dùng thuốc cảm trong bất kỳ trường hợp nào mà cần thăm khám cẩn thận trước khi dùng, nhất là những trường hợp nghi ngờ mang thai.

Cách xử lý nếu lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang thai

Bên cạnh những loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, một số loại thuốc có thể được dùng để trị cảm cúm cho bà bầu như Acetaminophen. Tuy nhiên, chính vì sự chủ quan trong lối sống hàng ngày, nhiều người đã tự ý mua thuốc không cần kê đơn tại các nhà thuốc khi có triệu chứng của các bệnh thường gặp như cảm cúm, đau đầu…

Đã có rất nhiều trường hợp các mẹ bị cảm, uống thuốc điều trị rồi sau đó mới phát hiện mình đang mang thai. Lúc này, tâm lý của người mẹ là không khỏi lo lắng cho sức khỏe của thai nhi vì thuốc có thể gây tác động xấu trong nhiều tuần đầu của thai kỳ.

Lúc này, thay vì mang tâm lý hoảng loạn, bối rối, các mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh, tránh những điều tiêu cực và thực hiện theo những trình tự sau đây:

– Tìm lại những loại thuốc đã uống, có thể là vỏ thuốc hay hình chụp thuốc nếu có.

– Nhớ lại thời gian và liều uống.

– Đến gặp trực tiếp bác sĩ để trao đổi về tình trạng sử dụng thuốc (mang theo vỏ thuốc đã uống trước đó) để được kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé.

Sau khi kiểm tra sức khỏe, nếu không có biểu hiện bất thường nào, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe tại nhà trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Điều các mẹ cần làm là tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng thời gian quy định.

Mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ nếu lỡ uống thuốc cảm khi mang thai
Mẹ bầu cần thăm khám với bác sĩ nếu lỡ uống thuốc cảm khi mang thai

Một số cách trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả?

Nếu chẳng may bị cảm cúm trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu đừng nên tự ý uống thuốc mà có thể áp dụng một số cách trị cảm cho mẹ bầu hiệu quả sau đây nhé.

Thông mũi thường xuyên

Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh cảm là sổ mũi hay nghẹt mũi. Do vậy, khi gặp phải triệu chứng này, mẹ bầu nên thực hiện thao tác xì mũi khi có thể để thông thoáng đường thở. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không nên xì mũi quá mạnh vì có thể gây đau ở vùng kết nối với tai và mắt do áp lực không khí chèn ép. Thay vào đó, các mẹ nên bịt một bên cánh mũi và xì mũi nhẹ nhàng.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cải thiện tình trạng nghẹt mũi bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý, đồng thời loại bỏ virus, vi khuẩn gây bệnh ra khỏi mũi để làm giảm các triệu chứng nhanh hơn.

Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý

Khi bị cảm cúm, người ta thường khuyên mẹ bầu là kiêng nước và kỵ gió để không làm bệnh trầm trọng hơn. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý thường xuyên giữ ấm cơ thể bằng cách hạn chế nằm quạt thổi trực tiếp vào đầu, không tắm trễ, hạn chế sinh hoạt trong môi trường điều hoà, đồng thời mang thêm tất/vớ khi ngủ vào ban đêm.

Không những thế, mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi để bản thân hồi phục vì đã quá mệt mỏi với các triệu chứng của bệnh, từ đó cơ thể nhanh lấy lại năng lượng để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

Khò nước muối

Không chỉ vùng mũi, vi khuẩn còn tồn tại nhiều ở vùng hầu họng. Vì thế, khò nước muối mỗi ngày là cách hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Theo đó, mẹ bầu có thể thực hiện phương pháp này từ 2 – 3 lần trong ngày, lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật, không nên khò quá nông hoặc quá sâu.

Uống nước ấm

Thay vì uống nước lọc hay nước trắng thông thường, mẹ bầu nên chuyển sang uống nước ấm vì nước ấm có khả năng làm giảm các triệu chứng khô rát cổ họng, nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể uống thêm các loại trà thảo mộc nóng có tác dụng giải cảm để nhanh khỏi bệnh.

Uống nước ấm giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm
Uống nước ấm giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm

Thoa dầu tràm dưới mũi

Trong thời gian bị cảm cúm, mẹ bầu có thể dùng dầu tràm hay bất kỳ loại dầu được chiết xuất từ tinh chất bạc hà hoặc có chứa thành phần menthol để thoa thái dương, lòng bàn chân để phòng ngừa và điều trị bệnh cảm. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể xông mũi bằng các loại dầu này để mau giải cảm. Tuy nhiên, cần chú ý chọn loại dầu thiên nhiên an toàn, lành tính cho phụ nữ mang thai để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngủ đủ giấc, kê cao gối dưới đầu

Tình trạng nghẹt mũi rất phổ biến trong giai đoạn bị cảm, đặc biệt ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu khi nằm xuống vì triệu chứng khó thở tăng lên nhiều lần. Để cải thiện vấn đề này, mẹ bầu có thể áp dụng một mẹo mà nhiều người thường thực hiện, đó chính là kê cao gối dưới đầu khi nằm. Cách này sẽ giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả, hạn chế tình trạng trào ngược đờm cũng như mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho các mẹ ngủ sâu và ngon hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng chống lại bệnh cảm

Để mau khỏi cảm cúm, việc tăng sức đề kháng cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, các mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau đây.

– Thực phẩm giàu vitamin C: có nhiều trong các loại củ quả, trái cây thuộc họ cam quýt, giúp bổ sung hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh cảm cúm.

– Thực phẩm giàu aspirin: có nhiều trong quả việt quất, có tác dụng giảm đau, hạ sốt và giảm tình trạng sưng viêm trong cơ thể.

– Thực phẩm giàu phenol: được tìm thấy nhiều trong quả nam việt quất, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, chống lại các tế bào gốc tự do trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn bám vào các tế bào ở bàng quang và đường tiểu.

– Thực phẩm giàu phytochemical: có trong củ hành tây, giúp làm giảm bệnh viêm phế quản và tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

– Thực phẩm giàu catechin: có trong các loại trà đen, trà xanh, được biết đến là thành phần hiệu quả trong hỗ trợ tăng sức đề kháng và làm giảm tình trạng tiêu chảy.

– Thực phẩm giúp làm ấm cơ thể: gừng là một loại thực phẩm thường xuất hiện trong quá trình chế biến món ăn hàng ngày trong gia đình rất lành tính, có khả năng làm ấm cơ thể nên thường được dùng để điều trị cảm cúm. Ngoài ra, gừng còn có công dụng cải thiện lưu thông máu và làm giảm chứng ợ nóng hiệu quả.

Nhìn chung, việc uống thuốc cảm trong giai đoạn mang thai hay chuẩn bị mang thai là điều không nên, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ. Chúng tôi hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích về thai sản trên đây sẽ phần nào giúp các mẹ có thêm thông tin để phục vụ cho hành trình mang thai sắp tới.

Uống thuốc cảm khi mang thai và các câu hỏi liên quan?

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến việc mẹ bầu uống thuốc cảm khi mang thai Mỹ Phẩm Bà Bầu đã tổng hợp nhằm giúp các mẹ có thêm thông tin bổ ích cho thai kỳ:

Giới thiệu bác sĩ Huyền

Là bác sĩ Da liễu giỏi giang, cá tính, vững chuyên môn. Nhiều kinh nghiệm lâm sàng và đặc biệt là mát tay khi làm thủ thuật. Bác khám rất kỹ, hỏi thăm cặn kẽ, dặn dò sau thủ thuật chu đáo. Chưa hết đâu, Bác còn thông minh, nhiệt tình và cực kỳ lịch thiệp với Khách hàng.

Đặt lịch trị mụn/chăm sóc da và nhận ưu đãi ngay hôm nay!

Đặt lịch bác sĩ
[yarpp]